Nhận định thị trường chứng khoán ngày 8 3 2022

Thị trường chứng khoán 8/3/2022: Nhóm ngân hàng nhuộm đỏ, VN-Index tiếp tục giảm mạnh

[VOH] - Phiên giao dịch chiều ngày 8/3, áp lực chốt lời phủ lên gần như toàn bộ thị trường và cứ thế kéo chỉ số chính sàn HOSE bốc hơi hơn 25 điểm khi đóng cửa.

VN-Index dừng chân tại mốc thấp nhất ngày hình thành nên một cây nến đỏ đặc. VN-Index lúc này đang chờ đợi phản ứng ở vùng hỗ trợ 1.470 điểm, nếu đánh mất ngưỡng này thì rủi ro ngắn hạn sẽ gia tăng.

Biến động VN-Index trong phiên giao dịch chiều ngày 8/3/2022. [Ảnh chụp từ màn hình stockbiz]

Áp lực bán diện rộng khiến thị trường chìm sâu trong sắc đỏ. Không riêng gì nhóm vốn hóa lớn, lực bán chốt lời cũng phủ khắp các cổ phiếu midcap và penny khiến tâm lý giao dịch càng thêm ảm đạm.

Kết phiên 8/3, VN-Index giảm 25,34 điểm [1,69%] còn 1.473,71 điểm, HNX-Index giảm 6,97 điểm [1,54%] xuống 445,89 điểm, UPCoM-Index giảm 0,61 điểm [0,54%] còn 112,61 điểm.

-------

Phiên giao dịch sáng ngày 8/3, VN-Index bất ngờ lao dốc mạnh về giữa phiên với áp lực điều chỉnh đến từ hầu hết các nhóm ngành.

Thị trường trong nước mở cửa trong tâm lý khá tiêu cực, VN-Index có thời điểm mất hơn 12 điểm, tuy nhiên đà giảm đang dần thu hẹp với sự hẫu thuận của một số nhóm ngành như phân bón hóa chất, chứng khoán, điện.

Biến động VN-Index trong phiên giao dịch sáng ngày 8/3/2022. [Ảnh chụp từ màn hình stockbiz]

Hai nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng, bất động sản tiếp tục là lực cản chính kéo chỉ số VN-Index đi xuống.

Tuy nhiên,.lực cầu phản ứng khá tích cực khi chỉ số chạm mốc 1.485 điểm, dòng tiền từ từ giúp thị trường cân bằng trở lại và hiện chỉ số chính đã được kéo về trên ngưỡng 1.490 điểm.

Cổ phiếu phân bón tiếp tục giao dịch khởi sắc với loạt mã tăng mạnh như LAS [+6,3%], BFC [+2,8%], DCM [+2,6%], VAF thậm chí tăng trần lên 16.900 đồng/cp, trong khi DPM đang chững lại và xanh nhẹ trên tham chiếu.

Sắc xanh lan tỏa ở hầu hết cổ phiếu công ty chứng khoán. Dẫn dầu chiều tăng là nhiều mã vốn hóa nhỏ như DSC, PHS, BMS,... Kế đó, các ông lớn trong ngành như SSI, HCM ghi nhận mức tăng phổ biến 1- 2%.

Nhóm thép đồng loạt điều chỉnh. Trong khi đó, xu hướng phân hóa chi phối nhóm dầu khí với các mã tăng điểm gồm PVC, TDG, OIL, PVD,... chiều ngược lại PVS, GAS, BSR, PVT, PVB, PET, PLX,... giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu.

Dừng phiên sáng 8/3, VN-Index giảm 6,07 điểm [0,40%] còn 1.492,98 điểm, HNX-Index giảm 1,15 điểm [0,25%] xuống 451,71 điểm, UPCoM-Index giảm 0,01 điểm [0,01%] còn 113,21 điểm.

Chứng khoán Mỹ ngày 7/3 đồng loạt lao dốc khi nhà đầu tư lo lắng giá dầu tăng cao vì xung đột Nga – Ukraine sẽ cản trở tăng trưởng và thổi bùng lạm phát.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 797 điểm, tương đương 2,37%, và kết phiên ở 32.817 điểm. Cổ phiếu tài chính American Express diễn biến tiêu cực nhất khi mất tới gần 8%.

Chỉ số S&P 500 sụt gần 3% và chìm sâu hơn vào vùng điều chỉnh, như thể hiện trong biểu đồ dưới đây. So với đỉnh lịch sử hôm 3/1, S&P 500 hiện đang thấp hơn 12%. Nasdaq Composite cũng mất 3,6% trong phiên vừa qua và hiện đang ở trong vùng thị trường gấu do đã giảm trên 20% so với đỉnh lịch sử.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 8/4.

Kiên định với nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản

CTCK MB [MBS]

Về kỹ thuật, với phiên giảm mạnh kể từ giữa tháng 3 cho tới nay, chỉ số VN-Index đang retest trenline giảm kể từ đầu năm, đây cũng là vùng cận trên của xu hướng đi ngang kéo dài hơn 3 tháng qua.

Với sự xoay vòng liên tục của dòng tiền kể từ đầu tuần, từ nhóm chứng khoán đến đầu tư công, vật liệu xây dựng, hóa chất, dầu khí… Do vậy, nhà đầu tư không nên lướt sóng, kiên định với nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản.

"Mượn" đà giảm của thị trường để chốt lời bớt các cổ phiếu đã có lợi nhuận

CTCK Vietcombank [VCBS]

Áp lực bán mạnh mẽ cuối phiên chiều cho thấy tâm lý chủ động thoát khỏi thị trường của nhà đầu tư, trong bối cảnh thị trường chứng khoán quốc tế diễn biến tiêu cực, đồng thời, tâm lý nhà đầu tư trong nước cũng có sự quan ngại nhất định về sự gia tăng rủi ro đầu tư trong ngắn hạn.

Chỉ số VN-Index điều chỉnh giảm khá đáng kể, tuy nhiên, thanh khoản không tạo được đột biến cho thấy lực cung phần nhiều là hành động chốt lời ngắn hạn của một bộ phận nhà đầu tư.

Nhìn chung giai đoạn hiện tại của thị trường vẫn phù hợp hơn cho hoạt động "lướt sóng" ngắn hạn theo sự vận động của dòng tiền.

Theo đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc "mượn" đà giảm của thị trường để chốt lời bớt các cổ phiếu đã có lợi nhuận, đồng thời, gia tăng thêm tỉ trọng của các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần chú ý tiếp tục tuân thủ chặt chẽ kỷ luật đầu tư và không lạm dụng đòn bẩy trong giai đoạn "tranh tối tranh sáng" như hiện tại.

Hạn chế tăng tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt là ở những mã đang thua lỗ

CTCK Kiến Thiết Việt Nam [CSI]

Dù chưa xác nhận xu hướng giảm giá, song phiên hôm nay cũng là một tín hiệu cảnh báo, vì vậy, tạm thời chúng ta cần thận trọng hơn, hạn chế việc gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt là ở những mã đang có thua lỗ.

Giảm tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ

CTCK Yuanta Việt Nam

Chúng tôi cho rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.490-1.492 điểm.

Đồng thời, rủi ro ngắn hạn trên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có chiều hướng tăng dần, nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên cơ cấu lại danh mục.

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn cũng thận trọng hơn diễn biến hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung bị hạ từ mức TĂNG xuống TRUNG TÍNH. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên bán hết toàn bộ danh mục và có thể nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức 40-45% danh mục.

Mua lại một phần vị thế trading ngắn hạn quanh vùng hỗ trợ

CTCK KB Việt Nam [KBSV]

Thanh khoản tăng cao tại những nhịp sụt giảm trong phiên cho thấy áp lực phân phối đang có phần lấn át và để ngỏ rủi ro xuất hiện thêm nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp.

Mặc dù vậy, chỉ số VN-Index được kỳ vọng sẽ lấy lại cân bằng và có cơ hội hồi phục trở lại tại vùng hỗ trợ gần quanh 1.49x điểm.

Sau khi chốt lời các vị thế ngắn hạn tại vùng giá cao, nhà đầu tư có thể mua trở lại một phần vị thế trading ngắn hạn quanh vùng hỗ trợ đối với các cổ phiếu mục tiêu.

Nhiều khả năng sẽ quay trở lại vùng hỗ trợ 1.480 điểm

CTCK BIDV [BSC]

Bất chấp những nỗ lực vùng vẫy ở đầu phiên chiều, VN-Index tiếp tục bị sóng kéo trở về quanh 1.500 điểm. Bị sóng đánh tơi tả nhất là nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng với nhiều mã đồng loạt giảm mạnh. Bên cạnh đó, bộ ba Bank, Chứng, Thép cũng bị cuốn “lạc trôi”.

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 16/19 ngành giảm điểm.Trong những phiên tới, nhiều khả năng thị trường sẽ quay trở lại vùng hỗ trợ 1.480 điểm. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tiếp theo.

Diễn biến tích cực khi dòng tiền quay trở lại

Công ty Chứng khoán BIDV [BSC] cho rằng, sau 3 tuần giữ nhịp giao dịch chậm tạo đáy, chỉ số VN-Indexbất ngờ tăng 3,8% với thanh khoản cải thiện mạnh. Dòng tiền luân chuyển tích cực qua các ngành, kéo theo sự tăng điểm trên diện rộng của 18/19 ngành và 313 cổ phiếu tăng so với 81 cổ phiếu giảm. Các ngành giảm sâu như dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản, và ngành ngân hàng có kết quả kinh doanh cải thiện mạnh tăng tốt lần lượt 10%, 7,5% và 4,5%. Mùa công bố kết quả kinh doanh cơ bản đã hoàn thành, vận động thị trường sắp tới sẽ phụ thuộc vào sự vận động của dòng tiền và bị ảnh hưởng từ diễn biến thị trường chứng khoán quốc tế cũng như thông tin trong nước về việc cấp room tín dụng và sửa đổi Thông tư 153.

Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tháng 7 ở mức 199 nghìn tài khoản, giảm 57% tháng trước. Dù vậy số tài khoản mở mới trong 7 tháng đã hơn 2 triệu tài khoản so với 1,53 triệu của năm 2021. Thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn thoái trào dù vậy kênh đầu tư chứng khoán vẫn có sức hút nhất định với nhà đầu tư. Về kết quả kinh doanh quý II, 93% số công ty niêm yết trên Hose, HNX đã công bố kết quả kinh doanh quý II với mức tăng trưởng 4% yoy. 56% số công ty có tăng trưởng dương và 13,3% số công ty thua lỗ. Nhóm cổ phiếu VN30 có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế âm 2,3% yoy trong khi nhóm ngân hàng có mức tăng trưởng 31,6% yoy. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế quý II kém tích cực và phụ thuộc nhiều vào nhóm ngân hàng, tuy nhiên nếu không tính mức giảm sút của VHM và HPG thì lợi nhuận sau thuế thị trường vẫn tăng 20%.

Sự giằng co và phân hóa có thể tiếp diễn

Theo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN [ASEANSC], về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh nhỏ thứ 2, dạng ‘Spinning top’, tại vùng kháng cự 1.255 - 1.260 điểm, kèm thanh khoản giảm nhẹ phiên thứ 3 và ở gần mức trung bình 20 phiên, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy sự mạnh lên của bên bán, sự suy yếu của dòng tiền, và đà tăng tạm thời chững lại.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần lưu ý rằng, một số chỉ báo kỹ thuật đang cho tín hiệu quá mua, do đó, rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu. Trong kịch bản tiêu cực, chỉ số VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.245 – 1.250 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.235 – 1.240 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của chỉ số VN-Index dự báo ở mức 1.255 – 1.260 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.265 – 1.270 điểm. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.

Thị trường chứng khoán ngày 8/8 tiếp tục giằng co và có sự phân hóa [ảnh minh họa]

Nhận định của ASEANSC, thị trường ngày 5/8 ghi nhận một phiên giảm điểm nhẹ, kết thúc chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp, do nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn bắt đầu suy yếu, trong bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ phiên thứ 3 và ở gần mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy sự mạnh lên của bên bán, sự suy yếu của dòng tiền, và đà tăng tạm thời chững lại. Điểm tích cực là nhóm chứng khoán và bất động sản vẫn còn duy trì được đà tăng khá. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý rằng một số chỉ báo kỹ thuật đang cho tín hiệu quá mua, do đó, rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu.

ASEANSC dự báo trong phiên giao dịch tới, sự giằng co và phân hóa có thể tiếp tục diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.245 – 1.250 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.255 – 1.260 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Vùng cản 1.250 điểm – 1.262 điểm tiếp tục là thử thách

Theo nhận định của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB, dù để mất điểm trong phiên cuối tuần nhưng thị trường cũng đã khép lại tuần tăng thứ 4 liên tiếp, chuỗi tăng theo tuần dài nhất hơn 1 năm qua. Thanh khoản thoát đáy đang là điểm tựa cho nhịp phục hồi của thị trường, kể cả trong kịch bản thị trường có chịu áp lực chốt lời hay điều chỉnh. Về kỹ thuật, vùng cản 1.250 điểm – 1.262 điểm tiếp tục là thử thách cho chỉ số Vn-Index trong tuần tới, nếu thanh khoản tiếp tục được duy trì ở vùng 13.500 tỷ đồng – 15.000 tỷ đồng, các nhịp rung lắc sẽ không đáng ngại.

Ông Nguyễn Trung Du - Giám đốc Dịch vụ đầu tư và quản lý tài sản, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt [TVSI] cho rằng: Thị trường giảm điểm sau 4 phiên tăng liên tiếp trong tuần qua là điều hoàn toàn bình thường. Các chỉ số và nhiều cổ phiếu có chuỗi phiên tăng liên tiếp trong tuần qua với hầu hết nhà đầu tư giao dịch T+ đều có mức lãi nhẹ. Mức giảm hôm nay khá nhẹ và cho thấy đây là hoạt động điều chỉnh thông thường.

“Chúng tôi cho rằng thị trường cần thêm một vài phiên củng cố ở đầu tuần tới và chỉ số VN-Index vẫn đang trong hành trình hướng về vùng kháng cự 1.315 điểm”, ông Nguyễn Trung Du nhận định.

Cũng theo ông Nguyễn Trung Du, nhóm ngành chứng khoán vẫn là điểm sáng và là nhóm ngành tăng tốt nhất trong phiên giao dịch ngày hôm nay cũng như trong tuần giao dịch này. Nhóm cổ phiếu ngành bất động sản tiếp tục duy trì đà tăng ấn tượng trong phiên hôm nay và lực tăng tích cực vẫn chủ yếu từ nhóm cổ phiếu midcaps. Tuy nhiên, cần chú ý khi nhóm ngành bất động sản đang dần chạm kháng cự đỉnh tháng 6 trước đó và cần chú ý nhịp điều chỉnh.

Video liên quan

Chủ Đề