Nguyên nhân gây bệnh sởi

Sởi là gì? Sởi là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra có thể gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt là trẻ em. Sởi rất dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch, mặc dù phần lớn trẻ mắc bệnh đều có thể hồi phục sau một thời gian nhưng ở những trẻ có sức đề kháng kém như trẻ nhũ nhi thì bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra biến chứng về sau

Tác nhân gây bệnh sởi được xác định là virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Hiện đây vẫn được xem là bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ với nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp.

Sau khi nhiễm sởi, thời gian ủ bệnh có thể từ 7 ngày đến 2 tuần. Sau đó, triệu chứng bệnh sởi có những biểu hiện sau:

  • Giai đoạn khởi bệnh, trẻ thường sốt cao [ trên 39°C] khi biểu hiện sốt thuyên giảm sẽ đồng thời xuất hiện triệu chứng phát ban đặc trưng của sốt

  • Diễn tiến của ban sởi rất đặc trưng: ban nổi bắt đầu từ sau tai [ vùng gáy], sau đó lan ra mặt rồi dần xuống ngực bụng và cuối cùng là toàn thân. Ban của sởi là ban dạng sẩn [ ban gồ lên mặt da] sau khi hết sẽ để lại vệt thâm da đặc trưng được gọi là “vằn da hổ”.

  • Ngoài những biểu hiện trên, trẻ mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: đỏ mắt, chảy nước mũi, ho hoặc đôi khi là tiêu chảy.

Biến chứng của sởi: thường gặp nhất là viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, mờ giác mạc, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng…

Bệnh sởi rất dễ lây với các đặc điểm lây như:

  • Sởi lây lan từ người bệnh sang người lành chủ yếu do dịch tiết mũi họng của người nhiễm sởi thoát ra không khí khi ho, hắt hơi và người lành hít phải những giọt không khí chứa virus đó.

  • Bệnh sởi có thể lây nhiễm trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.

Bệnh sởi tập trung ở một số nhóm đối tượng nguy cơ cao như:

  • Người chưa được tiêm vaccine ngừa sởi, nhất là ở trẻ nhỏ [ nhũ nhi] sẽ rất dễ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây sởi.

  • Người thường xuyên đi du lịch quốc tế, nhất đến những vùng là các quốc gia đang phát triển nơi bệnh sởi xảy ra phổ biến. Nếu cá nhân đến các vùng này không có biện pháp phòng ngừa thì khả năng nhiễm bệnh sẽ rất cao.

  • Những người bị thiếu hụt vitamin A trong chế độ ăn hằng ngày nếu mắc bệnh sởi rất dễ diễn tiến nặng cũng như gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Có 4 biện pháp chủ động, đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh sởi hiện nay:

  • Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi: Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ đủ 9 tháng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh sởi miễn phí tại các cơ sở y tế. Cùng với đó, để đảm bảo tạo ra miễn dịch bền vững cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi.

  • Thực hiện tốt việc cách ly trẻ bệnh: Bệnh sởi lây lan rất nhanh nên khi phát hiện trẻ bệnh cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và chữa trị, đồng thời cách ly nguồn bệnh tránh lây lan cho cộng đồng.

  • Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho nhân viên y tế và người nhà: Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc trẻ bệnh, đây cũng là biện pháp phòng tránh sự lây nhiễm chéo cho các trẻ khác tại các bệnh viện có bệnh nhân mắc sởi.

  • Rửa tay sạch sẽ, đầy đủ các bước rửa tay thường quy được hướng dẫn trước và sau khi chăm sóc trẻ bệnh với mục tiêu phòng ngừa sự lây nhiễm chéo.

Chẩn đoán phải dựa vào cả triệu chứng lâm sàng của bệnh sởi và cả xét nghiệm cần thiết:

Về lâm sàng: có những triệu chứng điển hình như: sốt, phát ban kèm ho, mắt đỏ [ viêm kết mạc mắt] hoặc chảy nước mũi.

Về xét nghiệm:

  • Xét nghiệm MAC-ELISA dùng để phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu với sởi trong huyết thanh, thường dùng nhất trong chẩn đoán xác định sởi.

  • Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên virus trong bệnh phẩm của bệnh nhân sởi [ dịch mũi họng, máu]. Xét nghiệm này ít sử dụng trong thực tế lâm sàng.

Nguyên tắc điều trị bệnh sởi:

  • Cách ly bệnh nhân sởi

  • Điều trị hỗ trợ:

  • Vệ sinh da, mắt, miệng họng

  • Tăng cường dinh dưỡng

  • Hạ sốt

  • Bổ sung vitamin A

  • Điều trị biến chứng:

  • Điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn

  • Hạn chế truyền dịch nếu có biến chứng viêm phổi, viêm não hoặc viêm cơ tim

  • Nếu có viêm màng não cấp tính cần điều trị hỗ trợ duy trì chức năng sống cho bệnh nhân

Xem thêm:

  • Bệnh sởi có lây không?
  • Bệnh sởi lây qua những đường nào?
  • Chăm sóc trẻ khi bị bệnh sởi
  • Bệnh sởi bao lâu thì khỏi? Bị sởi rồi có bị lại nữa không?

Bệnh sởi [Morbilli] là gì?

Virus sởi một loại virus ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae và chỉ có một vật chủ tự nhiên là con người. Sởi là một bệnh lưu hành rộng, vì thế bệnh liên tục xuất hiện trong cộng đồng, cộng thêm mức độ lây lan của bệnh rất nhanh nên rất dễ bùng phát thành dịch.

Vì sao bệnh sởi dễ bùng phát thành dịch?

Theo công bố của UNICEF, sởi là một bệnh truyền nhiễm cao, hơn cả Ebola, bệnh lao hay bệnh cúm. Bệnh sởi cũng có thể lây lan nếu như một người nào đó chạm vào một bề mặt hoặc một vật nào đó đã bị nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của chính họ hoặc ăn uống khi chưa rửa tay.

Vi rút sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt tới 2 giờ, chờ đợi để xâm nhập vào đường thở của các nạn nhân tiếp theo. Vì thế, một người khỏe mạnh có thể mắc bệnh sởi nếu ở chung với người nhiễm vi rút sởi hoặc chỉ qua tiếp xúc gián tiếp trong vòng 2 giờ.

Là một bệnh lý có tính chất lây nhiễm rất cao thông qua việc nuốt hoặc hít những hạt dịch tiết đường hô hấp từ một người bị nhiễm thông qua hắt hơi hoặc ho, virus sởi lây lan trong không khí và làm nhiễm trùng đường hô hấp, có khả năng gây tử vong đối với trẻ em suy dinh dưỡng hoặc trẻ em quá nhỏ chưa thể tiêm vắc xin.

Triệu chứng khi mắc bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm chết người thường tấn công trẻ em. Sau một thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày, bệnh sởi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Sốt,
  • Ho khan,
  • Sổ mũi,
  • Ăn không ngon,
  • Chảy máu cam,
  • Đau họng,
  • Viêm kết mạc,
  • Xuất hiện những đốm Koplik trắng nhỏ với tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ bên trong miệng hay trên niêm mạc bên trong của má.

Giai đoạn ủ bệnh và nhiễm trùng kéo dài từ hai đến ba tuần.

Trong 10 đến 14 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm. Người bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này. Vì là những triệu chứng không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, bệnh sởi thường bắt đầu bằng sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng. Dấu hiệu này có thể kéo dài hai hoặc ba ngày.

Sau đó xuất hiện các nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ, hơi sưng. Vài ngày sau những vết mẩn ngứa khó chịu bắt đầu lan ra khắp cơ thể, bắt đầu trên mặt và cổ và di chuyển xuống dưới. Phát ban thường kéo dài trong ba đến năm ngày và sau đó biến mất. Đồng thời, cơn sốt tăng mạnh, thường cao tới 40 đến 41 độ C.

Trong những trường hợp không biến chứng, những người mắc bệnh sởi bắt đầu hồi phục ngay khi phát ban xuất hiện và cảm thấy bình thường trở lại sau khoảng hai đến ba tuần.

Nhưng có tới 40% bệnh nhân bị biến chứng do vi rút sởi. Những điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ [trẻ em dưới 5 tuổi], ở người lớn trên 20 tuổi và ở bất kỳ ai khác nếu suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch. Trẻ em dưới 5 tuổi có xác suất tử vong cao nhất.

Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh sởi có thể gây ra cho bệnh nhân như:

  • Viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.
  • Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.
  • Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi.
  • Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.
  • Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.

Bệnh sởi có thuốc điều trị đặc hiệu không?

Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế: Sởi là một bệnh truyền nhiễm, gây dịch lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, nhất là trong thời kỳ trước tiêm chủng, bệnh phổ biến ở trẻ em. Trên 90% số người trước lứa tuổi 20 đã bị mắc bệnh sởi, rất hiếm người không bị mắc sởi. Ước tính hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp mắc và 6 triệu người tử vong do sởi.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, nên dự phòng là yếu tố tiên quyết. Nếu chẳng may mắc bệnh, người bệnh cần biết cách sử dụng thuốc đúng, theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh những biến chứng nguy hiểm do việc dùng thuốc không chính xác gây ra.

Điều trị bệnh sởi như thế nào?

ThS. BS. Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Trung tâm tiêm chủng dành cho Trẻ em và Người lớn VNVC – khuyến cáo:

Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn nơi sinh hoạt thông thoáng, sạch sẽ.

Với trẻ đã nhiễm bệnh sởi, cần phải được ở phòng thoáng, đủ ánh sáng, nghỉ ngơi, ngủ đủ, vệ sinh răng miệng. Tuyệt đối tránh các tập tục kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn.

Trẻ mắc bệnh sẽ chán ăn, khi đó cha mẹ nên để trẻ ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu, kết hợp tăng cường dinh dưỡng bằng các thức ăn giàu vitamin A.

Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý [NaCl 0,9%] hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày.

Trẻ cũng cần uống đủ nước, nước oresol hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy còn phải bổ sung nước hoặc cho bú nhiều hơn.

Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh nặng như mệt, li bì, kém ăn, khó thở, tiêu chảy, ho nhiều, ban lặn nhưng vẫn sốt… thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, như sốt lặp lại, ho nhiều hơn và có đờm, hay nheo mắt vì chói, tiêu chảy, sốt cao kéo dài, co giật, li bì, trẻ mệt hơn, thở nhanh nông, khàn tiếng hoặc mất tiếng hoặc có các biểu hiện bất thường khác… cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Phụ nữ mang thai bị mắc sởi đến bệnh viện gần nhất để được tư vấn và có pháp đồ điều trị trong thời gian thai kỳ.

Xem thêm: Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella cho phụ nữ chuẩn bị mang thai

Phòng ngừa để ngăn chặn sự “hồi sinh” của dịch sởi

Sởi là bệnh có tốc độ lây lan cực nhanh, một người bệnh có thể truyền nhiễm cho 12 đến 18 người lành không có miễn dịch phòng sởi. Mỹ từng tuyên bố xóa sổ được sởi vào năm 2000, tuy nhiên vì nhiều vấn đề như người dân từ chối tiêm chủng, do người dân đi du lịch tại những nước đang có dịch và mang vi rút về nước. Hiện nay, hơn 1000 trường hợp nhiễm sởi được ghi nhận ở Mỹ cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng.

Ở nước ta, đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi rải rác, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn. Trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi. Các trường hợp mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi thấp và những đô thị có dân số di biến động lớn nên có nguy cơ cao bùng phát dịch.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha nhấn mạnh: Cách phòng bệnh hiệu quả và đơn giản nhất là tiêm vắc xin sớm, đầy đủ và đúng lịch. Cha mẹ cần đưa con đi chích ngừa sởi càng sớm càng tốt để bảo vệ trẻ cũng như góp phần bảo vệ cộng đồng.

Chủ Đề