Nội soi tiêu hóa gây mê bệnh viện trung ương

Theo ThS.BS Nguyễn Phước Lâm – Bác sĩ Nội soi tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, nội soi dạ dày là phương pháp an toàn và ưu việt nhất để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thực quản – dạ dày – tá tràng. Với hình ảnh trực quan từ hệ thống thiết bị nội soi hiện đại, các chuyên gia tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh có thể dễ dàng quan sát, phát hiện những tổn thương ống tiêu hóa, từ đó có phương án tầm soát, điều trị cụ thể cho người bệnh.

Tư vấn chuyên môn bài viết ThS.BS Nguyễn Phước Lâm – Bác sĩ Nội soi tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Ngày càng có nhiều người mắc các bệnh đường tiêu hóa trên nguy hiểm, gồm cả ung thư thực quản – dạ dày. Tuy nhiên, kể cả khi đã có các triệu chứng như thường xuyên đau bụng, ợ hơi, buồn nôn…, nhiều người vẫn chần chừ, không muốn đi khám và nội soi dạ dày vì tâm lý e sợ. Trong suy nghĩ của họ, nội soi dạ dày là thủ thuật gây đau đớn, khó chịu, chỉ được chỉ định khi không còn cách chẩn đoán nào khác.

Thế nhưng, trên thực tế, nội soi dạ dày không hề đáng sợ như vậy. Trái lại, nó là phương pháp vừa an toàn, vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm để chẩn đoán các vấn đề tiêu hóa bất thường. Việc hiểu rõ về phương pháp này sẽ giúp người bệnh thoải mái, loại bỏ sự lo ngại khi được chỉ định nội soi, đồng thời chủ động hơn trong quá trình tầm soát sức khỏe đường tiêu hóa.

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày [nội soi bao tử] là thủ thuật đưa ống soi mềm vào bên trong đường tiêu hóa nhằm kiểm tra, quan sát thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng. Đây là thủ thuật an toàn và đem lại hiệu quả cao trong việc phát hiện, nhận định các tổn thương của đường tiêu hóa trên. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể sử dụng một số dụng cụ đặc biệt để cắt polyp, sinh thiết, cầm máu, lấy dị vật trong ống tiêu hóa, nong những phần bị hẹp, thắt tĩnh mạch thực quản…

Nội soi dạ dày rất hiếm gây ra biến chứng. Các biến chứng chủ yếu đến từ việc người bệnh không hợp tác hoặc đường tiêu hóa có tình trạng thủng, dọa thủng từ trước, người bệnh có những bệnh lý nền về tim mạch và phổi nặng. Một số biến chứng có thể có bao gồm chảy máu, xây xát niêm mạc, nhiễm trùng, biến chứng tim mạch và hô hấp… [1]

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Khi nào bạn cần nội soi dạ dày, trong đa số trường hợp thì nội soi bao tử sẽ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, người bệnh sẽ cần nội soi khi:

  • * Có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lý đường tiêu hóa trên như khó nuốt, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn, đi ngoài phân đen…
  • * Cần lấy mẫu mô chẩn đoán [sinh thiết] hoặc điều trị một số tình trạng nhất định thông qua nội soi dạ dày như giãn thực quản, cắt bỏ polyp, loại bỏ dị vật…
  • * Cần xem xét, đánh giá lại kết quả sau khi đã điều trị các bệnh lý thực quản – dạ dày – tá tràng
  • * Thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc các bệnh lý đường tiêu hóa: Người thừa cân, béo phì, nghiện hút thuốc lá, người bị viêm loét dạ dày mãn tính, người có tiền sử gia đình bị ung thư đường tiêu hóa…

Ngoài những trường hợp được chỉ định, người khỏe mạnh, không thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao, không có triệu chứng cũng có thể đăng ký nội soi dạ dày tự nguyện để tầm soát, phát hiện sớm các bất thường hệ tiêu hóa. [2]

Các bác sĩ tại bệnh viện Tâm Anh đang tiến hành nội soi dạ dày cho người bệnh

Nội soi dạ dày là phương pháp hữu hiệu nhất để kiểm tra, phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa trên. Khi cần nội soi dạ dày, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng và lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.

Nội soi tiêu hóa gây mê là phương pháp chẩn đoán các vấn đề tiêu hóa, cũng như giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Nội soi tiêu hóa gây mê là phương pháp an toàn, có độ chính xác cao và ít biến chứng.

1. Nội soi tiêu hóa gây mê là gì?

Nội soi tiêu hoá gây mê là phương pháp được sử dụng trong thăm khám các bệnh lý đường tiêu hóa gồm cả đường tiêu hóa trên [dạ dày, thực quản, tá tràng] và đường tiêu hóa dưới [đại – trực tràng]. Thông qua thiết bị nội soi, các bác sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề bất thường trong đường tiêu hóa như: các dị vật, các tổn thương niêm mạc,... Ngoài ra, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ ung thư, người bệnh có thể được thực hiện sinh thiết, lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP, phát hiện xuất huyết tiêu hoá,…

Nội soi tiêu hóa gây mê được đánh giá là phương pháp an toàn, độ chính xác cao, ít biến chứng. Lượng thuốc mê sử dụng để gây mê bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tính toán phù hợp với thể trạng của từng người bệnh. Người bệnh sẽ tỉnh lại ngay sau khi kết thúc quá trình nội soi và không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Với phương pháp nội soi tiêu hoá truyền thống, người bệnh phải trải qua những tình trạng khó chịu, đau đớn, buồn nôn, nôn, nhu động ruột bị kích thích,... gây khó khăn cho bác sĩ, gây ảnh hưởng tới kết quả nội soi; một số trường hợp người bệnh cảm thấy đau họng sau khi tiến hành nội soi. Nhưng đối với nội soi tiêu hóa gây mê, những tình trạng ở trên sẽ không còn. Người bệnh sẽ chỉ cảm giác như vừa trải qua một giấc ngủ sâu, vô cùng êm ái và dễ chịu.

2. Trước khi nội soi bệnh nhân cần chuẩn bị gì?

Để quá trình nội soi thuận lợi và có được kết quả chính xác nhất giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán đúng bệnh và có được phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

- Nhịn ăn trước ít nhất 6 giờ để thuận lợi hơn trong quan sát và an toàn tránh trào ngược khi gây mê.

- Không uống đồ uống có màu. Đặc biệt, với nội soi tiêu hóa gây mê, nhịn uống nước trước gây mê nội soi ít nhất 2 giờ để tránh tình trạng trào ngược vào phổi.

- Với nội soi dạ dày, người bệnh không được uống các loại thuốc có tác dụng bọc niêm mạc dạ dày trước khi soi.

- Đối với nội soi đại tràng có gây mê: bệnh nhân cần làm sạch ruột trước khi tiến hành kỹ thuật.

- Những bệnh nhân dưới 10 tuổi nên hạn chế thực hiện nội soi tiêu hóa gây mê, trừ những trường hợp khẩn cấp có chỉ định của bác sĩ.

3. Những ai không được nội soi tiêu hóa gây mê

Nội soi dạ dày là một thủ thuật phổ biến và khá an toàn với hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, có một số trường hợp phải hoãn nội soi dạ dày nếu:

- Nghi ngờ bị thủng dạ dày, bỏng do uống phải axit.

- Suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, suy hô hấp.

- Bệnh nhân vừa mới ăn no.

- Bị loét thủng ống tiêu hoá.

4. Những điều lưu ý khi nội soi tiêu hóa gây mê

- Nội soi gây mê, sẽ cần một khoảng thời gian để thuốc mê hết tác dụng [thường là khoảng 1 giờ]. Người bệnh nên nghỉ ngơi chờ tỉnh táo nên cần có người nhà đi cùng.

- Sau khi nội soi, người bệnh có thể cảm thấy: đau rát họng, khó nuốt, đau bụng, chướng bụng nhẹ. Tình trạng này sẽ giảm dần trong ngày.

- Sau nội soi tiêu hoá gây mê nên ăn món cháo, súp nấu, đồ lỏng dễ tiêu hóa. Có thể dùng sữa nguội và không nên uống sữa nóng vì có thể làm tổn thương dạ dày.

- Ngày đầu tiên sau khi nội soi, bệnh nhân tránh ăn rau củ quả có vị chua như chanh, xoài, bưởi,.. hay các món ăn được muối chua như dưa, cà muối... Tránh sử dụng rượu, bia, các loại thuốc lá, cà phê, chất kích thích vì sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày bị tổn thương.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm chuyên môn, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại sẽ đem đến cho người bệnh sự an tâm, tin tưởng, hài lòng khi thực hiện dịch vụ nội soi tiêu hoá gây mê tại Bệnh viện.

Chủ Đề