Nhiệt độ ảnh hưởng đến thực vật như thế nào

Trang chủ » Lớp 9 » Giải sgk sinh học 9

Câu 1: Trang 129 - sgk Sinh học 9

Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

Bài làm:

  • Vì mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định.
  • Nhiệt độ ánh hưởng tới các đặc điểm hình thái [thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá..., động vặt có lông dày].
  • Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...
  • Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng ngủ hè, tránh lạnh ngũ đông,...

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 1 bài 43 sinh học 9, câu 1 trang 129 sinh học 9, giải câu 1 bài 43 sinh học 9, giải câu 1 trang 129 sinh học 9

Lời giải các câu khác trong bài

1. Đối với động vật:

- Các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau với nhiệt độ.

+ Động vật biến nhiệt như côn trùng, bò sát, ếch nhái... có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

+ Động vật hăng nhiệt như chim thú... có nhiệt độ không đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Ví dụ: Ở cá rôphi Việt Nam:

+ 5,6°C: giới hạn dưới [chết].

+ 42°C: giới hạn trên [chết].

+ 30°C: nhiệt độ tối thuận.

+ 5,6°C - 42°C: giới hạn chịu đựng [hay giới hạn sinh thái].

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của động vật.

Ví dụ: Ở vùng Bắc cực, động vật có kích thước lớn, da dày mỡ nhiều, trọng lượng nặng hơn so với vùng nhiệt đới [Ví dụ ở gấu, rái cá...]. Nhờ đó giúp chúng dự trữ được năng lượng.

Tai, mõm và đuôi của thú vùng Rắc cực nhỏ hơn tai, mõm, đuôi của các cá thể cùng loài ở vùng nhiệt đới. Nhờ dó giúp chúng giữ nhiệt tốt hơn.

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật.

Ví dụ: Vào mùa rét, chim đi cư từ phương Bắc sang phương Nam. Hiện tượng ngủ đông của dơi, gấu.... khi trời quá rét.

- Nhiệt độ môi trường tăng, làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí trong thể sinh vật là làm cho chu kì sống ngắn lại.

Ví dụ: Ruồi giấm có chu kì sống 17 ngày đêm ở 18°C; nếu tăng nhiệt môi trường đến 25°C thì chu kì sống chỉ còn 10 ngày đêm.

2. Đối với thực vật

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái cơ thể thực vật.

Ví dụ: Cây sống ở vùng nhiệt đới, tầng cutin trên bề mặt lá rất dày để chống mất nước cho cây; cây ở vùng ôn đới có lá rụng nhiều về mùa đông để giảm thoát hơi nước; chồi cây được bao bọc bởi lớp vảy mỏng, thân và rễ có lớp bần dày để tạo lớp cách nhiệt, giữ ấm cho cây.

- Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí của thực vật.

+ Đa phần, thực vật quang hợp tốt ở nhiệt độ 20°C - 30°C. Ở 0°C cây ngừng quang hợp.

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đôn quá trình trao đổi khí, nhiệt độ cao làm tăng cường độ hô hấp.

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

– Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50°C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.

– Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật:

+ Đối với thực vật: Thực vật vùng nóng thường có lá xanh quanh năm, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Thực vật vùng lạnh, về mùa đông, cây thường rụng lá, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày cách nhiệt.

+ Đối với động vật: Động vật vùng nóng thường có kích thước nhỏ hơn, động vật vùng lạnh có kích thước lớn hơn, lông dày và dài hơn.

+ Một số động vật còn có tập tính lẩn tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè,…

– Dựa vào khả năng thích nghi với nhiệt độ, sinh vật được chia thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt: là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.

II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật

– Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

– Đối với thực vật: tùy khả năng thích nghi với độ ẩm, thực vật được chia thành 2 nhóm là thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn.

+ Thực vật ưa ẩm: Sống nơi ẩm ướt, lá to và mỏng, tầng cutin rất mỏng. Khả năng điều tiết nước yếu, gặp điều kiện khô hạn như khi nắng nóng quá cây thoát nước nhanh nên bị héo.

+ Thực vật ưa hạn: có các cơ chế chống mất nước [lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, phiến lá dài hẹp], dự trữ nước [thân có nhiều tế bào chứa nước, khi gặp mưa cây tích luỹ một lượng nước trong cơ thể, trong củ], lấy nước [rễ mọc sâu trong lòng đất, hoặc lan rộng để hấp thụ nước,…], trốn hạn [khi khô hạn lâu, hoạt động sinh lí của cây yếu, ban ngày lỗ khí đóng để hạn chế mất nước; hạt rụng xuống, ngủ nghỉ khi gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm].

Sự thích nghi của thực vật nơi khô hạn

– Đối với động vật: tùy thuộc vào khả năng thích nghi với độ ẩm, động vật được chia thành 2 nhóm động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.

+ Động vật ưa ẩm [ếch, nhái, giun đất…] nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao. Da ẩm ướt và là cơ quan trao đổi nước, khí của cơ thể [ếch nhái]. Hoạt động nhiều vào ban đêm, trong bóng râm hoặc trốn tránh vào các hang hốc. Vào mùa đông lạnh hoặc khi thiếu nước thì ếch nhái có thể ngủ thời gian dài trong hang hoặc vùi mình trong bùn ẩm ướt.

+ Động vật ưa khô sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Có một số đặc điểm: Chống thoát hơi nước [giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít], chứa nước [tích luỹ dưới dạng mỡ [bướu ở lạc đà], ốc miệng có nắp chứa nước], lấy nước [chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước [lạc đà sử dụng cả nước mặn], uống nước nhiều, một số ĐV có thể tạo nước trong có thể nhờ quá trình phân giải mỡ], trốn hạn [khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn [nhiều loài côn trùng], hoạt động về đêm,…]

Các loài động vật tiêu biểu ở vùng khô hạn

Trường Đại Học Đà LạtKhoa nông lâmẢnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của thực vậtNhững người thực hiện:1.Nguyễn Xuân Thắng 09153802.Lê Văn Trãi 09153973.Võ Quang Dũng 09153044.Lê Đức Hoàng 0915329Gv hướng dẫnTrần Thị Minh Loan Đặt vấn đề.Thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi loài thích hợp với một môi trường sống nhất định.nhưng chúng gắn bó với nhau thành một thể thống nhất và chịu tác động qua lại với nhau.Mỗi loài trong giới tự nhiên, từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao,từ sinh vật đơn bào đến sinh vật đa bào…Đều chịu ảnh hưởng của các nhân tố trong môi trường sống [ nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh] *Nhân tố hữu sinh-Nhân tố hữu sinh:là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật [hoặc nhóm sinh vật ] này với một sinh vật [] khác sống xung quanh: như nhân tố con người, thiên địch, kẻ thù…*Nhân tố vô sinh: -Nhân tố vô sinh: là tất cả các nguyên tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật như: lượng mưa,nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm….-Trong những nhân tố vô sinh nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn. A.Nhiệt độ ảnh hưởng đến thực vật thông qua hai mặt là nhiệt độ của đất và nhiệt độ không khí.1.Nhiệt độ của đất:Nhiệt độ của đất gián tiếp đến cây trồng thông qua các quá trình hóa học,sinh học và lí học trong đất.Nếu nhiệt độ của đất cao sẽ thúc đẩy hoạt động của các sinh vật đất, đặc biệt là hoạt động phân giải chất hưu cơ của vi sinh vật để cung cap chất dinh dưỡng cho cây trồng, mặt khác nhiệt độ của đất còn ảnh hưởng đến khả năng trao đổi và hấp thụ lý-hóa trong đất, qua đó thể giải phóng để cung cấp các cation giúp câu hấp thụ chất dinh dưỡng 1 cách thuận lợi hơn. Nhiệt độ không khíNhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến qua trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.Nhìn chung tất cả các tiến trinh sinh lí,hóa học và sinh học trong thưc vật đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.Thực vật nói chung đều có thay đỏi dáp ứng của nhiệt độ rất rộng,nhưng cũng có một số loài lai sinh trưởng và phat triển trong một giới hạn nhiệt độ xác định.Các hoạt động sinh học bị giới hanjtrong một khoang nhiệt độ nhất định,giữa nhiệt độ cao hơn điệm nhiệt độ bắt đầu đông đá và thấp hơn điểm nhiệt độ bắt đầu biến chất,cố nghĩa là từ khoảng 0-50 độ C. Đối với thực vật, nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái, chức năng sinh lý và khả năng sinh sản. Nhiệt độ thấp có ảnh hưởng đến hình thái của cây G.I Parlovscaia [1948] đã làm thí nghiệm với cây Cốc-xa-ghi [Taraxacum koksaghyz] thấy rằng trong điều kiện ánh sáng và độ ẩmgiống nhau, nếu để cây ở nhiệt độ 60C thì lá xẻ thuỳ sâu, ở nhiệt độ 15 -180C lá không xẻ thuỳ sâu nhưng mép lá có răng cưa nhỏ. Những thí nghiệm đối với một số cây ăn quả vùng ôn đới như táo, lê cho thấy khi nhiệt độ xuống thấp thì rễ cây có màu trắng, ít hóa gỗ, mô sơ cấp phân hóa chậm, ở nhiệt độ cực thích rễ có màu, tầng phát sinh hoạt động mạnh tạo nhiều gỗ, bó mạch dài, ở nhiệt độ cực hạn cao thì rễ có màu, gỗ dày cứng và cây chết dần. •Tùy theo nơi sống có nhiệt độ cao hay thấp mà cây hình thành nên những bộ phận bảo vệ. Cây mọc ở nơi trống cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao thì cây có vỏ dày, màu nhạt, tầng bần phát triển nhiều lớp có tác dụng cách nhiệt, lá nhỏ, có tầng cutin dày hạn chế sự bốc hơi nước. Những cây có thân ngầm dưới đất, khi các phần trên mặt đất bị tổn thương, bị chết, từ thân ngầm mọc lên những chồi mới và cây phục hồi. Hoặc ở những vùng ôn đới về mùa đông cây có hiện tượng rụng lá nhờ đó hạn chế diện tích tiếp xúc với không khí lạnh; cây hình thành lên các vảy bảo vệ chồi, các lớp bần phát triển để cách nhiệt.•Thực vật là cơ thể biến nhiệt, vì thế các hoạt động sinh lý của nó đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. Cây quang hợp tốt ở nhiệt độ 20 -300C, nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến quá trình này.•Ở nhiệt độ 00C cây nhiệt đới ngừng quang hợp vì diệp lục bị biến dạng, ở nhiệt độ từ 400C trở lên sự hô hấp bị ngừng trệ.  •Thực vật là cơ thể biến nhiệt, vì thế các hoạt động sinh lý của nó đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. Cây quang hợp tốt ở nhiệt độ 20 -300C, nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến quá trình này.•Ở nhiệt độ 00C cây nhiệt đới ngừng quang hợp vì diệp lục bị biến dạng, ở nhiệt độ từ 400C trở lên sự hô hấp bị ngừng trệ. Các cây ôn đới có khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 00C, ví dụ như một số loài tùng, bách mầm cây vẫn hô hấp khi nhiệt độ xuống -220C. Quá trình thoát hơi nước của thực vật cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí càng cao, độ ẩm không khí càng xa độ bảo hòa; cây thoát hơi nước mạnh. Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của nguyên sinh chất tăng lên, áp suất thấm lọc giảm nên rễ hút nước khó khăn không đủ cung cấp cho cây, để thích nghi trong điều kiện này cây tiến hành rụng lá.•Nhiệt độ có ảnh hưởng của đến quá trình sống thực vật. Trong những giai đoạn phát triển cá thể khác nhau, nhu cầu nhiệt độ cũng khác nhau. Chẳng hạn như ở giai đoạn nảy mầm, hạt cần nhiệt độ thấp hơn thời kỳ nở hoa, vào thời kỳ quả chín đòi hỏi nhiệt độ cao hơn cả. Khả năng chịu đựng nhiệt độ bất lợi ở các bộ phận của thực vật không giống nhau. Lá là cơ quan tiếp xúc nhiều và trực tiếp với không khí, do đó chịu đựng được sự thay đổi về nhiệt độ thấp. I.1.Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt.Mỗi loai thưc vật đêu có một nhiệt độ thích hợp để nảy mầm tao cây con.Nhưng nhìn chung tất cẩ cac loài thực vật cố hạt [thưc vật hạt kín và thực vật hạt trần] thì nhiệt độ tối thích để hạt nảy mầm là trong khoảng nhiệt độ từ 23 độ C-33 độ C.Ngoài ra,sự nảy mầm của hạt còn tùy thuôc vào nhiều yếu tố khác như: ánh sáng,độ ẩm của đất,lượng mưa và tùy thuôc vao từng giống cây trồng. Ví dụ.Nhiệt độ nảy mầm của cây đậu từ 23-280C ,của cà chua từ 20-250C. I.2 Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình dáng của thực vật.Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến hình dáng của cây.Tùy thuộc vào từng môi trường sống với từng nền nhiệt độ khác nhau mà cây có nhưng biến đổi về hình thái của cây để tồn tại và phát triển.Ví dụ:Cây xương rồng ở sa mạc do nhiệt độ môi trường cao nên lá của cây biến thành gai,rễ ăn sâu xuống đát để hút đượcnhiều dinh dưỡng,có nhiều loài cây cỏ ở sa mạc bộ rễ ăn sâu xuống đất từ vài mét đến vài chuc mét. Cây xương rồng ở sa mạc có lá biến thành gai. II.Các ngưỡng nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.1.Nhiệt độ tối thấp :Dưới khoảng nhiệt độ này các hoạt động trao đổi chất của thực vật sẽ bị ngưng trệ.Nếu kéo dài cây sẽ chết.Nhiệt độ tối thấp ảnh hưởng đến sự nảy mầm và đâm chồi của cây nhiệt đới.Một số cây trồng lại yêu cầu nhiêt độ tối thấp để nảy mầm.2.Nhiệt độ tối hảo: Trong khoảng nhiệt độ này cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.Quá trình quang hợp lớn hơn hô hấp và thoát hơi nước.Trên phương diện về nhiệt độ,cây trồng đươc chia làm 3 loại:Cây xứ lạnh,cây xứ nóng,cây xứ ấm. Nhiệt độ tối cao:Là giới han nhiệt độ mà cây có thể chịu đựng được,lớn hơn khoảng nhiệt độ này cây sẽ ngừng tăng trưởng và chết.Quá 45-50 độ C,sự quang hợp sẽ ngừng hẳn,cây bị chết vị ngừng hô hấp,quang hợp hay vì thoát hơi quá nhanh cây bị mất nước và héo.Sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng còn phụ thuộc vào biên độ nhiệt độ.Sự biến thiên nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm ảnh hưởng đến qua trình sinh trưởng của cây trồng.Ví dụ:Cây cà phê biên độ dao động nhiệt giưa ngày và đêm vào khoảng60 ra hoa,khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự thăng gián vào khoang 230/270C,nếu biên độ nhiệt là 60C nhưng sự chênh lệnh nhiệt độ cao vào khoảng 300C/240C thì quá trình nở hoa kém và đậu quả thấp. I.3 Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa của thực vật.•Nhiệt độ thấp ảnh hưởng trực tiếp hay cảm ứng lên sự ra hoa khó phân biệt được. Nói chung, cây hai năm hay cây đa niên đòi hỏi nhiệt độ lạnh là bắt buộc trong khi cây mùa đông hàng niên thường đòi hỏi không bắt buộc.•Điều kiện nhiệt độ thấp làm giảm sự sinh trưởng của cây, mất sự hô hấp và thúc đẩy sự phân giải tinh bột và các chất dự trữ khác có thể cải thiện trực tiếp sự đồng hóa cung cấp cho đỉnh chồi và thúc đẩy quá trình theo hướng sinh sản. •Thời gian đòi hỏi nhiệt độ thấp cần cho sự ra hoa tùy thuộc vào từng loài [species] - thậm chí từng thứ [variety] và tuổi của cây. Thông thường, thời gian xử lý nhiệt độ thấp đạt hiệu quả từ 1- 3 tháng cho cây mùa đông hàng niên, cây hai năm và cây đa niên. Đối với cây đòi hỏi thời gian xử lý nhiệt độ thấp ngắn, chỉ cần một vài ngày hoặc 2 tuần là có hiệu quả. Như cây Apium gravcolens [celery] và Anthriscus cerefolius [chervil] có hiệu quả thúc đẩy sự ra hoa sau 1-2 ngày trong điều kiện nhiệt độ thấp.•Sự cảm ứng nhiệt rõ ràng là một quá trình số lượng, càng xử lý nhiệt độ thấp càng lâu thì hiệu quả càng nhiều [Hình 3.1]. Nhiệt độ từ 1-7 oC thường có hiệu quả cảm ứng nhiệt tốt nhất. Nhiệt độ dưới 0 oC như ở -6 oC có hiệu quả trên cây ngũ cốc. Những cây ở xứ ấm như cây olive [Olea europaca] nhiệt độ lạnh thích hợp từ 10-13 oC. •Nhiệt độ hiệu quả nhất còn tùy thuộc vào thời gian xử lý. Như là một qui luật chung, nhiệt độ tối hảo giảm khi thời gian xử lý tăng. •Thời gian đòi hỏi nhiệt độ thấp cần cho sự ra hoa tùy thuộc vào từng loài [species] - thậm chí từng thứ [variety] và tuổi của cây. Thông thường, thời gian xử lý nhiệt độ thấp đạt hiệu quả từ 1- 3 tháng cho cây mùa đông hàng niên, cây hai năm và cây đa niên. Đối với cây đòi hỏi thời gian xử lý nhiệt độ thấp ngắn, chỉ cần một vài ngày hoặc 2 tuần là có hiệu quả. Như cây Apium gravcolens [celery] và Anthriscus cerefolius [chervil] có hiệu quả thúc đẩy sự ra hoa sau 1-2 ngày trong điều kiện nhiệt độ thấp.•Sự cảm ứng nhiệt rõ ràng là một quá trình số lượng, càng xử lý nhiệt độ thấp càng lâu thì hiệu quả càng nhiều [Hình 3.1]. Nhiệt độ từ 1-7 oC thường có hiệu quả cảm ứng nhiệt tốt nhất. Nhiệt độ dưới 0 oC như ở -6 oC có hiệu quả trên cây ngũ cốc. Những cây ở xứ ấm như cây olive [Olea europaca] nhiệt độ lạnh thích hợp từ 10-13 oC. •Nhiệt độ hiệu quả nhất còn tùy thuộc vào thời gian xử lý. Như là một qui luật chung, nhiệt độ tối hảo giảm khi thời gian xử lý tăng. Sự kích thích mầm hoa bắt đầu với sự dừng sinh trưởng dinh dưỡng trong thời gian nghỉ đông ở vùng Á nhiệt đới hoặc trong thời gian khô hạn ở vùng nhiệt đới. Nói chung, trên cây trưởng thành, sự sinh trưởng của chồi dừng và tỉ lệ sinh trưởng của rễ giảm trong mùa đông ngay khi nhiệt độ xuống chưa đến 12,5oC. Trong thời gian sinh trưởng nầy mầm phát triển khả năng ra hoa. Do đó, sự kích thích ra hoa bao hàm sự kiện trực tiếp chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang ra hoa [Davenport, 1990]. Davenport [1990] và Garcia-Luis và ctv. [1992] cho rằng sự tượng mầm hoa có thể xảy ra trước sự kích thích nhưng những bằng chứng về vấn đề nầy còn giới hạn. Nhiệt độ thấp và khô hạn là hai yếu tố kích thích đầu tiên, trong đó nhiệt độ thấp là yếu tố đầu tiên ở vùng Á nhiệt đới trong khi khô hạn là yếu tố kích thích ra hoa cho cam quýt ở vùng nhiệt đới. Nhiệt độ dưới 25oC trong nhiều tuần lễ là yêu cầu kích thích mầm hoa [Inoue, 1990]. •. Ngưỡng nhiệt độ thấp cảm ứng ra hoa là 19oC trong vài tuần và ngưỡng tối thấp là 9,4oC. Số hoa sản xuất tỉ lệ với sự khắc nghiệt của nhiệt độ thấp hoặc khô hạn. Nhiệt độ càng thấp hay sự khô hạn càng khắc nghiệt tỉ lệ ra hoa càng cao. Ngoài ra, tỉ lệ phát hoa có lá hoặc không lá có liên quan với sự khắc nghiệt của Stress. Điều kiện stress càng khắc nghiệt sẽ tạo ra nhiều bông không mang lá. Ở ngoài đồng, sự khô hạn dài hơn 30 ngày kích thích số mầm hoa có ý nghĩa. Mầm hoa được kích thích trong điều kiện khô hạn nhưng chỉ phát triển nhiệt độ ấm lên hoặc ẩm độ đất tăng [không còn “xiết nước”]. Thường cây sẽ ra hoa sau khi tưới nước 3-4 tuần. Thời gian từ khi cảm ứng ra hoa đến khi hoa•nở thay đổi từng năm. Áp dụng GA3 trong giai đoạn kích thích ra hoa sẽ ngăn cản sự kích thích và sự ra hoa tiếp theo [Davenport, 1990]. I.4 Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự tạo quả[thụ hàn]•Nhiệt độ cao•Ít nhất có ba vấn đề được khám phá trong mối liên hệ giữa sự thụ hàn và xử lý nhiệt độ cao theo sau:•Nhiệt độ cao trong vài ngày có thể dưới một vài tình huống sẽ làm hủy bỏ hiệu quả của việc thụ hàn trước đó. •Chỉ có nhiệt độ cao thì không có hiệu quả việc loại bỏ sự thụ hàn, nhưng nếu liên kết với ánh sáng thấp thay đổi liên tục hoặc trong tối như trên cây đậu, Chrysanthenum. •Chưa phát hiện sự loại bỏ hiệu quả của sự thụ hàn bởi nhiệt độ cao đối với những loài ít. •Nhiệt độ cao có tác dụng loại bỏ hiệu quả của sự thụ hàn trong khoảng từ 25-40 oC. Nhiệt độ từ 18-25 oC cũng có thể có hiệu quả. Nhiệt độ thụ hàn và loại bỏ sự thụ hàn được tách riêng biệt và trong một vài loại cây khoảng cách rất nhỏ, như 13-15oC ở cây Petkus, 17-18oC ở cây củ cải đường. Phạm vi của sự thụ hàn tăng với thời gian xử lý nhiệt, ít nhất tới một giới hạn nào đó thí dụ như một vài ngày ở 30-35 oC đối với cây ngũ cốc mùa đông. Sự tạo qủa ở quả cà chua. Nhiệt độ ảnh hưởng đến đặc tính của quả.•Một số đặc tính của trái như kích thước, hình dạng, màu sắc, thời gian chín, TSS, TA bị ảnh hưởng rất mạnh bởi yếu tố khí hậu. Tỉ lệ sinh trưởng của trái tối hảo trong điều kiện nhiệt độ từ 20-25oC, nhiệt độ lớn hơn 30oC và thấp hơn 13oC ức chế sự sinh trưởng của trái. Khí hậu ẩm, lạnh trái sẽ phát triển tốt hơn khí hậu khô, nóng. Cấu trúc của con tép mịn trong điều kiện khí hậu ẩm. Trong điều kiện Á nhiệt đới màu sắc trái phát triển tốt hơn trong điều kiện nhiệt đới. Diệp lục tố bắt đầu bị phá huỷ khi nhiệt độ ban đêm thấp hơn 13oC. Trị số TSS cao nhất đạt được trong điều kiện nhiệt đới và Á nhiệt đới ẩm, nhiệt độ ban đêm cao làm giảm TSS ở vùng nhiệt đới. Hàm lượng Acid thấp và giảm nhanh khi nhiệt độ cao, hàm lượng acid cao nhất ở vùng bán sa mạc hoặc vùng sa mạc Á nhiệt đới. *Ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hương đến thời gian thu hoach cua quả.Nên thu hoạch quả lúc sáng sớm để đăt hiệu quả kinh tế cao nhất.Thu hoạch bắp cải và chôm chôm lúc sáng sớm. II.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phân bố của thưc vật.Ở khí hậu nhiêt đới với nền nhiệt ẩm cao thục vật có nguồn gốc nhiệt đới chiếm ưu thế.Chủ yếu là rừng rậm thường xanh quanh năm. *Khí hậu ôn đới,nhiệt độ môi trường thấp,tiết trời lạnh.thực vật chủ yếu có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới,thưc vật lá kim chiếm ưu thế.

Video liên quan

Chủ Đề