Những tác phẩm văn học hiện đại

Bước đường cùng kể về cuộc đời đầy đau khổ dằng dặc của anh Pha trước Cách mạng tháng Tám. Hồi đó anh khỏe mạnh, trai tráng, có một vợ một con. Với tuổi tác, sức vóc cộng thêm tính cần cù, chăm chỉ thì đời sống gia đình anh cũng không đến nỗi lao đao, vất vả. Nhưng chế độ thực dân nửa phong kiến khiến không chỉ anh Pha mà hàng triệu nông dân như anh rơi vào bước đường cùng.

Tên địa chủ Nghị lại, do cướp bóc của dân mà giàu nứt đố đổ vách. Hắn cấu kết với quan trên để vơ vét, chiếm đoạt của cải. Pha dính vào vụ kiện với Trương Thi – người hàng xóm, để có tiền anh phải vay tiền Nghị lại. Tiền lãi ngày càng lớn, Pha đành phải bán ruộng và gánh hàng xén của vợ. Rồi nạn đói, mưa lũ úng thủy, dân trong vùng mắc dịch tả. Vợ con Pha cũng lần lượt chết vì bệnh dịch.

Nhưng Pha cho đó là do “phù phép”, thế là Pha bị mê tín và phải đóng thêm lệ làng. Cuối cùng vụ gặt đến, Pha trắng tay, Nghị lại gọi Pha đến đòi nợ. Cuối cùng Pha phải bỏ làng ra đi. Tác phẩm phản ánh chân thực sự bóc lột của địa chủ tàn nhẫn, những nỗi áp bức của quan lại tham nhũng, những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn, để đi đến bước đường cùng là phá sản.

Link tham khảo tại: //tiki.vn/buoc-duong-cung-p576763.html

Bức tranh xã hội Việt Nam trước cách mạng được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Bước đường cùng

Bước đường cùng- Nguyễn Công Hoan

Nền văn học Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Trong các chương trình học có lẽ tất cả các bạn đọc đều phải tiếp xúc rất nhiều với các tác phẩm văn học trung đại cũng như hiện đại. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những điều cần biết về tác phẩm văn học hiện đại để hiểu rõ hơn văn học hiện đại là gì nhé.

Văn học hiện đại là gì? Tìm hiểu ngay dùng tacphamcuaban.com

Sự ra đời của văn học hiện đại

Văn học hiện đại được ra đời vào giai đoạn 1945-1954 gắn liền với hai sự kiện có ảnh hưởng căn bản và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống chính trị – xã hội Việt Nam.

  • Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 

Đây là giai đoạn đất nước vừa giành được độc lập [1945-1946] thường những tác phẩm này xoay quanh việc ca ngợi tổ quốc và quần chúng cách mạng.

  • Giai đoạn sau năm 1946 đây là năm kháng chiến chống Pháp

Đây là giai đoạn nền văn học tập trung chủ yếu phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những tác phẩm nêu lên sự gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng kháng chiến hướng tới đại chúng. Phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào một tương lai tất thắng.

  • Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1964 

Đây là giai đoạn tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh thống nhất đất nước. Văn học thời kỳ này thường tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người mới trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

  • Giai đoạn năm 1965 đến 1975 

Đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ vì thế mà nền văn học thời kỳ này kể cả miền Bắc hay miền Nam đều tập trung vào cuộc chiến đấu chống Mỹ. Chủ đề bao trùm thời kỳ này là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng các mạng.

Có thể bạn quan tâm đọc ngay: Những điều cần biết về tác phẩm trung đại

Thể loại văn học hiện đại

Đối với văn học hiện đại: 

Văn học hiện đại có nội dung phong phú và hấp dẫn hơn. Có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Văn học hiện đại thời kỳ này không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội của cuộc sống một cách chân thật mà văn học trung đại chưa thể khai thác được.

Văn học hiện đại có cái nhìn rộng mở hơn tính nghệ thuật cao hơn. Trong những bài viết tác phẩm văn học hiện đại có cái nhìn rộng hơn, phóng khoáng hơn biểu lộ được cái tôi trong bài viết.

Thể loại: Đa dạng hơn phong phú hơn trong đó có truyện ngắn tiểu thuyết, tùy bút… giúp người viết có cái nhìn tự do rộng mở hơn có thể thoải mái thể hiện tình cảm mà không sợ bị gò bó có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách khác nhau có các hình ảnh hiện đại…

Một số tác giả, tác phẩm văn học hiện đại tiêu biểu

  • Trong giai đoạn từ năm 1945-1954 các tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này bao gồm:

Dân khí miền Trung [Hoài Thanh], Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt [Tố Hữu], Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông [Xuân Diệu], Tình sông núi [Trần Mai Ninh]…

Sau năm 1946 văn học tập trung vào cuộc kháng chiến chống Pháp nên các tác phẩm thời kỳ này bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,… đều đạt được những thành tựu mới. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt [Nam Cao], Làng [Kim Lân], Vùng mỏ[Võ Huy Tâm], Xung kích [Nguyễn Đình Thi], Đất nước đứng lên [Nguyên Ngọc], Tập truyện Truyện Tây Bắc [Tô Hoài], tập thơ Việt Bắc [Tố Hữu], các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh Khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp…, Tủy tiến [Quang Dũng], Đồng chí [Chính Hữu], bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam [Trường Chinh]…

  • Giai đoạn từ năm 1955 – 1964 

Đây là giai đoạn mà các tác phẩm tập trung viết về hình ảnh người lao động, ca ngợi những thay đổi của đất nước sự chia cắt hai miền:

Văn xuôi thường mở rộng đề tài bao quát được khá nhiều vấn đề nhiều phạm vi hiện thực đời sống. Thể loại thơ thời kì này cũng phát triển rất mạnh mẽ cảm hứng lớn từ đất nước dân tộc. Thể lại kịch cũng gặt hái được nhiều sự chú ý của dư luận như Một đảng viên [Học Phi], Ngọn lửa [Nguyễn Vũ], Quẫn [Lộng Chương], Chị Nhàn, Nổi gió [Đào Hồng Cẩm]…

  • Giai đoạn từ năm 1965 – 1975 

Trong giai đoạn này nền văn học như nở rộ với những tác phẩm như: Mùa văn học nở rộ thành công với những tác phẩm truyện của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, với thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải. tác phẩm truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn… và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu… Các tác phẩm của các nhà thơ đã phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường, cái ác liệt, những hy sinh, tổn thất… trong chiến tranh. 

Kịch chống Mĩ cũng có những thành tựu với nhiều tác phẩm đáng ghi nhận: Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai [Xuân Trình]; Đại đội trưởng của tôi [Đào Hồng Cẩm]; Đôi mắt [Vũ Dũng Minh]…

Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao biểu hiện sự tìm tòi cách thể hiện mới và cách tân. Đánh dấu một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại: tập trung thể hiện cuộc ra quân của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam; khái quát tầm vóc dân tộc trong thời đại mới, tăng cường chất suy tưởng chính luận, tạo âm vang rộng lớn mang hơi thở thời đại.

Ngoài ra bạn có thể xem thêm nhiều tác phẩm hay hơn nữa bằng cách: Click ngay 

Video liên quan

Chủ Đề