Nguyễn vĩnh tiến là ai

Anh đang chuẩn bị cho liveshow Tiền duyên, sẽ diễn ra vào ngày 2.11 tại Nhà hát Lớn [Hà Nội]. Vì sao anh quyết định làm liveshow vào thời điểm này?

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến: Giải thưởng Bài hát Việt giống như cái duyên với âm nhạc của tôi. Tháng 7.2005, tôi nhận giải thưởng Bài hát của tháng với Bà tôi. Tháng 11 năm đó, tôi lại tiếp tục nhận giải Bài hát của tháng với bài Giọt sương bay lên. Năm 2006, bài hát Ông tôi nhận giải thưởng Bài hát ấn tượng. Đến năm 2009, tôi lại đoạt giải với bài hát Mẹ tôi và những thị xã vắng…

Trước đó, những năm 1990, tôi tham gia nhóm thơ Hoa lạ. Sáng tác thơ, nhạc, nhưng tôi lại là dân chuyên toán, đam mê vật lý, hình học không gian nên chọn nghề kiến trúc để theo đuổi. Năm 2010, tôi khăn gói sang Pháp nghiên cứu đô thị đa cực, nôm na là đô thị trong tương lai.

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến: "Tôi thấy cần quy hoạch lại cuộc đời mình"

Ảnh NSCC

Liveshow đầu tiên của tôi đã diễn ra ở Paris, Pháp. Một “bà bầu” mời tôi từ Toulouse lên Paris hát cho bà con Việt kiều. Liveshow thứ 2 là do Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp tổ chức để giới thiệu hình ảnh Việt Nam tới duch khách quốc tế. Sau khi làm 2 đêm liveshow ở Paris, tôi được mời sang Ba Lan. Năm 2013, khi về Việt Nam, tôi có làm 1 đêm minishow với Thùy Chi, Đinh Mạnh Ninh, Tạ Quang Thắng để góp tiền cho các bé ở Bệnh viện Nhi trung ương.

Tôi về hẳn Việt Nam từ năm 2016. Bản chất của tôi là một nhà quy hoạch nên tôi muốn quy hoạch lại cuộc đời mình. Cuộc đời tôi chia thành nhiều mảng miếng. Mà 45 tuổi tôi vẫn chưa đâu vào đâu, vẫn cứ để ngày nào mẹ tôi cũng phải gọi điện. 2 lần lấy vợ, chả vợ nào hài lòng cả, chứng tỏ mình có “vấn đề” [cười]. Để ổn định lại cuộc sống của mình ở Việt Nam, để cha mẹ có thể tự hào về mình, 45 tuổi rồi cũng phải trưởng thành để mẹ cha, anh em, bạn bè yên tâm, nên tôi thấy cần “quy hoạch” lại cuộc đời mình.

 Việc “quy hoạch” được bắt đầu bằng một liveshow âm nhạc, vậy, tiếp theo đó anh muốn “quy hoạch” những gì?

Thực hiện liveshow là sự khẳng định những đóng góp về mặt tác phẩm, định danh định hình với âm nhạc của tôi. Sau liveshow ở Nhà hát Lớn Hà Nội, nếu khán giả thích, tôi cũng dự kiến làm liveshow ở Nhà hát Lớn TP. HCM. Sau đó, tôi sẽ tổng kết văn chương của mình với 1 tập truyện ngắn, 1 tuyển thơ, rồi tổng kết những dự án kiến trúc, những bài viết kiến trúc. Các bạn chứng kiến xem tôi ra bao nhiêu mảng miếng, thành bức tranh gì. Đến 55 tuổi tôi sẽ lại… tính tiếp [cười].

Không thể quy hoạch cuộc đời mình với một người phụ nữ

Anh đã có khoảng thời 1 năm rơi vào trầm cảm. Anh đã trải qua khoảng thời gian đó như thế nào?

Tôi nghĩ mình bị "trầm cảm đô thị" khi ở Pháp. Tôi là người tình cảm nên không quen với việc xa gia đình, người thân. Năm 2016, khi còn 3 tháng nữa là bảo vệ đề tài, đã chuẩn xong tất cả mọi thứ nhưng tôi từ bỏ hết tất cả xách va li về nước.  

Từ Pháp trở về, tôi như ở dưới đáy. Thông thường ở ngưỡng đấy, người ta có thể tự tử và chết. Trầm cảm có nhiều nguyên nhân, còn tôi có lẽ là do sự hư vô bủa vây. Trong 9 – 10 tháng, tôi chỉ ăn rau, không còn động lực làm gì nữa, kể cả ăn. May mắn là mình có thể vượt qua được.

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến: "Có thể là số phận đấy! Duyên cũ chưa ưng thì không thể đi đâu được!"

Ảnh NSCC

Nhưng hẳn phải có một "chất xúc tác" nào đó đã giúp anh vượt qua được giai đoạn ấy?

Con gái Dọc Mùng đã đến. Một mầm sống mới xuất hiện khiến tôi cũng giống như một mầm sống mới, buộc phải vận động tiếp.

Có nhiều người hẳn sẽ tò mò về cái tên liveshow Tiền duyên của anh. Anh muốn cắt tiền duyên để tìm duyên mới?

Duyên cũ chưa cho cắt thì không thế cắt được. Có thể là số phận đấy! Duyên cũ chưa ưng thì không thể đi đâu được!

Anh nói về việc sẽ “quy họach” mọi thứ, nhưng không thấy nhắc đến việc “quy hoạch” cuộc sống riêng của mình?

Bạn có thể quy hoạch quốc gia, quy hoạch cả trái đất, quy hoạch chính cuộc đời bạn, nhưng không thể quy hoạch cuộc đời mình với một người phụ nữ!

Làm “anh kết nghĩa” của nhạc sĩ Nguyễn Cường

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến kể, anh chơi cùng nhạc sĩ Nguyễn Cường vì yêu mến nhau sau chương trình Bài hát Việt. Có lần, Nguyễn Cường hỏi Nguyễn Vĩnh Tiến: “Cháu sinh năm bao nhiêu?”. “Cháu sinh năm 1974, còn chú?”, Nguyễn Vĩnh Tiến hỏi lại. Nguyễn Cường trả lời 1947 thì Nguyễn Vĩnh Tiến nói: “Theo chú, 74 hay 47 lớn hơn”. Nhạc sĩ Nguyễn Cường cười khà khà và gọi Nguyễn Vĩnh Tiến là “anh”. Một lần, Nguyễn Cường nói: “Phó Đức Phương có ca khúc Chảy đi sông ơi quá hay, em đố anh viết bài Sông ơi đừng chảy”. Sau đó, Nguyễn Vĩnh Tiến đã viết Sông ơi đừng chảy. Coi nhau là anh em kết nghĩa, Nguyễn Vĩnh Tiến còn coi Nguyễn Cường là sư phụ vì được ông chia sẻ về cách viết thanh xướng kịch, nhạc kịch….

Nguyễn Vĩnh Tiến vừa sáng tác cho tác phẩm múa rối kết hợp nhạc kịch Thân phận nàng Kiều. Trong liveshow Tiền duyên, những sáng tác trong tác phẩm nhạc kịch [Kiều ca, Đạm Tiên ca...] sẽ được giới thiệu với khán giả. Liveshow gồm 3 phần, kể theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến khi trưởng thành của nhạc sĩ. 24 ca khúc sẽ được giới thiệu, trong đó có 19 – 20 ca khúc mới sáng tác. Các ca sĩ tham gia trong chương trình là Thanh Lam, Mỹ Linh, Ngọc Khuê, Khánh Linh, Đinh Mạnh Ninh, Thái Thùy Linh, Thùy Chi…

Tin liên quan

Nguyễn Vĩnh Tiến [sinh năm 1974 tại Phú Thọ] là một kiến trúc sư, nhà thơ, nhà văn và cũng là nhạc sĩ, ca sĩ thể loại nhạc dân gian đương đại, được dư luận chú ý nhiều từ bài hát "Bà tôi" được Giải thưởng Bài hát Việt tháng 7 năm 2005

Nguyễn Vĩnh Tiến sinh 28 tháng 12 năm 1974 tại Phú Thọ, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 1996 và cao học Pháp ngữ chuyên ngành "Thiết kế Đô thị với Di sản và Phát triển bền vững" [Toulouse-Hà nội 2001-2004] - học bổng Bộ văn hoá Pháp 2003. Hiện, là Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc Công ty CP Kiến Trúc & Thương Mại Việt-Pháp [T-group], là thành viên của nhóm sáng tác M6. Nguyễn Vĩnh Tiến từng đoạt nhiều giải thưởng kiến trúc và văn học, đặc biệt nổi tiếng với tư cách là người sáng tác ca khúc.

Khi ông chiến thắng giải Bài hát Việt năm 2005 với bài Bà Tôi, có người cho rằng đây chỉ là sự tình cờ, và chỉ là sự sắp đặt âm thanh ngẫu nhiên của một người không học tại một trường Âm nhạc nào cả, tuy nhiên nhiều nhạc sĩ nổi tiếng [Như nhạc sĩ Nguyễn Cường] lại cho đây là một bài đồng dao nhất quán "vượt qua hết rào cản của kỹ thuật để chiến thắng bằng cảm xúc rất lớn của tác phẩm" . Và bài hát sau, Giọt sương bay lên, thắng giải Bài hát Việt tháng 11 năm đó và được chọn là "Bài hát có phong cách dân gian đương đại nổi bật nhất" của Bài hát Việt toàn năm 2005 đã làm tắt hết mọi tin đồn là ông không biết nhạc lý.

Ông có thể cảm hứng từ những đề tài rất nhỏ , từ chuyện con chim bông lau soi gương trên mặt nước trong Chim bông lau tìm bóng để khái quát lên sự truy tìm bản thể một cách tuyệt vọng của mỗi sinh linh trên dòng sông thời gian, đến sợi rơm khô trên đường làng quanh co trong Bà tôi, và về tưởng niệm cái chết của một con chim trong Ơi, con chim chào mào. Đề tài trong các tác phẩm của Nguyễn Vĩnh Tiến đôi khi trở nên siêu hình như chuyến trở về của một linh hồn bé lỏng, lạc lõng trong một cái làng cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi dày đặc những linh hồn khác trên bờ đê xa xa băng qua những cánh đồng trong bài " Giấc Mơ Dai Dẳng" và cả những luân hồi và nghiệp chướng của " vòng nước xoáy" trong " Lời hát vòng nước xoáy"...

Ông không nói nhiều mà âm thầm làm việc. Ngoài đời, ông là một kiến trúc sư giản dị, từ tốn và nhiệt huyết với công việc, trong khi trong âm nhạc lại thích thử những tiết điệu lạ và mới, ông cho rằng người nghệ sĩ thực sự, nghệ sĩ chuyên nghiệp là người "quyết liệt với những đam mê của mình, họ làm sáng tạo những giá trị mới một cách tâm huyết và đồng thời cách bố trí công việc đời thường cũng rất khoa học." Ông còn được biết đến như một nhà thơ, với bút danh là Tiểu Tuyến Thư, và từng đoạt nhiều giải thưởng văn học và đã xuất bản 1 tập truyện ngắn, 1 tập thơ. Nguyễn Vĩnh Tiến đã là Hội viên của Hội Nhà Văn và Hội viên của Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam.

CD VOL 1 hoàn chỉnh đầu tiên của ông là Giọt sương bay lên, phát hành năm 2007 với 7 ca khúc được trình bày qua giọng hát Ngọc Khuê và phần phối khí của nhạc sĩ Phan Cường. Album VOL 2 có tên là " Ngồi Trên Vách Nắng" với 8 ca khúc mang âm hưởng " Dân gian thính phòng" với các giọng ca thính phòng nổi tiếng như Tuấn Anh, Anh Thơ, Trọng Tấn và Tùng Dương. Vol 2 nổi bật với các ca khúc như: " Sông ơi đừng chảy ", " Bóng Anh Hùng " và bản " Ông Tôi" với tiếng hát Trọng Tấn.

Nguồn: wikipedia.org

Người nổi tiếng> Kiến trúc sư> Nguyễn Vĩnh Tiến

Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến là ai?
Nguyễn Vĩnh Tiến được biết đến là một người kiến trúc sư tài năng, hiện nay anh là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị - Tổng Giám đốc Công ty CP Kiến Trúc & Thương mại Việt-Pháp [T-group], là thành viên của nhóm sáng tác M6 anh không chỉ thành công với nghề kiến trúc sư mà anh còn được nhiều người biết đến với cái nhiều tên gọi khác như nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, ca sĩ,.... Anh được nhiều người biết đến sau khi ca khúc "Bà tôi" do anh sáng tác qua sự thể hiện thành công của ca sĩ Ngọc Khuê đã giành giải thưởng Bài hát Việt tháng 7 năm 2005.Không chỉ là tác giả của bài hát "Bà tôi" mà anh còn là tác giả của nhiều ca khúc khác như:

  • A nhờ anh
  • Ông tôi
  • Bóng anh hùng
  • Cảm giác yêu
  • Chim bông lau tìm bóng
  • Giấc mơ dai dẳng
  • Giọt sương bay lên
  • Hà Nội
  • Ơi, con chim chào mào
  • Lời hát vòng nước xoáy
  • Trai làng tôi
  • Mẹ tôi và những thị xã vắng
  • Phố thị
  • Cô gái thôn xinh
  • Thư Hà Nội
  • Chồn hoang
  • ...
Cùng với các sáng tác âm nhạc, anh còn là tác giả của nhiều truyện ngắn và nhiều bài thơ đã được phát hành thành tuyển tập; bên cạnh đó là một loạt giải thưởng anh giành được ở nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm:
  • Giải nhất "Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Việt Nam VIFOTEC 1994" về đề tài "Kiến trúc cổ Việt Nam"
  • Giải nhất nghiên cứu khoa học Bộ Giáo dục và Đào tạo 1994
  • Huy chương tuổi trẻ Sáng tạo 1994
  • Một trong 10 gương mặt trẻ xuất sắc của Việt Nam năm 2005.
  • Giải "Ca khúc của tháng" với ca khúc Bà tôi tại chương trình Bài hát Việt năm 2005Giải nhất dòng nhạc "Dân gian đương đại" tại chương trình Bài hát Việt năm 2005 với ca khúc "Giọt sương bay lên"
  • Giải "Bài Hát Ấn Tượng" với ca khúc "Ông tôi" trong chương trình Bài hát Việt năm 2007
  • Top 15 vòng chung kết Bài Hát Việt 2009 với ca khúc: " Phố Thị "
  • Giải Sáng với bài hát "Mẹ tôi và những thị xã vắng" tại chương trình "Bài hát Việt 2011"
  • Giải thưởng Thơ "Thanh Xuân" với tác phẩm Mùa gặt năm 1992
  • Giải thưởng Thơ Hay do Báo Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993.
  • Giải thưởng Truyện Ngắn và Thơ " Hoa Học Trò" vào năm 1994.
  • Giải thưởng Thơ Tuổi Hoa do Hội nhà văn Việt Nam và Tạp chí Tuổi Xanh năm 1994
  • Giải thưởng Thơ Cho Thiếu Nhi năm 1997
  • Giải thưởng Truyện ngắn năm 1997
  • ......

Năm 1996, Nguyễn Vĩnh Tiến tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 1996 và sau đó anh theo học cao học Pháp ngữ chuyên ngành "Thiết kế Đô thị với Di sản và Phát triển bền vững" từ năm 2001 đến năm 2004.
Khi còn là một sinh viên vào năm 1994, anh đoạt giải nhất VIFOTEC về nghiên cứu Kiến trúc cổ Việt Nam. Sau khi ra trường, anh bước chân vào nghề quy hoạch các khu công nghiệp rồi thiết kế nhà máy. Công trình đầu tiên anh thực hiện đó là thiết kế phục dựng Cổng Quảng Đức - Kinh Thành Huế rồi thiết kế giảng đường B1 Đại học Bách Khoa Đà Nẵng sau đó là người chủ trì thiết kế nhà máy kính nổi Viglacera, rồi sau đó là tòa nhà BMC ở Hà Tĩnh, tiếp sau đó là khách sạn Touranne Đà Nẵng, thiết kế Chùa Viễn Sơn,....Thành công trong sự nghiệp kiến trúc sư, một người không học tại một trường âm nhạc nào cả năm 2005 với bài hát Bà tôi anh đã giành bài hát của tháng trong chương trình Bài hát ViệtSau đó, vào năm 2007 anh đã phát hành CD đầu tiên của mình "Giọt sương bay lên" với 7 ca khúc; sau đó anh tiếp tục phát hành CD thứ 2 với 8 ca khúc mang âm hưởng dân gian thính phòng trong đó nổi bật là các ca khúc " Sông ơi đừng chảy ", " Bóng Anh Hùng " và " Ông Tôi" được nhiều giọng ca thính phòng thể hiện bao gồm các ca sĩ Tuấn Anh, Anh Thơ, Trọng Tấn và Tùng DươngCD VOL 1 hoàn chỉnh đầu tiên của anh là Giọt sương bay lên, phát hành năm 2007 với 7 ca khúc được trình bày qua giọng hát Ngọc Khuê và phần phối khí của nhạc sĩ Phan Cường.

Album VOL 2 có tên là " Ngồi Trên Vách Nắng" với 8 ca khúc mang âm hưởng " Dân gian thính phòng" với các giọng ca thính phòng nổi tiếng như Tuấn Anh, Anh Thơ, Trọng Tấn và Tùng Dương.


Bên cạnh đó, anh còn là thành viên sáng lập nên Nhóm thơ "Hoa lạ" với nhiều nghệ sĩ cùng tham gia như Nguyễn Vĩnh Tiến, Phạm Tường Vân, Đỗ Hoàng Diệu, Lã Thanh Tùng, Lưu Sơn Minh, Vũ Duy Hưng... cùng với đó là tác giả của tập truyện ngắn "Những giấc mộng kín" và "Những bình mình khác"

Nguyễn Vĩnh Tiến từng đổ vỡ 1 lần trong hôn nhân, kết quả cuộc hôn nhân đầu của anh là hai cô con gái; mới đây vào ngày 1 tháng 3 năm 2017, anh kết hôn lần 2 với Dancer Hotgirl Hà Thành Lê Vi.

Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến trong quan hệ với những người nổi tiếng khác

Bạn gái/ vợ/ người yêu Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Nguyễn Vĩnh Tiến sinh ngày 28-12-1974 [48 tuổi].

Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Nguyễn Vĩnh Tiến sinh ra tại Tỉnh Phú Thọ, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Ma Kết, cầm tinh con [giáp] hổ [Giáp Dần 1974]. Nguyễn Vĩnh Tiến xếp hạng nổi tiếng thứ 48592 trên thế giới và thứ 39 trong danh sách Kiến trúc sư nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1974 vào khoảng 46,92 triệu người.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018


Chân dung nhạc sĩ trẻ Nguyễn Vĩnh Tiến

Nguyễn Vĩnh Tiến cùng với nhạc sĩ Trần Tiến

Nguyễn Vĩnh Tiến cùng với các con

Một hình ảnh khác về người nghệ sĩ tài năng Nguyễn Vĩnh Tiến

Nguyễn Vĩnh Tiến - tác giả của ca khúc Bà tôi


Bình luận: Tên bạn:
Nội dung:

Các sự kiện năm 1974 và ngày 28-12

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Nguyễn Vĩnh Tiến

  • OPEC kết thúc lệnh cấm vận dầu mỏ bắt đầu vào năm 1973 trong chiến tranh Yom Kippur [ngày 18 tháng 3].
  • Nixon và Brezhnev gặp nhau tại Moscow để thảo luận về vũ khí thoả thuận hạn chế. Bối cảnh: giải trừ vũ khí hạt nhân
  • Cách mạng cánh tả kết thúc gần 50 năm cai trị độc tài ở Bồ Đào Nha [ra mắt ngày 25 tháng tư].
  • Ấn Độ thử nghiệm thành công một thiết bị hạt nhân, trở thành điện hạt nhân thứ sáu trên thế giới [18 tháng 5].
  • Hoàng đế Haile Selassie của Ethiopia là lật đổ. Một chế độ độc tài quân sự tập thể giả định sức mạnh [ngày 12 tháng 9].

Ngày sinh Nguyễn Vĩnh Tiến [28-12] trong lịch sử

  • Ngày 28-12 năm 1065: Westminster Abbey thánh hiến.
  • Ngày 28-12 năm 1832: John C. Calhoun đã trở thành phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ phải từ chức từ văn phòng.
  • Ngày 28-12 năm 1846: Iowa trở thành tiểu bang thứ 29 của Hoa Kỳ.
  • Ngày 28-12 năm 1869: William F. Semple cấp bằng sáng chế nhai kẹo cao su.
  • Ngày 28-12 năm 1895: Các Lumiere Brothers đã cho thấy phim thương mại đầu tiên tại Grand Café ở Paris.
  • Ngày 28-12 năm 1937: Composer Maurice Ravel qua đời ở Paris ở tuổi 62.
  • Ngày 28-12 năm 1945: Quốc hội chính thức công nhận Pledge of Allegiance.
  • Ngày 28-12 năm 1981: Elizabeth Jordan Carr, người Mỹ đầu tiên bé ống nghiệm, đã được sinh ra tại Norfolk, Va.
Hiển thị toàn bộ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Nguyễn Vĩnh Tiến được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Video liên quan

Chủ Đề