Nguyên tắc trung gian trên thị trường thứ cấp

Tổng quan về thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:

1. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán

- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô

2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán  Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.

a] Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.

- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.

- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.

- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.

b] Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.

- Các nhà đầu tư cá nhân

- Các nhà đầu tư có tổ chức

c] Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

- Công ty chứng khoán

- Quỹ đầu tư chứng khoán

- Các trung gian tài chính

d] Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

- Cơ quan quản lý Nhà nước

- Sở giao dịch chứng khoán

- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán

- Các tổ chức tài trợ chứng khoán

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...

3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán 

Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc đấu giá

- Nguyên tắc công khai

- Nguyên tắc trung gian    

*  Xét về phương diện pháp lý thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung

- Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đặc biệt được biệt lệ. [Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công ty kinh kỷ, tứ là đã hội đủ tiêu chuẩn quy định. Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát hành và bảo đảm. Loại chứngkhoánnày được miễn giấp phép của cơ quan có thẩm quyền.]

- Thị trường chứng khoán phi tập trung [OTC]: Là thị trường mua bán chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch. các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán. các loại chứng khoán mua bán ở đây thường những chứng khoán không được đăng biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán.    

* Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán thì thị trường chứng khoán được chia làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

- Thị trường sơ cấp: Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.

- Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông,là nói đến nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp.    

* Nếu xét về phương thức giao dịch thì thị trường chứng khoán được chia là thị trường giao ngay và thị trường giao sau

- Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thoả thuận.

- Thị trường giao sau: Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch , nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai.

Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu hành thì thị trường chứng khoán còn chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh.

Thị trường thứ cấp là nơi các nhà đầu tư mua hay bán chứng khoán mà họ đã sở hữu. Nó là cái mà hầu hết tất cả mọi người thường nghĩ là thị trường chứng khoán, mặc dù cổ phiếu cũng được giao bán trên thị trường sơ cấp khi chúng được phát hành lần đầu tiên. Các sàn giao dịch quốc gia như NASDAQ và Sở giao dịch chứng khoán New York [NYSE], là các thị trường thứ cấp. Vậy Thị trường chứng khoán thứ cấp là gì? Bài viết dưới đây của FTV sẽ đi vào tìm hiểu về các quy định liên quan để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về thị trường chứng khoán thứ cấp.

Thị trường chứng khoán thứ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán thứ cấp

Thị trường thứ cấp là gì? Thị trường thứ cấp được coi là nơi giao dịch những chứng khoán đã được phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp. Thị trường này đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã được phát hành. Đây chính là nơi trao đổi, mua bán những chứng khoán đã được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào 1 trong các mục đích: hưởng chênh lệch giá, cất giữ tài sản tài chính và nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm.

Thị trường chứng khoán thứ cấp trong tiếng Anh được gọi  là Secondary market. Thị trường chứng khoán thứ cấp được xem là thị trường giao dịch những chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Thị trường chứng khoán thứ cấp có vai trò gì?

  • Góp phần cung cấp thị trường, tạo ra các điều kiện dễ dàng để bán những công cụ tài chính trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
  • Thị trường thứ cấp xác định giá của mỗi loại chứng khoán mà công ty phát hành bán trên thị trường sơ cấp.
  • Thị trường thứ cấp tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu đã phát hành trên thị trường sơ cấp.

Thị trường chứng khoán thứ cấp có những đặc điểm gì?

- Thị trường này có tính chất cạnh tranh hoàn hảo.

Việc mua bán chứng khoán được thực hiện chủ yếu thông qua việc cạnh tranh. Giá chứng khoán hình thành trên cơ sở cung - cầu, không một người hoặc 1 tổ chức nào đó có quyền áp đặt, hay định giá độc đoán theo ý mình được.

Thông tin trên thị trường đều được công khai và công bố kịp thời cho mọi thành viên trên thị trường và công chúng.

- Thị trường có tính liên tục

Thị trường thứ cấp được coi là thị trường có tính liên tục bởi thị trường này đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư mua, bán chứng khoán 1 cách thường xuyên.

Các chứng khoán được niêm yết sẽ giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, những chứng khoán chưa niêm yết được giao dịch ở thị trường phi tập trung [Over The Counter market market - OTC market].

Tại thị trường này, giao dịch được thực hiện theo các thủ tục và nguyên tắc xác định, đảm bảo 1 khối lượng lớn các giao dịch có thể được giải quyết 1 cách nhanh chóng.

- Khối lượng và nhịp độ giao dịch lớn hơn gấp nhiều lần so với thị trường chứng khoán sơ cấp.

Sau khi chứng khoán được phát hành thường được mua đi bán lại rất nhiều lần trên thị trường chứng khoán thứ cấp nhất là với cổ phiếu.

- Hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp là nhà đầu tư thực hiện chuyển giao quyền sở hữu cùng với tiền cho nhau.

Cấu trúc thị trường chứng khoán thứ cấp

Cấu trúc thị trường chứng khoán thứ cấp

Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia thị trường thứ cấp thành những loại thị trường khác nhau. Có một số cách để phân chia chủ yếu dưới đây thường được sử dụng:

- Theo tính chất tổ chức trong thị trường: có thể chia thành thị trường chứng khoán phi tập trung và thị trường chứng khoán tập trung.

Thị trường chứng khoán tập trung là nơi thực hiện việc mua bán các loại chứng khoán đã niêm yết được tổ chức một cách chặt chẽ. Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán tập trung chính là Sở Giao dịch Chứng khoán [Stock exchange].

Thường chỉ có chứng khoán của những doanh nghiệp có uy tín, doanh nghiệp lớn mới đủ tiêu chuẩn niêm yết để thực hiện việc mua bán trên thị trường này. Việc giao dịch chủ yếu được thực hiện qua phương thức khớp lệnh tập trung.

Thị trường chứng khoán phi tập trung [OTC market - Over The Counter market] là thị trường giao dịch các chứng khoán chưa được niêm yết của các công ty chứng khoán thực hiện qua mạng điện thoại, điện tín.

- Theo các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường: Có thể chia ra thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu. Ngoài ra, các quốc gia trên thế giới có thị trường chứng khoán phát triển ở một mức độ cao còn có thị trường chứng khoán phái sinh.

Phân biệt thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp

Phân biệt thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp

- Định nghĩa:

  • Thị trường sơ cấp được định nghĩa là thị trường ở đó chứng khoán được tạo ra cho các nhà đầu tư lần đầu.
  • Thị trường thứ cấp được định nghĩa là nơi mua, bán cổ phiếu đã được phát hành giữa các nhà đầu tư.

- Mối quan hệ với và chính phủ và doanh nghiệp:

  • Thị trường sơ cấp: Công ty phát hành cổ phiếu, chính phủ can thiệp vào quá trình này.
  • Thị trường thứ cấp: Không có sự can thiệp của công ty hay chính phủ. 

- Thị trường:

  • Thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường phát hành mới.
  • Thị trường thứ cấp gọi là thị trường hậu mãi.

- Chủ thể giao dịch:

  • Thị trường sơ cấp việc mua và bán cổ phần diễn ra giữa các nhà đầu tư và các công ty.
  • Thị trường thứ cấp giao dịch chỉ diễn ra giữa các nhà đầu tư.

- Cung cấp tài chính:

  • Thị trường sơ cấp cung cấp tài chính cho các công ty muốn mở rộng cũng như tăng trưởng.
  • Thị trường thứ cấp sẽ không cung cấp tài chính cho các công ty.

- Các chủ thể tham gia vào quá trình trung gian:

  • Thị trường sơ cấp: chủ thể tham gia vào quá trình trung gian là người bảo lãnh phát hành.
  • Thị trường thứ cấp: chủ thể tham gia vào quá trình trung gian là các nhà môi giới.

- Biến động giá cả: 

  • Giá ở thị trường sơ cấp không dao động, nghĩa là giá cố định. 
  • Giá cả ở thị trường thứ cấp biến động nhiều do cung – cầu.

- Sản phẩm trên thị trường:

  • Các sản phẩm trong thị trường sơ cấp bị hạn chế, có nghĩa là chúng bao gồm FPO và IPO.
  • Cổ phiếu, chứng quyền, giấy ghi nợ, các sản phẩm phái sinh,... là những loại sản phẩm được cung cấp trong thị trường thứ cấp.

- Giao dịch:

  • Trên thị trường sơ cấp quá trình mua hàng diễn ra trực tiếp.
  • Trên thị trường thứ cấp công ty phát hành cổ phiếu không tham gia vào trong quá trình mua.

- Tần suất mua bán:

  • Thị trường sơ cấp: tần suất mua và bán bị hạn chế, nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư 1 lần vào thị trường.
  • Thị trường thứ cấp:Tần suất mua và bán khá cao, nghĩa là nhà đầu tư có thể giao dịch nhiều lần tùy thích.

- Chủ thể hưởng lợi:

  • Người hưởng lợi trên thị trường sơ cấp chính là công ty.
  • Người được hưởng lợi trên thị trường thứ cấp là các nhà đầu tư.

- Tổ chức thị trường:

  • Tại thị trường sơ cấp không có tổ chức.
  • Thị trường thứ cấp được thiết lập có tổ chức.

- Quy tắc:

  • Thị trường thứ cấp: các công ty phát hành cổ phiếu, giấy ghi nợ cần phải tuân theo tất cả các quy định.
  • Thị trường thứ cấp: các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp cần tuân theo các quy tắc được cung cấp bởi sở giao dịch chứng khoán và chính phủ.

- Nhược điểm:

  • Nhược điểm lớn nhất của thị trường sơ cấp là tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí.
  • Bất lợi lớn nhất của thị trường thứ cấp là các nhà đầu tư có thể bị thiệt hại lớn do những biến động giá.

Thực tế về thị trường chứng khoán thứ cấp ở Việt Nam 

Thực tế về thị trường chứng khoán thứ cấp ở Việt Nam 

Thị trường thứ cấp luôn thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường. Đặc biệt là trong những năm 2020 và 2021, lượng lớn tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường chứng khoán, nơi mà các nhà đầu tư có thể kiếm được tiền trong mùa dịch. Những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước tiến đáng kể. Các nhà đầu tư mới [trader F0] mở tài khoản, tham gia vào thị trường năm 2021 lên đến 956,081 tài khoản. Con số này đã  nâng lũy kế số tài khoản chứng khoán trong nước lên đến 3,68 triệu đơn vị. Đây là 1 tín hiệu tốt với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trên đây là những gì mà FTV chia sẻ cho các bạn về Thế nào là thị trường chứng khoán thứ cấp. Mong rằng các bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thị trường chứng khoán thứ cấp cũng như phân biệt được thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp. Chúc các nhà đầu tư thành công trong thị trường chứng khoán.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam

FTV được coi là một trong những công ty dịch vụ tài chính uy tín, chất lượng tại Hà Nội và có tốc độ phát triển nhanh nhất. Để trở thành một đơn vị tư vấn uy tín hàng đầu, FTV đã và đang tập trung mang những giá trị cốt lõi hướng tới mục tiêu chung của cộng đồng các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư quốc tế thông qua những giao dịch đầu tư chất lượng. Dịch vụ đầu tư chứng khoán này hướng đến tương lai trên tinh thần hoạt động kinh doanh không ngừng đổi mới và khám phá.  

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về Thị trường chứng khoán thứ cấp hoặc muốn biết thêm những thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay qua số HOTLINE 0983 668 883 của Công Ty Cổ phần Đầu tư & Công nghệ FTV của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề