Nợ đọng trong xây dựng cơ bản là gì

THU THỦY

Tràn lan nợ đọng

Theo Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016 thì nợ đọng XDCB vốn ngân sách [NS] T.Ư là hơn 9.557 tỷ đồng. Còn theo số liệu nợ đọng do Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam [VACC] công bố, đến nay ước tính lên đến 30 - 40.000 tỷ đồng. Kỳ hạn nợ dài ngắn cũng khác nhau, trong đó có dự án [DA], gói thầu kéo dài tới 10 - 12 năm.

Phó Chủ tịch VACC Dương Văn Cận chia sẻ, tình trạng nợ đọng XDCB tại các DA đầu tư xây dựng trong cả nước khá phổ biến và nhiều năm nay diễn ra ở mức độ nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ quả xấu, dẫn đến công trình thi công dở dang, kéo dài, đầu tư kém. Vấn đề này nếu không có biện pháp xử lý thì sẽ không có hồi kết. Có gói thầu của một DN nhỏ chỉ thi công trong ba năm, khoản nợ lên tới cả trăm tỷ đồng, chiếm 10% giá gói thầu, mặc dù DA đã quyết toán nhưng NT vẫn chưa được thanh toán.

Thực trạng này là bài toán chưa có lời giải của DN trong nhiều năm qua. Theo Tổng Công ty [TCT] CP Xuất, nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam [VINACONEX], nợ đọng XDCB của TCT có xu hướng giảm, song vẫn khá lớn, cần phải đặc biệt lưu tâm. Vào thời điểm ngày 31-12-2014, tình trạng nợ đọng của VINACONEX là 2.346 tỷ đồng, đến ngày 31-12-2015 giảm xuống còn 1.182 tỷ đồng và đến ngày 31-12-2016 ở mức 1.185 tỷ đồng.

Còn tại TCT Xây dựng Trường Sơn, tính đến ngày 31-5-2017, CĐT còn nợ DN này số tiền hơn 1.653 tỷ đồng. Trong đó, nợ năm 2017 là 439 tỷ đồng; năm 2016 là 542 tỷ đồng; năm 2015 là 254 tỷ đồng; năm 2014 là 162 tỷ đồng; năm 2013 là 157 tỷ đồng; và nợ năm 2012 về trước là 97 tỷ đồng. Cùng với giá trị sản xuất dở dang còn chưa được nghiệm thu là 991 tỷ đồng, hiện tổng số nợ tồn đọng của TCT này lên tới… 2.644 tỷ đồng.

Chủ tịch VACC Nguyễn Quốc Hiệp cho biết thêm, nhiều DN vốn chỉ có 200 tỷ đồng nhưng nợ đọng XDCB lên hơn 1.000 tỷ đồng. CĐT không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện khiến NT nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít DN phải giải thể và có nguy cơ phá sản, đồng thời góp phần làm nợ xấu của ngân hàng [NH] tăng lên. Tình trạng tràn lan nợ đọng XDCB khiến hiệu quả đầu tư kém, nghiêm trọng hơn, tình trạng này đã, đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Tình trạng tràn lan nợ đọng XDCB đang ảnh hưởng xấu đến an toàn nợ công. Ảnh: A.NAM

Đặc biệt, theo báo cáo Thẩm tra việc quyết toán NSNN năm 2015, nợ đọng XDCB vốn NS T.Ư và trái phiếu Chính phủ đến hết kế hoạch năm 2015 chưa bố trí nguồn thanh toán là 14.043,798 tỷ đồng, có đến 30/48 địa phương được kiểm toán phát sinh nợ đọng XDCB mới 7.227,3 tỷ đồng, nợ đọng XDCB của một số địa phương còn lớn. Riêng thực hiện chương trình nông thôn mới [NTM], đến ngày 31-1-2016, có 53 tỉnh, thành phố phát sinh nợ đọng XDCB 15.218,9 tỷ đồng. Việc giải ngân để thanh toán nợ đọng XDCB trong thực hiện NTM đang vướng mắc do không được phép thanh toán các khoản nợ đọng phát sinh sau khi Luật Đầu tư công có hiệu lực thi hành. Khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM của các địa phương là nguồn vốn cho xây dựng NTM rất eo hẹp thì tại nhiều địa phương còn diễn ra tình trạng phê duyệt các DA vượt khả năng cân đối, dẫn đến nợ XDCB tiếp tục tăng lên tới 16.736 tỷ đồng [thời điểm ngày 31-12-2016].

Bổ sung cơ chế, giảm nợ đọng

Theo ông Hoàng Ngọc Tú, Phó Trưởng ban Kinh tế kỹ thuật [Tập đoàn DELTA], có nhiều nguyên nhân dẫn tới nợ đọng XDCB hiện nay. Thí dụ, trước khi ký kết hợp đồng, NT tìm hiểu năng lực tài chính của CĐT không kỹ, năng lực của NT trong công tác đàm phán, ký kết hợp đồng với CĐT còn yếu, chưa có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả… Bên cạnh đó, CĐT không có nguồn tài chính bảo đảm, nên NH không bảo lãnh, gây khó khăn trong việc bán căn hộ. Không những thế, nhiều CĐT có đủ tiềm lực tài chính nhưng cố tình chây ì không trả tiền nợ cho NT, thậm chí tìm mọi cách để trì hoãn hay gây khó khăn trong hồ sơ thanh toán và quyết toán cho NT. Với những vụ việc này, nếu không giải quyết được bằng biện pháp thông thường thì nên đưa ra tòa án hay trọng tài kinh tế để giải quyết. Tuy nhiên, phương án này là bất đắc dĩ vì các bên đều bị thiệt hại và cũng phải mất một thời gian dài theo đuổi với đủ các phiền toái.

Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh quyết toán giữa CĐT và NT, tránh nợ đọng trong XDCB, trong pháp luật về đầu tư xây dựng như Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các luật có liên quan khác cần có quy định bắt buộc CĐT phải có ngân hàng bảo lãnh vốn theo kế hoạch vốn của DA để chi trả cho NT theo hợp đồng đã ký kết, tương tự việc CĐT yêu cầu NT phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Điều này để bảo đảm bình đẳng giữa CĐT và NT.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, nếu NT bỏ thầu thì mất tiền bảo lãnh dự thầu, còn nếu gặp khó khăn xin rút thì mất tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ngược lại, CĐT hoàn toàn không có sự bảo lãnh thanh toán 30% hợp đồng khi triển khai thực hiện được 60 - 70% khối lượng công việc.

Bên cạnh đó, nhiều NT cho rằng, đối với vốn ngoài ngân sách nhà nước [NSNN], trong quá trình xét duyệt cấp phép xây dựng cần phải có các quy định chặt chẽ về năng lực tài chính của CĐT. Còn đối với DA dùng NSNN, ngày 10-10-2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 27/CT-TTg về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương. Theo đó, việc xử lý nợ đọng XDCB là nội dung quan trọng của tái cơ cấu đầu tư công và lập lại kỷ cương trong đầu tư XDCB; đồng thời, là một trong các giải pháp để ổn định tài chính vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong việc để phát sinh nợ đọng XDCB. Đồng thời, phải tự cân đối các nguồn vốn để xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng XDCB.

Từng là địa phương khá “nóng” về tình trạng nợ đọng XDCB, mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành công văn về giải quyết nợ đọng XDCB của các DA trên địa bàn. Cụ thể, UBND thành phố yêu cầu UBND các huyện, thị xã có nợ XDCB thực hiện nghiêm việc tổ chức kiểm tra, rà soát hồ sơ nghiệm thu công trình các DA còn nợ XDCB đến ngày 31-1-2017 để xác định chính xác số nợ thuộc trách nhiệm của các cấp NS. Điều chỉnh vốn năm 2017 theo hướng tập trung sử dụng toàn bộ các nguồn NS: phân cấp đầu tư cho phát triển, nguồn thưởng vượt thu, vốn đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn NS hỗ trợ có mục tiêu, nguồn vốn hỗ trợ giao thông, thủy lợi… để thanh toán nợ XDCB của tất cả các cấp NS. Thời hạn hoàn thành trước ngày 30-6-2017. Chỉ khi nào xử lý xong nợ XDCB, nếu còn vốn mới bố trí cho các DA để tiếp tục thực hiện.

Báo cáo Kết quả giám sát “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM [giai đoạn 2010 - 2015] gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Trưởng đoàn giám sát, từng thẳng thắn chỉ rõ: Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để tăng cường quản lý vốn đầu tư, khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB, tuy nhiên, các địa phương vẫn nợ đọng XDCB lớn. Đề nghị, đối với các địa phương còn nợ đọng XDCB thì không cho phép triển khai công trình xây dựng mới cho đến khi xử lý xong nợ đọng; chỉ phê duyệt DA khi đã xác định được nguồn vốn. Cùng với đó là thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư công, đấu thầu, không cho phép DN tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tư, thi công DA NTM khi chưa được bố trí vốn. Đề nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng XDCB.

Nợ đọng xây dựng là gì? Mình đảm bảo có nhiều bạn vẫn còn đang khá thắc mắc cái vấn đề này. Chính vì thế hôm nay mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Nợ đọng xây dựng cơ bản là gì

Nợ đọng xây dựng cơ bản là gì?

nợ đọng xây dựng cơ bản: Theo Khoản 19, Điều 4 Luật đầu tư công quy định: “Nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa có vốn bố trí cho phần khối lượng thực hiện đó”.

Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản [XDCB] là vấn đề nhức nhối và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp [DN] trong lĩnh vực xây dựng. Nợ đọng XDCB không chỉ diễn ra ở các dự án gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước [NSNN], vốn trái phiếu Chính phủ mà còn hiện diện ở tất cả các dự án thuộc các nguồn vốn, ở các loại gói thầu như tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, vật tư…

Hướng giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản hiệu quả

Để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng XDCB, đòi hỏi nhiều biện pháp quyết liệt hơn từ phía các ngành, các cấp trung ương và địa phương, trước mắt cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, xác định việc xử lý nợ đọng XDCB là một trong những nội dung quan trọng cần thiết phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, nhằm lập lại kỷ cương trong đầu tư XDCB. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đầu tư XDCB trong từng ngành, địa phương, đơn vị.

Xem thêm: Sau By The Time Dùng Gì ? Cấu Trúc, Cách Sử Dụng Như Thế Nào Trong Tiếng Anh?

Giải quyết tốt nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới

[ĐCSVN] - Với nhiều giải pháp quyết liệt được thực hiện, đến thời điểm này, các tỉnh thành phố đều đã có kế hoạch và bố trí đủ vốn thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Quốc hội và Chính phủ.

Những giải pháp lớn…

Khi bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cách đây 10 năm, nền kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động và bố trí nguồn lực thực hiện, nhất là nguồn ngân sách nhà nước và huy động từ doanh nghiệp.

Trong khi đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới lần đầu tiên thực hiện đã được triển khai đồng loạt trên phạm vi gần 9.000 xã, 670 đơn vị cấp huyện và 63 tỉnh, thành phố; khối lượng công việc về xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn.

Đồng chí Trần Văn Môn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương nhớ lại, giai đoạn 2011 - 2015, Quốc hội có vốn đến đâu thì bố trí đến đó và hàng năm thông báo chậm nên ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ, hiệu quả, phần nào dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. Rút kinh nghiệm, sang giai đoạn 2016 - 2020, Quốc hội đã ưu tiên bố trí tổng mức vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình tối thiểu là 63.155,6 tỷ đồng, tăng gấp 3,8 lần so với giai đoạn trước và được Chính phủ cân đối, bố trí đủ 100% theo Nghị quyết Quốc hội phê duyệt. Trong đó, tập trung ưu tiên bố trí đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn và xã dưới 5 tiêu chí với hệ số cao gấp 4-5 lần so với các xã khác. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã giao vốn trung hạn cả giai đoạn cho các địa phương để chủ động và sử dụng có hiệu quả ngân sách.

Giao những dự án quy mô nhỏ cho cộng đồng trực tiếp làm và hưởng lợi là một trong những giải pháp để thu hút hiệu quả đóng góp của nhân dân, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới trong điều kiện ngân sách có hạn.

Một trong những quyết sách khác của Trung ương tạo sự chủ động cho địa phương, đó là Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161NĐ-CP ngày 02/12/2016 về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, một số dự án có quy mô nhỏ [tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng], kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, phần còn lại do nhân dân đóng góp; dự án nằm trên địa bàn 01 xã, do UBND xã quản lý thì được thực hiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng rút gọn. Các dự án này được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù là lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản thay cho báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. UBND xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ xây dựng công trình. Căn cứ ý kiến thẩm định, UBND xã chỉ đạo hoàn thiện và phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình; Ban quản lý xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã có trách nhiệm giám sát trong quá trình thi công công trình…

Việc quy định cơ chế, thủ tục quản lý đầu tư xây dựng rút gọn đối với những dự án quy mô nhỏ, do cộng đồng trực tiếp làm và hưởng lợi là một trong những yếu tố quan trọng để Chương trình xây dựng nông thôn mới thu hút hiệu quả đóng góp của cộng đồng, người dân thông qua hiến đất, góp công sức. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Trung ương, trong 10 năm thực hiện Chương trình, người dân đã tự nguyện hiến hơn 45 triệu m2 đất để làm đường và các công trình phúc lợi. Nhờ đó, hàng vạn km đường giao thông nông thôn được xây dựng nhưng không phải đền bù, giải phóng mặt bằng.

Để kịp thời chấn chỉnh việc huy động nguồn lực thực hiện Chương trình của các địa phương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đã có nhiều văn bản chỉ đạo kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng cơ bản sai quy định.

Bộ NN và PTNT cũng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Một trong những điều kiện được xét công nhận là “không có nợ đọng trong xây dựng cơ bản”. Chính nhờ có quy định này của Thủ tướng Chính phủ mà các địa phương đã phải chủ động rà soát, xác định cụ thể số nợ xây dựng cơ bản, đồng thời tập trung nguồn lực để thanh toán dứt điểm nợ đọng đối với những xã, huyện đang trong quy trình làm hồ sơ thủ tục đề nghị đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, nhằm phát huy tối đa sự tham gia và nhất là vai trò phản biện của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cũng như để người dân - người thực sự hưởng lợi đánh giá về kết quả xây dựng nông thôn mới, trong trình tự xem xét, công nhận các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu bắt buộc phải lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân do MTTQ triển khai. Đây vừa là giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản cũng đồng thời là giải pháp phòng ngừa bệnh thành tích ở cơ sở trong việc xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thực tế là tại Hà Tĩnh, cuối năm 2018, 2 xã Thiên Lộc [huyện Can Lộc] và Kỳ Bắc [huyện Kỳ Anh] do một số lý do, trong đó có việc còn nợ đọng xây dựng cơ bản nên đã bị thu hồi bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Với những giải pháp này của Trung ương, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, đến thời điểm này, các tỉnh thành phố đều đã có kế hoạch và bố trí đủ vốn thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Quốc hội và Chính phủ.

để hoàn thành khối lượng lớn xây dựng hạ tầng

Giải quyết tốt tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình xây dựng nông thôn mới càng trở nên có ý nghĩa khi các thiết chế hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản ở nông thôn nước ta đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ.

Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Trung ương, cả nước đã xây dựng mới và nâng cấp được trên 206,7 nghìn km đường giao thông, trong đó khoảng 68,7% được cứng hóa. 904 hệ thống thủy lợi được xây dựng phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên; 6.336 hồ chứa nước có dung tích từ 50.000 m3 trở lên, gần 16.000 đập dâng kiên cố các loại; gần 12 nghìn trạm bơm điện, trên 290 nghìn km kênh mương… Mỗi xã có đủ hệ thống 3 trường: mẫu giáo/mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. 79% số xã có nhà văn hóa, trung tâm thể thao, tăng 37% so với thời điểm năm 2010. Gần 73 nghìn thôn có nhà văn hóa, khu thể thao; trên 11 nghìn trạm y tế xã, trong đó hơn 76% đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng mới trên 860 chợ, cải tạo nâng cấp trên 1.600 chợ…

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn nước ta đã thay đổi vượt bậc, khang trang, đồng bộ, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân và bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Qua điều tra của một số cơ quan nghiên cứu cho thấy gần 85% số hộ nông thôn hài lòng về xây dựng nông thôn mới. Ở gần 120 đơn vị cấp huyện xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, mức độ hài lòng của người dân còn tăng lên rất cao, đạt từ 94 - 99%.

Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Một trong những mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa. Với khối lượng xây dựng cơ bản còn lớn thì những bài học kinh nghiệm trong giải quyết tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản giai đoạn 2016 - 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ rất có ý nghĩa tham khảo để tiếp tục tổ chức thực hiện thành công Chương trình trong giai đoạn tiếp theo./.

Bài, ảnh: Phương Liên

Video liên quan

Chủ Đề