Người tiêm 2 mũi ủ bệnh bao lâu

Người đã tiêm vaccine nếu nhiễm Covid-19 sẽ nhiễm ở tình trạng lâm sàng nhẹ, tải lượng virus thấp.

[Ảnh minh họa].

Câu hỏi: Người đã tiêm vaccine khi nhiễm Covid-19 thời gian ủ bệnh, các biểu hiện triệu chứng có chậm và nhẹ hơn người không tiêm vaccine không?

Trả lời: 

Vaccine là vũ khí hiệu quả và phòng chống bệnh truyền nhiễm một cách bền vững nhất. Tuy nhiên, vaccine ngừa Covid-19 vì được sản xuất trong tình trạng khẩn cấp, chưa rõ hiệu quả ngăn cản quá trình lây lan dịch bệnh.

Trên thế giới, số lượng người sau tiêm vaccine đủ 2 mũi vẫn bị nhiễm đột phá khá cao, lên tới 40% tùy loại vaccine [vaccine có tỷ lệ nhiễm đột phá dao động từ 20% đến 40%]. Đối với Việt Nam, hiện nay cũng không biết chúng ta có thuộc diện có nguy cơ bị nhiễm đột phá hay không.

Theo số liệu của nghiên cứu khoa học trên thế giới, những người đã tiêm vaccine nếu lỡ có mắc bệnh Covid-19 thì số lượng virus trong người của họ ít hơn khoảng 40% so với người không tiêm vaccine. Do đó, những người này thường sẽ không bị các triệu chứng của bệnh Covid-19 như sốt, nhức mỏi, khó thở… và khỏi bệnh sớm hơn [ít nhất là sớm hơn 2 ngày] so với người không tiêm vaccine.

Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia cho biết, người đã tiêm vaccine nếu khi nhiễm Covid-19 sẽ nhiễm ở tình trạng lâm sàng nhẹ, tải lượng virus thấp. Hiện nay, chúng ta mới chắc chắn giảm triệu chứng nặng và giảm tử vong. Còn thời gian ủ bệnh và các biểu hiện triệu chứng có chậm hay không thì hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào công bố cụ thể.

Vì thế, dù đã được tiêm vaccine phòng Covid-19, người được tiêm vaccine vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.

Nguồn: PV/nhandan.vn

vaccine , covid 19 , virus , ninh bình , tiêm

Nguyênnhân của tình trạng này là vì không có một loại vắc xin nào hiệu quả 100% trong việc ngăn chặn virus tấn công. Thêm vào đó, sự lây lan chóng mặt của biến thể Delta cũng khiến tình trạng nhiễm Covid-19 đột phá xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư và tỷ lệ tiêm chủng còn thấp.

Bạn có thể bị nhiễmCovid-19 đột phákhiđãtiêmđủvắc xinkhông?

Câutrả lời là có. Những ca nhiễm Covid-19 đột phá xuất hiện ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ và chúng xuất hiện thường xuyên hơn kể từ khi biến thể Delta lan rộng ra trên thế giới. Các loại vắc xin được tiêm phổ biến hiện nay trên thế giới đều có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi những tình trạng nghiêm trọng của Covid-19. Tuy nhiên, chúng không thể giúp bạn miễn nhiễm 100% với virus SARS CoV-2. Nếu gặp tình trạng nhiễm Covid-19 đột phá do biến thể Delta gây ra, bạn thậm chí còn dễ lây truyền cho những người xung quanh hơn với những dạng nhiễm Covid-19 đột phá bởi các biến thể khác.

Những người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có nguy cơ nhiễm Covid-19.

Tỷlệ nhiễm Covid-19 đột phá phổ biến như thế nào?

Theo báo cáo của Sở Y tế Tiểu bang Washington [Mỹ] dựa trên số liệu khảo sát từ hơn 4 triệu người được tiêm chủng đầy đủ ở khu vực này, tỷ lệ nhiễm Covid-19 đột phá là khoảng 1 trên 5.000 người trong khoảng thời gian từ ngày 17-1 đến 21-8-2021. Mới đây nhất, ở một số khu vực của Mỹ, người ta còn tính được tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 đột phá lên tới xấp xỉ 1 trên 100 người được tiêm chủng đầy đủ.

Bị nhiễm Covid-19 đột phá có nguy hiểm không?

Nghiên cứu của Trường Đại học Johns Hopkins chỉ ra rằng, người bị nhiễm Covid-19 đột phá có thể có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Đặc biệt, nguy cơ bệnh chuyển biến nặng khi bị nhiễm Covid-19 đột phá là rất thấp, đặc biệt là ở những người khỏe mạnh, không bị các căn bệnh mãn tính hay bệnh hiểm nghèo.

Các loại vắc xin phòng Covid-19 vẫn đang tỏ ra hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng, giúp người bệnh tránh việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ hô hấp, cũng như giảm tỷ lệ tử vong ở trên cả những người mắc phải biến thể Delta.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ và các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Johns Hopkins, rất khó để tránh bị nhiễm Covid-19 đột phá. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ cũng như tác động của bệnh là tiếp tục triển khai tiêm chủng nhanh hơn nữa cho các đối tượng, nhất là người từ 12 tuổi trở lên.

Các triệu chứng của nhiễm Covid-19 đột phá là gì?

Dù chưa có một báo cáo khoa học cụ thể về triệu chứng của nhiễm Covid-19 đột phá, nhưng thông qua việc xem xét các ca mắc tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng các triệu chứng của nhiễm Covid-19 đột phá tương tự như triệu chứng của nhiễm Covid-19 thông thường ở những người chưa tiêm chủng, nhưng nhìn chung là nhẹ hơn. Thậm chí đôi khi bạn không thấy có triệu chứng gì cả nhưng xét nghiệm vẫn có thể cho kết quả dương tính.

Thống kê trên ứng dụng nghiên cứu dịch tễ “UK ZOE COVID Symptom Study” của Anh thì cho thấy một vài triệu chứng phổ biến của tình trạng nhiễm Covid-19 đột phá làđau đầu, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng và mất khứu giác hoặc vị giác.

Mặc dù vậy, các triệu chứng của nhiễm Covid-19 đột phá cũng sẽ rất khác nhau bởi chúng còn phụ thuộc vào loại biến thể bị nhiễm, loại vắc xin mà bạn tiêm, thời điểm nhiễm kể từ khi hoàn thành các mũi tiêm cũng như mức độ tạo ra kháng thể ở mỗi người.

Nếu bạn đã tiêm chủng đầy đủ và có biểu hiện sốt, cảm thấy người mệt mỏi, hay phát hiện bất kỳ trạng thái bất bình thường nào của cơ thể, thì tốt hơn hết là bạn nên làm xét nghiệm Covid-19 ngay. Hoặc ví như nếu bạn là người bị dị ứng hô hấp và tình trạng dị ứng này bỗng nhiên tồi tệ hơn mức bình thường với các biểu hiện như đau đầu hoặc ho nhẹ, những triệu chứng mà bình thường bạn không có, thì hãy thực hiện xét nghiệm Covid-19 càng sớm càng tốt.

Những ai có nguy cơ nhiễm Covid-19 đột phá nhất?

Mặc dù bất kỳ người nào đã tiêm vắc xin cũng có thể bị Covid-19 đột phá, nhưng những người có hệ miễn dịch yếu do đang phải điều trị thuốc hoặc thực hiện các biện pháp hóa trị, xạ trị để điều trị ung thư, hay có thể đã từng phẫu thuật cấy ghép nội tạng, sẽ có nguy cơ nhiễm cao hơn.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các bệnh nhân với hệ miễn dịch yếu cần phải được tiêm thêm mũi vắc xin tăng cường thứ 3 sau ít nhất 28 ngày kể từ mũi thứ 2 để tăng cường sức đề kháng trước sự tấn công của virus SARS CoV-2.

Theo một báo cáo mới đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, thời gian virus tồn tại trong cơ thể người bị nhiễm Covid-19 đột phá rất ngắn. Lý do là bởi ngay khi xâm nhập vào cơ thể người đã tiêm vắc xin, virus sẽ ngay lập tức bị các kháng thể và tế bào miễn dịch tấn công. Tuy nhiên, nếu đãbị nhiễm Covid-19 đột phá, bạn vẫn có thể truyền viruscho người khác, ngay cả trước khi bạn cảm thấy có triệu chứng. Chính vì vậy, hãy thực hiện tự cách ly, kết hợp với đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên trong khi chờ đợi để được xét nghiệm hoặc chờ kết quả xét nghiệm từ cơ sở y tế.

Làm sao để ngăn ngừa nhiễm Covid-19 đột phá?

Lời khuyên của các chuyên gia Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ vẫn là thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, chúng ta cần tránh tụ tập trong không gian kín, đặc biệt là những nơi đông người cũng là một cách để tránh bị nhiễm.

Những người có yếu tố bệnh lý nền hay hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ cần phải trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để tiến tới tiêm mũi vắc xin tăng cường thứ 3 nhằm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 đột phá.

TRUNG THÀNH[Theo Hopkins Medicine]

COVID-19 có thể làm cho sức khoẻ bị suy giảm kéo dài dai dẳng. Theo nghiên cứu, khoảng 1/4 số người bị nhiễm virus corona SARS-CoV-2 tiếp tục có các triệu chứng kéo dài trong ít nhất một tháng, 1/10 trong số này vẫn không thấy khỏe lại sau 12 tuần, một số bệnh nhân rơi vào tình trạng cơ thể rất suy nhược. Những bệnh nhân bị nhiễm virus có bệnh cảnh kéo dài này được WHO xếp vào nhóm "COVID kéo dài" [Long COVID].

Hiện nay, Omicron có tốc độ lây lan nhanh và đang thay thế dần biến thể Delta. Omicron vẫn là biến chủng bí ẩn với giới khoa học, mặc dù ít gây bệnh nghiêm trọng hơn so với Delta, tuy nhiên dữ liệu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có thể gây ra bệnh nhẹ hơn nhưng số người vẫn có thể mắc bệnh nặng, cần nhập viện và có thể tử vong do nhiễm biến thể này. Bên cạnh dấu hiệu thay đổi so với Delta, người nhiễm virus biến thể Omicron cũng có nguy cơ bị các triệu chứng COVID kéo dài.

Omicron có tốc độ lây lan nhanh và đang thay thế dần biến thể Delta.

1. Omicron là gì?

Omicron là tên một loại biến thể mới của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên trong mẫu xét nghiệm tại Botswana vào ngày 11/11/2021 và tại Nam Phi vào ngày 14/11/2021. Ban đầu, đây là biến thể B.1.1.529 nhưng đến ngày 26/11/2021, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đặt tên là Omicron.

Omicron được phân loại vào biến thể đáng lo ngại vào ngày 30/11/2021 tại Mỹ. WHO cho biết, các biến thể của Omicron bao gồm: BA.1, BA.1.1, BA.2, BA.3 và các dòng phụ khác. Omicron là biến thể có nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2.

2. Omicron gây ra các triệu chứng

  • Ho
  • Sổ mũi.
  • Mệt mỏi.
  • Viêm họng.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Sốt.
  • Hắt xì.
  • Giảm cảm giác thèm ăn.
  • Giảm khả năng vị giác.
  • Giảm khả năng khứu giác.
  • Thở nặng nhọc.
  • Đau bụng.

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng người mắc Omicron gặp phải. Ảnh minh hoa

3. Biến thể Omicron ủ bệnh bao lâu?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC] Mỹ, biến thể Omicron có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các biến thể trước đó, chỉ khoảng 3 ngày. Các triệu chứng thường bao gồm ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi.

Hiện vẫn chưa rõ thời gian người bệnh có thể lây lan virus cho người khác là trong bao lâu.

4. Omicron có gây triệu chứng COVID kéo dài?

Tháng 10/2021, WHO đã đưa định nghĩa mới về hội chứng COVID kéo dài. Đây là tình trạng có thể xuất hiện sau đợt mắc COVID-19 cấp tính hoặc kéo dài từ khi F0 nhiễm bệnh đến lúc khỏi. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian.

Các triệu chứng phổ biến gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức, song, cũng có nhiều triệu chứng khác và thường ảnh hưởng hoạt động hàng ngày. Hội chứng COVID kéo dài có thể xuất hiện ngay cả với F0 bị bệnh nhẹ, không triệu chứng.

Theo chuyên gia y tế cho biết, hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra F0 nhiễm Omicron gặp phải các triệu chứng khác thường sau khi khỏi bệnh. Omicron gây mắc COVID-19 có xu hướng bệnh nhẹ, song không có nghĩa tỷ lệ người nhiễm chủng này mắc hội chứng COVID kéo dài sẽ giảm hơn so với biến thể trước đó là Delta hay Alpha.

"Còn quá sớm để biết người nhiễm Omicron có triệu chứng COVID kéo dài không và nó khác biệt thế nào. Trong giai đoạn cấp tính, mệt mỏi nghiêm trọng và đau cơ là những triệu chứng nổi bật, có thể trở thành di chứng ở người nhiễm Omicron”, Zing dẫn lời nhà nghiên cứu Lancelot Pinto [Bệnh viện PD Hinduja & MRC, Mumbai].

Theo giới khoa học, Omicron có vẻ ít gây bệnh nghiêm trọng nhưng không nên coi nhẹ.

Trong khi đó, TS Anthony Fauci [chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ] khẳng định, ngay cả khi mắc COVID-19 nhẹ, người nhiễm Omicron vẫn có nguy cơ bị di chứng sau đó. “Long COVID có thể xảy ra ở bất kỳ biến chủng virus nào. Không có bằng chứng về sự khác biệt giữa Delta, Beta hay Omicron”, ông Fauci nói.

Một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Cedars-Sinai [Los Angeles, Mỹ] chỉ ra người nhiễm virus corona SARS-CoV-2, ngay cả bệnh nhẹ, cũng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch kéo dài. Các kháng thể tự động được kích hoạt sau khi nhiễm nCoV và tồn tại theo thời gian. Điều này lý giải ngay cả người mắc bệnh nhẹ cũng gặp phải các di chứng hậu COVID-19.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc WHO cho rằng, mặc dù Omicron có vẻ ít gây bệnh nghiêm trọng, nhưng nó vẫn đang cướp đi mạng sống của nhiều người trên thế giới. Ông nhấn mạnh cơn sóng thần của các ca bệnh rất lớn, nhanh, nó đang áp đảo hệ thống y tế trên toàn cầu. Điều đó có nghĩa biến chủng Omicron vẫn sẽ ám ảnh chúng ta ngay cả khi độc lực yếu hơn.

5. Giải pháp bảo vệ cơ thể chống lại Omicron

Tiêm vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể chống lại diễn tiến nặng của bệnh và giảm tử vong do Omicron gây ra. Đến nay, tỷ lệ nhập viện và tử vong do Omicron gây ra tương đối thấp là do đã có nhiều người được tiêm chủng. Tiêm chủng thúc đẩy phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus, không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi các biến thể hiện đang lưu hành bao gồm cả Omicron, mà còn có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nặng do các đột biến trong tương lai của COVID-19.

Ngoài việc tiêm vaccine, tất cả các biện pháp phòng ngừa khác như đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách, tránh không gian kín, hoặc tập trung đông đúc người… tất cả đều cần thiết để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề