Ngữ khí từ là gì


Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



phong cách nghệ thuật. Trong sáng tác của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến

và Tú Xương chúng ta bắt gặp rất nhiều những từ ngữ ở làng quê, thô sơ, mộc

mạc, song nó lại tạo nên chất thơ rất riêng khi tìm hiểu, nghiên cứu chúng ta

thấy có những từ nếu đứng riêng thì thộng tục [đứa, cái, nó, cả] nhưng khi

nằm trong cấu trúc câu thơ thì nó lại rất thơ. Đó là vì các nhà thơ đã biết đưa

vào đúng lúc, đúng chỗ làm cho người đọc cảm thấy cái dân dã, đời thường và

gần gũi tự nhiên. Chúng tôi thống kê được 558 phiếu [chiếm 47,4%], trong đó

Hồ Xuân Hương 170 phiếu [chiếm 14,44%], Nguyễn Khuyến 186 phiếu

[chiếm 15,8%], Tú Xương là người sử dụng vốn từ khẩu ngữ nhiều nhất với

202 phiếu [chiếm 17,6%] và có thể chia thành các tiểu loại như sau:

* Sử dụng từ chỉ loại, đại từ [cái, đứa, nó]

Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!

Cái nợ ba sinh đã trả rồi.

[Khóc ông phủ Vĩnh Tường  Hồ Xuân Hương]

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo

Vị gì một chút tẻo tèo teo.

[Cái kiếp tu hành  Hồ Xuân Hương]

Trong thơ Hồ Xuân Hương, từ cái xuất hiện rất nhiều lần và được

Xuân Hương sử dụng rất linh hoạt làm nổi bật chất dân dã đời thường.

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì từ cái là danh từ được

dùng với nhiều chức năng, nhiều ý nghĩa khác nhau. Để hiểu rõ hơn, ta phân

tích hai ví dụ trên.

Ở ví dụ đầu từ cái được dùng để chỉ cá thể sự vật, sự việc với ý nghĩa

rất khái quát. Từ cái như là lời than có phần chân thành tha thiết của Xuân

Hương với ông Phủ thương yêu. Qua đó thấy được sự phẫn xót cái phận bạc

bẽo của Xuân Hương. Còn ở ví dụ sau, từ cái được dùng với lối nói ngược



22



Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



đá đeo nhằm làm nổi bật thái độ mỉa mai, châm biếm của Xuân Hương với

sự nhạt nhẽo, nhố nhăng của cái kiếp tu hành.

Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe,

Lặng đi kẻo động khách làng quê.

Nước non có tớ càng vui vẻ,

Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê?

[Về hay ở  Nguyễn Khuyến]

Người bảo ông điên, ông chẳng điên

Ông thương ông tiếc hóa ông phiền

Kẻ yêu người ghét hay gì chữ

Đứa trọng thằng khinh, chỉ vị tiền.

[Thói đời  Tú Xương]

Cũng theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì đứa là để chỉ từng

cá nhân, người còn trẻ, thuộc hàng dưới, còn từ tớ dùng để tự xưng một

cách thân mật giữa bạn bè thường còn ít tuổi, và thằng là từ chỉ từng cá

nhân người đàn ông con trai thuộc hàng dưới hoặc ngang hàng với ý thân mật

hoặc không tôn trọng.

Nếu ở ví dụ sau tác giả sử dụng từ đứa và thằng để chỉ những kẻ

ham tiền với sắc thái không thân thiện, khẩu ngữ, suồng sã thì ở ví dụ trước từ

tớ lại được Nguyễn Khuyến sử dụng thể hiện sự thân mật, gắn bó. Đó là bài

thơ ông làm khi cáo quan về ở ẩn, khi dần nhận rõ chân tướng thật sự của chế

độ xã hội Nho tàn nửa thực dân nửa phong kiến. Nhưng buổi đầu còn một

chút do dự về quyết định này nên ông vẫn rất lạc quan, vui vẻ khi khẳng định

bản thân mình. Với ý nghĩa đó từ tớ đã góp phần thể hiện niềm lạc quan yêu

đời, giản dị của Nguyễn Khuyến với chính bản thân mình.

* Sử dụng từ khẩu ngữ có sắc thái hồn nhiên thông tục



23



Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



Ở đây, việc sử dụng lớp từ khẩu ngữ có sắc thái hồn nhiên thông tục có

thể được hiểu đơn giản là những từ ngữ được dùng trong lời nói miệng thoải

mái, thậm chí thô lỗ, tục tằn. Khi đi vào văn chương những từ thông tục có

thể được dùng trong ngôn từ nghệ thuật làm phương tiện tu từ tạo nên đặc

trưng lời nói nhân vật. Đọc các bài thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương,

Nguyễn Khuyến, Tú Xương ta thấy lớp từ khẩu ngữ có sắc thái hồn nhiên

thông tục được các tác giả sử dụng thường xuyên, dày đặc nhưng có chọn lọc,

phù hợp với từng đối tượng cụ thể, gắn với những ngữ cảnh nhất định. Lớp từ

khẩu ngữ đã thực sự tạo được những liên tưởng bất ngờ, những hàm nghĩa

tinh tế, sinh động, có tác dụng trong việc làm cho đối tượng, sự việc được

miêu tả thực hơn, tạo nên những nhận thức mới. Mỗi người đọc, dù khác nhau

về tuổi tác, trình độ nhưng khi đọc các bài thơ Nôm Đường luật của ba tác giả

Trung đại đều có cảm giác như đang nghe tiếng nói của lòng mình, như đang

tiếp xúc với những lời nói quen thuộc hàng ngày, tự nhiên, sinh động. Đó là

những từ ngữ dùng để xưng hô thằng, con, mụ, thằng cu, anh cu,những lời

thông tục, tiếng chửi như: già tom, phường lòi tói, thây cha, chém cha,hay

các đại từ nhân xưng: ông, mình tôi, ta, tớ, tao, nó, mày,từ để hỏi, từ cảm

thán: nhé, nhỉ, thì thôi, thế thôi.. đã được sử dụng một cách bỗ bã, suồng sã

nhưng gần gũi thân mật.

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được tổng số 358 phiếu chiếm

[30,41%] trong đó Hồ Xuân Hương là người sử dụng nhiều nhất lớp từ khẩu

ngữ có sắc thái hồn nhiên thông tục vào trong thơ Nôm Đường luật. Lã Nhâm

Thìn trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, 1988 khẳng định:

Ngôn ngữ đời sống dưới tay bà chúa thơ Nôm biến hóa khôn lường. Bà đúng

là nghệ sĩ ngôn từ, biểu diễn từ ngữ trên những dòng thơ như nghệ sĩ xiếc trên

dây. Thành công này của bà đã được Nguyễn Khuyến và Tú Xương sau này

kế thừa và phát triển.



24



Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



Trước hết, với Hồ Xuân Hương - ngôn ngữ trong thơ bà là ngôn ngữ

thông tục nhất mà đắt nhất, hay nhất.

Thân này đâu đã chịu già tom.

[Tự tình I]

Ai về nhắn bảo phường lòi tói

Muốn sống đem vôi quét trả đền.

[Mắng học trò dốt  II]

Một trái trăng thu chín mõm mòm

Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom.

[Hỏi trăng]

Các từ khẩu ngữ đi vào trong thơ Hồ Xuân Hương rất tự nhiên, mang

bản lĩnh nghệ thuật độc đáo, phi thường. Những danh từ, tính từ trong thơ Hồ

Xuân Hương sẽ không có gì đặc biệt là ngôn ngữ đời sống nếu thiếu những từ

làm định ngữ, làm bổ ngữ - những từ này mới thực sự mang chất liệu đời sống

hàng ngày được đưa vào sáng tác văn học.

Bà chúa thơ Nôm cũng rất giỏi sử dụng các đại từ nhân xưng, các từ để

hỏi, các từ cảm thán, các từ nhé, nhỉ, thì thôi, thế thôi

Này này chị bảo cho mà biết

Chốn đó hang hùm chớ mó tay

[Trách Chiêu Hổ - 1]

Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong.

[Lấy chông chung]

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

[Khóc Tổng Cóc]

Thôi thế thì thôi, thôi cũng được

[Quan thị]



25



Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



Những từ như: chị, nhỉ, thôi đành, thế thôi, thì thôi, thuộc phong cách

khẩu ngữ, nhưng khi vào thơ Hồ Xuân Hương đã trở thành phong cách Hồ

Xuân Hương: vừa giản dị, mộc mạc, gần gũi vừa mang đậm chất thơ. Những

từ đó chủ yếu mang chức năng khắc họa tâm trạng trữ tình, bày tỏ tâm sự, thái

độ của Xuân Hương trước sự vật, khiến cho thơ Xuân Hương dễ đi vào lòng

người.

Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến

Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

[Tự tình I  Hồ Xuân Hương]

Theo Từ điển tiếng Việt, từ mặc và thây đều được hiểu chung là

Để cho tùy ý và tự chịu trách nhiệm lấy, coi như không biết gì, không can

thiệp gì đến.

Trong ví dụ trên, từ mặc và thây cho ta thấy thái độ mặc kệ, buông

xuôi của Xuân Hương và làm nổi bật tâm trạng buồn chán, ngao ngán của bà

trước duyên phận hẩm hiu. Từ mặc và thây còn góp phần thể hiện thái độ,

những suy tư thầm kín mà giản dị của người phụ nữ, đưa Xuân Hương gần

gũi hơn với cuộc sống đời thường.

Tiếp nối những thành công của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và

Tú Xương đã mạnh tay hơn trong xu hướng sử dụng ngôn ngữ đời sống vào

phong cách trào phúng [14].

Trong thơ Tú Xương, các lớp từ khẩu ngữ liên kết với nhau bởi chức

năng trào phúng.

Ông trông lên bảng thấy tên ông

Ông tớp rượu vào ông nói ngông



Ăn yến xem ra có thịt công

Cụ Sứ có cô con gái đẹp



26



Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



Lăm le xui bố cưới làm chồng

[Nói ngông]

Bởi mục đích của bài thơ là nói ngông cho hả cái tài khác đời mà vẫn

bị lép vế, nên tự xưng phải là ông, rượu phải tớp chứ không thể hớp

một cách tao nhã. Hai từ xem ra rất khẩu ngữ trong câu thơ Ăn yến xem ra

có thịt công cốt là để nói một cách chậm rãi sự sang trọng, còn sự lên mặt

với đời được thể hiện bằng cách nói thật dân dã: Lăm le xui bố cưới làm

chồng.

Khẩu ngữ đi vào thơ Tú Xương nhiều khi rất ngang ngược, coi

thường luật công thức nhưng lại tuân theo luật tự nhiên của cảm xúc, tâm

trạng. Ông Tú dùng từ thì rất ngang để tỏ thái độ với bọn tham độc, dai

như đỉa đói:

Hễ cắn ai thì sét mới tha

[Ông cử Ba]

Trong thơ Nôm có lẽ không ai dùng tiếng chửi nhiều như Tú Xương.

Ông Tú là người chửi có tài, thậm chí có biệt tài sử dụng tiếng chửi để viết

nên thơ.

Khi thì chửi mát:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

[Thương vợ]

Cha kiếp sinh ra phận má hồng

[Lấy lẽ]

Khi thì chửi thề:

Cha thằng nào có tiếc không cho

[Thề với người ăn xin]

Lúc như chửi giễu:



27



Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



Từ rày thây mẹ quan viên hội

[Giễu ông đội Chấn]

Nhờ ngôn ngữ đời sống, nhờ khẩu ngữ Tú Xương mới nói được hết cái

bực, cái uất, cái đau thầm kín trong lòng mình. Những câu thơ được viết ra

như những lời tâm sự suồng sã nhưng chân thành của ông với đời.

Trời dậy thì bay chết bỏ đời

[Hót của trời]

Tế đổi làm cao mà chó thế

Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ôi

[Hỏng thi]

Trâu bò buộc cẳng trông buồn nhỉ

Tôm tép văng mình đã sướng chưa.

[Lụt Bính Ngọ]

Người đọc có cảm giác khẩu ngữ đi vào thơ Tũ Xương thật tự nhiên và

dễ dàng như không có một trở lực nào. Buột miệng là thành thơ:

Thi thế mà cũng thi

Ới khỉ ơi là khỉ

[Than sự thi]

Hầu hết các bài thơ của Tú Xương đều mang đậm ngôn ngữ đời sống

với những từ khẩu ngữ dân dã quen thuộc với đời thường. Trong bài Thói

đời Tú Xương viết:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

Phen này ông quyết đi buôn cối

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

[Thói đời  Tú Xương]



28



Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, phen là Từ dùng để chỉ lần

xảy ra sự việc [thường là quan trọng, đáng chú ý]. Từ phen trong bài Thói

đời được Tú Xương dùng kết hợp với từ ông quyết góp phần tạo ra sự gần

gũi, đùa vui hóm hỉnh nhưng cũng mang ý tứ mỉa mai: trước thực trạng nước

mất nhà tan, tác giả vạch trần những tâm lý giả dối, sáo rỗng của con người

trong ngày tết. Từ phen này tưởng như thông tục, dân dã nhưng lại hàm

chứa ý nghĩa châm biếm sâu sắc của nhà thơ.

Trong thơ Nguyễn Khuyến, ngôn ngữ đời sống cũng mang phong cách

trào phúng là chủ yếu nhưng nhiều khi còn mang phong cách trữ tình. Do vậy,

các lớp từ vựng khẩu ngữ phong phú, đa dạng hơn. Phong phú, đa dạng ở các

đại từ nhân xưng: ông, mình, tôi, ta, tớ, tao, nó, mày

Ông nghĩ mình ông ngẫm cũng hay

[Tự thuật]

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ

[Tự trào]

Ấy năm sinh bác cũng sinh tôi

[Mừng anh vợ]

Nhắn bảo trần gian cho nó biết

[Trời nói]

Các trợ từ cũng thật phong phú: ừ, nhỉ, mà, ư, thôi a, thế a, đó a, cũng

làĐặc biệt trợ từ nhỉ được dùng rất đa dạng. Khi mang sắc thái trữ tình

như lời tự nhủ, tự ngẫm:

Ông trời có lẽ cho ta nhỉ

[Về nghỉ nhà]

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ

[Tự trào]

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ



29



Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



[Lên lão]

Nguyễn Khuyến có những bài thơ hầu như dùng hoàn toàn cách nói

khẩu ngữ, ví dụ bài Lên lão:

Ông chẳng hay ông tuổi đã già

Năm lăm ông cũng lão đây mà

Anh em làng xóm xin mời cả

Xôi bánh trâu heo cũng gọi là

Chú Đáo bên làng lên với tớ

Ông Từ xóm chợ lại cùng ta

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ

Có rượu thời ông chống gậy ra

Lên lão là việc hệ trọng của đời người nhưng Nguyễn Khuyến lại dùng

phong cách khẩu ngữ để nói với giọng hóm hỉnh, đùa vui, bởi cụ Tam

Nguyên đã là cụ Thượng chân quê, dân dã và còn bởi những người đến mừng

ngày lên lão là Anh em làng xóm cũng rất mực dân dã, chân quê. Chỉ với

phong cách khẩu ngữ, Nguyễn Khuyến mới nói được tất cả nỗi lòng một cách

chân tình để đáp lại những tấm thịnh tình.

Trong bài Thu điếu Nguyễn Khuyến đã rất thành công khi sử dụng từ

vèo để tạo nên tính biểu cảm cũng như tính chất dân dã cho câu thơ.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, thì từ vèo có nghĩa là Lướt

qua rất nhanh rồi biến mất không kịp nhìn thấy. Từ vèo được đặt ở cuối

câu thơ nhằm làm nổi bật tốc độ bay của lá vàng là rất nhẹ kết hợp với nghệ

thuật đối rất điêu luyện: lá vàng với sóng biếc, tốc độ vèo của lá bay

tương ứng với mức độ tí của gợn song. Tất cả đã góp phần vẽ nên một bức

tranh thu đơn sơ mà lộng lẫy của quê hương làng cảnh Việt Nam.



30



Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



Qua các ví dụ trên, chúng ta thấy được nghệ thuật sử dụng từ nhuần

nhuyễn linh hoạt của 3 nhà thơ Trung đại. Cũng giống trường hợp Hồ Xuân

Hương, ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ giao tiếp của toàn dân khi đi vào thơ

Nôm Đường luật đã từ phong cách khẩu ngữ trở thành phong cách Tú Xương,

phong cách Nguyễn Khuyến. Thật khó có thể chỉ ra cái gì đã làm nên điều kì

diệu này. Phải chăng đó là sự cộng hưởng của ba yếu tố: tính tự nhiên của lời

nói, cái thực của tâm trạng, bản tính khôi hài của các tác giả. Từ đây, ta có thể

khẳng định rằng: ngôn ngữ của thơ là ngôn ngữ của đời thường, của cuộc

sống.

c. Sử dụng từ ghép sắc thái hóa

Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn nhận xét Ưa

dùng những từ ngữ giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm là một qui luật trong

phong cách khẩu ngữ tự nhiên của tiếng Việt  [1, 110].

Từ ghép sắc thái hóa là từ ghép mang lại hiệu quả nghệ thuật cao được

các tác giả: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương khai thác triệt để

tạo ra màu sắc tự nhiên trong thơ. Chúng tôi thống kê được Hồ Xuân Hương

17 phiếu [chiếm1,44], Nguyễn Khuyến 14 phiếu [chiếm 1,18%], Tú Xương

13 phiếu [chiếm 1,17%].

Trong thơ Hồ Xuân Hương, các từ ghép sắc thái hóa được bà sử dụng

rất khéo léo, linh hoạt qua các bài thơ:

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,

Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

[Đèo ba dội  Hồ Xuân Hương]

Một trái trăng thu chín mõm mòm

Nảy vừng nguyệt quế đỏ đỏ lòm lom.

[Trăng thu  Hồ Xuân Hương]



31



Khóa luận tốt nghiệp



Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn



Ở hai ví dụ trên chúng ta thấy tác giả đã sử dụng rất khéo các từ ghép

sắc thái hóa có khả năng gợi hình biểu cảm cao. Đỏ loét khác với đỏ ửng

hay đỏ hoe. Đỏ loét và đỏ lòm lom đều có điểm tương đồng đều là màu

đỏ rực đến mức lòe loẹt. Xanh rì chứ không phải xanh xanh. Từ xanh rì

gợi cho chúng ta hình ảnh những hòn đá phủ đầy rêu xanh, nó đã trải qua

nhiều mưa gió cùng với dòng chảy của thời gian. Chín mõm mòm khác với

chín ốm hay chín vàng. Đó là trạng thái đã chín kĩ quá rồi. Nó đáng lí

phải rụng nhưng nó vẫn tồn tại. Những từ ngữ chỉ màu sắc trạng thái của sự

vật trên cho chúng ta thấy rất rõ tính cách của Hồ Xuân Hương: một tính cách

mạnh mẽ, rất Xuân Hương.

Với Nguyễn Khuyến, các từ ghép sắc thái hóa đi vào trong thơ ông rất

tự nhiên, gần gũi.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

[Thu vịnh  Nguyễn Khuyến]

Con gái nhà ai dáng thị thành

Cớ chi nỡ phụ cái xuân xanh.

[Thiếu nữ đi tu  Tú Xương]

Ở hai ví dụ trên ta thấy Nguyễn Khuyến và Tú Xương cũng sử dụng rất

khéo léo các từ ghép sắc thái hóa. Xanh ngắt khác với xanh xao hay

xanh rì. Từ  xanh ngắt  là xanh thuần một màu trên diện rộng. Từ xanh

ngắt gợi cho chúng ta một màu xanh mênh mông, vô tận và sâu thẳm mấy

tầng cao. Ở đó vừa có chiều sâu của thời gian, vừa có chiều rộng của không

gian. Khác với từ xanh ngắt hay xanh xao, từ xuân xanh là từ chỉ tuổi

trẻ ví như mùa xuân tươi đẹp. Ngoài những ý nghĩa gốc, các từ ghép sắc thái

hóa này đã góp phần làm tăng thêm tính gợi hình và biểu cảm cho câu thơ.

d. Sử dụng lớp từ láy mang màu sắc khẩu ngữ



32



Chủ Đề