No2 bằng bao nhiêu

Vấn đề khí độc [NH3, NO2,…] là một trong những yếu tố gây khó khăn cho người bà con khi nuôi bởi chúng phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi chỉ sau một tháng nuôi ngắn ngủi. Do đó, việc xử lý khí độc trong ao nuôi tôm là vô cùng quan trọng; đặc biệt là khí độc nitrite [NO2] trong ao nuôi.

Nguyên nhân khí độc trong ao nuôi gây hại cho tôm

  • Ở những ao nuôi cũ, ao lót bạt qua nhiều vụ nuôi, chất hữu cơ dưới đáy ao, thức ăn nhiều đạm lơ lửng, tích tụ, hòa vào nước làm tiêu tốn Oxy và xuất hiện nhiều khí độc NO2 trong ao nuôi.
Kiểm tra nhá tôm thường xuyên
  • Chất thải trong quá trình nuôi tôm sản sinh ra 1 lượng khí độc; tôm càng lớn, càng ăn nhiều và thải ra càng nhiều, dẫn đến lượng NO2 ngày càng cao.
  • Mưa cũng làm cho khí độc có điều kiện tiếp xúc với tôm chẳng hạn:
    • Trời âm u, nhiều mây sẽ che ánh sáng mặt trời làm tảo không có ánh sáng để quang hợp, quá trình hô hấp của tảo sẽ làm cho Oxy hòa tan trong ao giảm xuống thấp, khí độc sẽ tăng nhanh và phân tán đến nơi cho ăn làm tôm yếu dễ mắc bệnh.
    • Mưa làm tăng axit trong nước, từ đó giảm pH tăng tính độc của NO2 sẽ nguy hiểm hơn cho tôm.
    • Khi mưa lớn kéo dài làm phân tầng, tầng nước ngọt phía trên và tầng nước mặn phía dưới, điều này làm cản trở Oxy hòa tan xuống tầng nước phía dưới, làm tôm stress và tăng tính độc của NO2.
    • Mưa kèm theo gió làm xuất hiện sóng trên mặt nước, điều này sẽ tạo ra luồng nước ở dưới đáy ao. Khuấy động đáy ao nuôi làm tróc lớp bùn mỏng bảo vệ mặt đáy, khí NO2 sẽ thoát ra phủ khắp đáy ao.
  • Quá trình thu tỉa tôm, vớt tôm chết của người nuôi cũng làm xáo trộn đáy ao, làm khí độc có điều kiện thoát ra từ lớp bùn đáy.
Quá trình tôm lột xác
  • Khi tôm lột xác chúng cũng thường tập trung ở khu vực chất thải, nơi tiềm ẩn khí độc vì thế dễ bị ảnh hưởng của khí độc.

* NO2 cao hết ngưỡng thường là 5.0 [ppm], là quá cao, và tôm đã lờ đờ và có thể bỏ ăn, chết.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước

Men vi sinh xử lý khí độc NO2 [Bio-TC8]

Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 [Bio-TC3]

Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi [Bio-TC7]

Men vi sinh xử lý phèn [Bio-TC5]

Tác hại của khí độc đối với ao nuôi tôm

  • Khí độc rất nguy hại cho tôm nuôi:
    • Đối với tôm sú thường tập trung tại khu vực đáy ao nên rất dễ bị ảnh hưởng từ khí độc, tôm yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn, dễ nhiễm bệnh hoặc thậm chí chết do khí độc NO2.
    • Đối với tôm thẻ, chúng thường hoạt động trong tầng nước nên cũng ít bị ảnh hưởng, tuy nhiên khi tôm thẻ lột xác hoặc quá trình tìm thức ăn chúng cũng sẽ tiếp xúc với đáy ao và bị ảnh hưởng của khí độc làm suy yếu.
Tôm lột xác không cứng vỏ trong ao nuôi có NO2
  • Khi tôm bị khí độc ảnh hưởng chúng thường nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, bỏ ăn, nếu không xử lý kịp thời tôm sẽ dễ nhiễm bệnh và chết.

⇒ Vì vậy chúng ta phải có biện pháp kiểm soát nitrit, ngăn ngừa, xử lí NO2 trong ao nuôi.

Công ty Tin Cậy có cung cấp và phân phối Test NO2 Sera được dùng kiểm tra hàm lượng NO2 trong môi trường nước, đặc biệt là môi trường ao nuôi trồng thủy sản.

Test NO2 Sera [ống nghiệm chia vạch]
Thang màu Test NO2 Sera

Hàm lượng NO2 sau khi so màu

Mức độ ảnh hưởng

5.0 mg/lNgộ độc, lập tức châm chất khử Nitrite Sera Toxivec nhiều lần và thay nước2.0 g/lNguy hiểm, châm chất khử Nitrite Sera Toxivec nhiều lần hoặc thay nước1.0 mg/lCó hại, châm chất khử Nitrite Sera Toxivec hoặc thay nước0.5 mg/lChấp nhận được, có thể châm thêm chất khử Nitrite Sera Toxivec0.0 mg/lTốt

Sau khi kiểm tra hàm lượng Nitrit trong nước ao nuôi, nếu vượt quá ngưỡng cho phép. Bà con xử lý NO2 bằng 2 cách sau đây:

Trường hợp tôm còn nhỏ:

Bà con cần khắc phục bằng Vi sinh xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi thủy sản [BIO – TC8] do công ty Tin Cậy cung cấp. Chuyên xử lí khí độc nitrite [NO2] trong ao nuôi tôm giúp cân bằng sinh thái, giảm tỉ lệ bệnh cho tôm, giúp tăng năng suất nuôi trồng.

Chế phẩm sinh học BIO-TC8 chuyên xử lý NO2 trong ao nuôi.

 

Cách sử dụng:

  • Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g chế phẩm pha với nước sạch, tạt đều trên diện tích 2.000 m³ nước ao nuôi tôm.
  • Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý.
  • Vì đây là vi sinh, chế phẩm sinh học- nên cần phải có thời gian để vi sinh xử lý môi trường và phát huy tác dụng. Đặc biệt với NO2, bà con nên theo dõi thường xuyên, và khi hiện tượng chớm xuất hiện là phải xử lý ngay. Vì 5-7 ngày sau vi sinh mới phát huy tác dụng, NO2 mới giảm.

Cách làm:

  • Trước tiên hòa tan 2kg rỉ đường + 5 lít nước sạch + 250g chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30
  • Sục khí 3h. Bà con tiến hành sử dụng 5 lít /1000m3 nước ao nuôi.
    • 3-7 ngày sử dụng/lần để xử lý các chất thải hữu cơ và kiểm soát khí độc. Tùy vào điều kiện ao nuôi để có thể tăng hay giảm liều lượng để đạt hiệu quả xử lý và tiết kiệm chi phí.
    • Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy máy quạt trước 30 phút rồi mới tạt chế phẩm
Chạy quạt nước trước khi tạt vi sinh cho ao nuôi phát sinh khí độc nitrite [NO2]

Trường hợp tôm lớn:

  • Bà con sử dụng chế phẩm xử lý khí độc BIO-TC8-DN để xử lý, sử dụng 1 lít BIO TC8 DN cho 1000m3 nước ao nuôi;
  • Trường hợp NO2 quá cao, bà con dùng Test NO2 Sera kiểm tra mà ra 5.0 [đỏ lừ] thì tăng liều dùng lên 2 lít/1000m3, sẽ giảm NO2 rất hiệu quả.
  • Các Chế phẩm xử lý NO2 này [BIO TC8 và BIO TC8 DN] vẫn là xử lý cấp cứu- xử lý phần ngọn. Còn để xử lý tận gốc là vẫn phải EM- AQUA/EM1 + chế độ cho ăn hợp lý.

Trường hợp hàm lượng NO2 trong ao cao quá [5 mg/l], bà con có thể thu ngay, để không ảnh hưởng đến sản lượng nuôi.

Chủ Đề