Nơi đăng ký khai sinh xem ở đâu

Câu hỏi:

Tôi xin hỏi: Tôi mới về làm phòng TC-HC tại xí nghiệp gạch tại Hoàng Mai Nghệ An. Gặp vấn đề thông tin người lao động trong xí nghiệp sai sót nhiều. Tôi muốn hỏi:

1/ Quê quán là gì? Nguyên quán là gì?

2/ Nơi sinh là gì? Quê quán của con là nơi sinh của cha?

3/ Cách ghi quê quán trong giấy khai sinh?

4/ Giấy khai sinh không ghi quê quán phải làm gì?

Xin cảm ơn Tổng đài tư vấn trực tiếp! Tôi rất mong sớm có hồi đáp

Trả lời: Với câu hỏi của bạn, Luật sư của Hoàng phi xin trả lời như sau:

Quê quán là gì? Nguyên quán là gì?

Quê quán là địa danh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Hiện nay, quê quán được xác định theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, cụ thể như sau:

8. Quê quáncủa cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Nguyên quán là cách gọi của nhiều người thay cho quê quán trên thực tế, nguyên quán không được giải thích trong các văn bản pháp luật, song một số giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đây có cụm từ nguyên quán, ví dụ: CMND theo mẫu 9 số.

Nơi sinh là gì? Quê quán của con là nơi sinh của cha?

Nơi sinh là địa danh hành chính nơi cá nhân được sinh ra, nơi sinh khác với quê quán, nơi sinh và quê quán là những mục khác nhau được thể hiện trên tờ khai khi đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.

Quê của con có thể xác định theo quê của cha theo thỏa thuận của cha mẹ hoặc tập quán và có thể trùng với nơi sinh của cha trên thực tế, song vẫn cần phân biệt hai khái niệm này.

VD: Quê quán của cha trên giấy khai sinh ghi Hà Nội, quê quán của mẹ trên giấy khai sinh là Nam Định. Cha mẹ chung sống tại Hà Nội, em bé được sinh ra tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Tại thời điểm đăng ký khai sinh, cha mẹ thỏa thuận chọn quê quán của con theo quê của cha, theo đó, quê quán của con là Hà Nội, nơi sinh cũng được ghi theo địa chỉ cơ sở y tế tại Hà Nội Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Cách ghi quê quán trong giấy khai sinh?

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Như vậy, cần căn cứ vào giấy khai sinh của cha, mẹ để ghi đúng thông tin về quê quán của con khi thực hiện tờ khai đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.

Ngoài cách ghi quê quán trong giấy khai sinh thì cách ghi nơi sinh cũng là quan tâm của nhiều người. Do đó, chúng tôi xin chia sẻ thêm về cách ghi nơi sinh, cụ thể như sau:

Thông tư số 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn về cách ghi nơi sinh trong hai trường hợp cụ thể sau đây:

Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.

Ví dụ:

+ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội

+ Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính [xã, huyện, tỉnh], nơi sinh ra.

Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Giấy khai sinh không ghi quê quán phải làm gì?

Quê quán là thông tin cần hoàn thiện để cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch, dân cư, cư trú được đầy đủ, chính xác. Giấy khai sinh là giấy tờ gốc thể hiện thông tin này. Vậy nếu giấy khai sinh của Quý vị không có ghi quê quán thì phải làm như thế nào?

Trong trường hợp thiếu thông tin về quê quán, tức là thông tin hộ tịch, theo đó, khi thiếu thông tin về quê quán, Quý vị có thể bổ sung thông tin hộ tịch theo các quy định tại các Điều 27 và 29 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể như sau:

Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch

1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.

Quý vị có thể tham khảo nội dung mục HỎI ĐÁP luật dân sựcó liên quan đến nội dung bài viết trên như sau:

Có thể đăng ký thay đổi quê quán được không?

Xin cho phép hỏi quý công ty vấn đề như sau:

Mình 26 tuổi, cha mình là người Hoa sống ở đây lâu năm rồi, đời mình là đời thứ 4. Mẹ mình là người dân tộc Kinh. Trước đây, mình mang dân tộc Hoa theo cha, nhưng giờ mình muốn theo dân tộc Kinh của mẹ. Theo quy định của pháp luật Dân sự thì được phép, nhưng giờ mình bị vướng quê quán. Mình có hỏi cán bộ tư pháp thì được chỉ cho cách là chuyển dân tộc từ Hoa sang Kinh nhưng quê quán theo cha là Trung Quốc. Giấy khai sinh cũ của mình không có quê quán [theo mẫu cũ], mẫu mới thì có.Vậy cho mình hỏi có quy định nào cho đổi luôn quê quán không?

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công tyLuật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Quê quán được hiểu là nơi cha hoặc mẹ bạn được sinh ra và lớn lên, đây là nơi mỗi con người có sự gắn bó mật thiết về mặt tình cảm, có ông bà, cha mẹ, người thân họ hàng cùng sinh sống. Việc bắt buộc phải ghi rõ quê quán trong các giấy tờ hộ tịch, giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, là một cách nhằm nhắc nhở mỗi con người dù đi đâu, làm gì cũng phải luôn luôn nhớ về ông bà tổ tiên, nhớ về cội nguồn dân tộc của mình.

Đối với vấn đề thay đổi quê quán, hiện nay,pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể nào. Tuy nhiên, chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề xác định quê quán như sau:

Theo nhưkhoản 8 điều 4Luật Hộ tịch 2014 thì: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Theo quy định tạiKhoản 1Điều 4Nghị định 123/2015/NĐ-CPQuy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch như sau:

Điều4. Xác định nội dungđăng ký khai sinh, khai tử

1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a] Họ, chữ đệm, tên vàdân tộccủatrẻ em được xác định theothỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của phápluậtdân sựvà được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợpcha, mẹ không có thỏa thuậnhoặckhông thỏa thuận được, thìxác định theo tập quán;

b] Quốc tịch của trẻ em được xác định theoquy định của pháp luật về quốc tịch;

c] Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;

d] Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơitrẻ em sinh ra.

đ]Quê quáncủa người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tạiKhoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.

Như vậy, ngay từ khi mới sinh ra thìquê quán của trẻ emđã được xác định cụ thể làtheo quê quán của người cha hoặc theo quê quán của người mẹ theo tập quántại nơi sinh sống hoặctheo thỏa thuận giữa cha hoặc mẹ. Chỉ trừ trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì quê quán của người con sẽ được xác định theo quê quán của người mẹ.

Đồng thời tạiĐiều 26 Luật Hộ tịch 2014quy định vềPhạm vi thay đổi hộ tịchnhư sau:

Điều26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Theo quy định trên thì pháp luật chỉ cho phépthay đổi hộ tịchtrongphạm vi liên quan đến họ, chữ đệm, tên của cá nhân trong giấy khai sinh đã đăng kýtrong trường hợp người đi khai sinh có sự nhầm lẫn, sai sót trong việc cung cấp các thông tin này hoặc rơi vào các trường hợp đặc biệt mà pháp luật đã quy định. Đồng thời, cho phép thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.Pháp luật hiện hành chưa có quy định cho phép thay đổi quê quán trong giấy khai sinh. Do vậy, quê quán của công dân sẽ được xác định theo quê quán đã khai báo khi đăng ký khai sinh từ thời điểm ban đầu.

Đối với trường hợp của bạn, việc bạn muốn đổi từ dân tộc Hoa sang dân tộc Kinh là hoàn toàn có thể theo quy định của pháp luật Dân sự. Còn vấn đề liên quan đến quê quán của bạn, thìbạn có thể theo quê quán của cha hoặc mẹtùytheo thỏa thuậnhoặctheo tập quánngay từ khi tiến hành đăng ký giấy khai sinh. Nếu khi tiến hành đăng ký giấy khai sinh cho bạn đã thỏa thuận theo quê quán của cha bạn là Trung Quốc mà giờ bạn muốn đổi lại quê quán theo quê quán của mẹ bạn thì điều này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với LuatHoangPhi.Vn để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề