Nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván

Gánh nặng bệnh do uốn ván gây ra vẫn đang hiện hữu từng ngày. Vậy bệnh uốn ván là gì? Và để hiểu kỹ hơn về bệnh uốn ván các bạn không nên bỏ qua bài viết này.

Uốn ván là căn bệnh phổ biến, có những trường hợp bệnh uốn ván nguy kịch chỉ từ vết thương nhỏ như gà mổ, heo cạp, gai đâm… đa số người bệnh đều không nghĩ mình sẽ mắc bệnh nên hay chủ quan trong điều trị, không đi tiêm phòng [chích ngừa] kịp thời và phải nhập viện trong tình trạng bệnh đã tiến triển nặng. 

Người dễ bị nhiễm bệnh khi chơi đùa nếu vết trầy xước hoặc vết thương tiếp xúc với khuẩn uốn ván

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, do ngoại độc tố vi khuẩn uốn ván mang tên Clostridium tetani gây nên. Ngoại độc tố này ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não, hệ thần kinh trung ương và dẫn đến cứng cơ, có thể gây tử vong.

Tại Việt Nam, bệnh uốn ván phân bố rải rác trên các tỉnh thành trong cả nước và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời điểm trong năm, nó không có tính chất mùa rõ rệt.

Chương trình loại trừ uốn ván cho trẻ sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Từ năm 2005, nước ta đã loại trừ được uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện, với tỷ lệ trẻ mắc uốn ván sơ sinh dưới 1/1000 trẻ đẻ sống.

Nguyên nhân bệnh uốn ván

+ Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn uốn ván [Clostridium tetani]. Đây là trực khuẩn gram dương, có lông bao quanh thân, di động tương đối, sống tại môi trường yếm khí. Trực khuẩn này thường tạo nha bào có hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc hình dùi trống.

Vi khuẩn gây nên bệnh uốn ván Clostridium tetani

+ Vi khuẩn uốn ván chết ở 560C, nhưng nha bào của uốn ván rất bền vững,  có thể gây bệnh uốn ván sau 5 năm ở trong đất. Một số dung dịch sát trùng như phenol, formalin có thể diệt được nha bào sau 8-10 tiếng và đun sôi trong 30 phút là cũng giết chết được nha bào.

+ Loại vi khuẩn này có mặt khắp mọi nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất. Nhiễm trùng tại vết thương, thường là vết thương hở, vết thương nhiễm bụi bẩn, nhiều dị vật là môi trường thuận lợi gặp vi khuẩn uốn ván. Bào tử lúc này xâm nhập vào vết thương trên da, sinh sôi nảy nở, tạo ra độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh. Chất độc sẽ lan dần dần vào tủy sống và não. Độc tố sẽ ngăn chặn những tín hiệu hóa học từ não và tủy sống đến các cơ. Cơ sẽ bị co giật nặng, người bệnh có thể ngừng thở sẽ tử vong nếu nhóm cơ hô hấp bị co cứng kéo dài. Uốn ván ở trẻ sơ sinh thường bắt nguồn từ nhiễm trùng do cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

Triệu chứng bệnh Uốn ván

Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng biểu hiện co thắt cơ hàm nhẹ, sau đó ảnh hưởng đến các cơ khác trong vùng mặt cùng các vị trí khác nhau trong cơ thể như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Dấu hiệu bệnh uốn ván co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp. Việc co cơ mạnh, đột ngột và kéo dài gây đau cơ, có thể dẫn đến rách cả cơ và gãy xương. Các biểu hiện khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.

– Uốn ván toàn thân là thể phổ biến nhất. Dấu hiệu bị uốn ván toàn thân là nhiều cơ bị căng cứng, xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong 7 ngày từ khi vi khuẩn xâm nhập. Cơ có ảnh hưởng thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. Cơ mặt bị co lại làm mặt bị nhăn. Một vài người bị co giật cơ mạnh, đau đớn khắp toàn thân, thậm chí rách cơ, gãy xương.

– Uốn ván cục bộ không được phổ biến. Triệu chứng uốn ván cục bộ xuất hiện tại các cơ gần vết thương. Uốn ván cục bộ thường có tiên lượng tốt hơn uốn ván toàn thân, tỷ lệ tử vong chỉ chiếm khoảng 1%.

Phòng ngừa bệnh Uốn ván

-Tiêm vắc xin uốn ván là cách phòng được bệnh tốt nhất. Tiêm vắc xin uốn ván để chủ động phòng ngừa uốn ván cho mẹ và con. Phụ nữ mang thai cần được tiêm tối thiểu 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau tối 1 tháng, liều thứ 2 phải tiêm trước sinh 1 tháng.

Tiêm chủng uốn ván là cách phòng bệnh cho trẻ tốt nhất

-Dùng globulin miễn dịch uốn ván khi có vết thương sâu, nhiễm bẩn, nhiều dị vật, có tác dụng ngừa nhiễm trùng.

-Đối với người có vết thương sâu, nhiễm bẩn nhiều, chứa các dị vật, dễ mắc bệnh thì cần xử lý như sau:

Với người bị thương đã được tiêm vắc xin uốn ván đầy đủ:

Đối với vết thương nhẹ, không bị nhiễm bẩn, liều vắc xin uốn ván cuối cùng cách lúc đó > 10 năm thì phải tiêm nhắc lại một liều vắc xin uốn ván.

Đối với vết thương nặng hay bị nhiễm bẩn và trong 5 năm trước đó chưa được tiêm vắc xin uốn ván thì phải tiêm nhắc lại một liều vắc xin uốn ván ngay hôm bị thương.

Với người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ bằng vắc xin uốn ván:

Cần được tiêm 1 liều vắc xin uốn ván càng sớm càng tốt sau lúc bị thương. Nếu vết thương có nặng hoặc bị nhiễm bẩn cần tiêm thêm TIG.

Biện pháp điều trị bệnh Uốn ván

-Trước khi điều trị bệnh uốn ván, cần làm sạch các vết thương để ngăn ngừa bị nhiễm trùng. Vết thương cần được cắt lọc các tổ chức bị nhiễm bẩn, hoại tử và cần duy trì tình trạng thoáng khí của vết thương.

-Miễn dịch uốn ván được tiêm càng sớm sẽ càng tốt, ngay cả khi người đã được tiêm phòng vắc xin uốn ván trước đây. Tiêm bắp TIG với liều lượng từ 3000 – 6000 IU. Nếu không có TIG, có thể được thay thế bằng tiêm tĩnh mạch một liều SAT. Tuy nhiên biện pháp này chỉ có tác dụng ngắn và không thay thế được các phương pháp khác. Các chuyên về gia Y tế nói rằng cách này có thể an toàn với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

-Các bác sĩ có chỉ định nhóm kháng sinh penicillin hoặc metronidazole từ 7-14 ngày liều cao, những kháng sinh này ngăn vi khuẩn độc hại gây co thắt cơ, cứng khớp. Bệnh nhân dị ứng với penicillin hoặc metronidazole có thể thay bằng tetracycline.

-Có thể sử dụng được thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ kết hợp mở khí quản hoặc đặt ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp thở máy để cấp cứu cho bệnh nhân. Đồng thời cùng với điều trị, cần gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin uốn ván cho bệnh nhân.

Bài viết của chúng tôi vừa chia sẻ với độc giả về bệnh uốn ván. Qua bài viết chắc hẳn người đọc có thể trả lời câu hỏi uốn ván là gì?. Chúng ta nên có hiểu biết về bệnh và phòng không để bệnh phát triển mạnh.

Để đặt lịch tiêm viêm não Nhật Bản, quý độc giả vui lòng truy cập: Dscare.vn hoặc liên hệ Hotline: 08799018899

Uốn ván gây ra gì?

Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Gãy xương: thông thường sẽ bị co thắt cơ hoặc co giật nhưng trường hợp nặng có thể bị gãy xương. Viêm phổi: Nếu hít vào dịch tiết của dạ dày sẽ bị nhiễm trùng hô hấp dần dần phát triển thành viêm phổi.

Dấu hiệu của uốn ván là gì?

Tình trạng co cứng các cơ mặt làm cho nếp nhăn trán hằn rõ, hai chân mày cau lại, rãnh mũi má hằn sâu. Tình trạng co cứng cơ gáy: cổ bị cứng và ngửa dần, 2 cơ ức đòn chũm nổi rõ. Co cứng cơ lưng: lưng uốn cong hay ưỡn thẳng lưng. Co cứng cơ bụng: 2 cơ thẳng trước gồ lên và sờ vào bụng thấy cứng.

Khi nào bị uốn ván?

- Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn. Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh.

Tiêm uốn ván ngựa bệnh gì?

Uốn ván là một bệnh lý nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Độc tố do vi khuẩn Clostridium tetani tiết ra sẽ khiến hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Bệnh có thể gây tử vong kể cả khi người bệnh được điều trị. Tiêm phòng chính là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để ngăn ngừa uốn ván.

Chủ Đề