Nồng độ cồn tối đa có thể điều khiển xe là bao nhiêu?

[Dân trí] - Người điều khiển ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe hai năm.

Những cuộc vui bên gia đình, bạn bè ngày Tết sẽ khó tránh khỏi lời mời uống rượu bia, chúc tụng. Tuy nhiên, đã uống rượu, bia thì không lái xe, bởi điều khiển phương tiện lúc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và sẽ bị xử phạt.

Hiện nay, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy đã ở mức rất cao. Không chỉ vậy, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe [GPLX], theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi tại Nghị định 123/2021-NĐ-CP], cụ thể như sau:

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 80.000 đồng cho đến 100.000 đồng [Điểm q Khoản 1 Điều 8].

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 300.000 đồng cho đến 400.000 đồng [Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP].

Nhiều chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn được tổ chức trong dịp Tết Nguyên Đán 2023 nhằm đảm bảo an toàn giao thông [Ảnh: Nguyễn Hải].

- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng [Điểm c Khoản 4 Điều 8].

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng [Điểm c Khoản 6 Điều 6]; tước GPLX từ 10 - 12 tháng [Điểm d Khoản 10 Điều 6].

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/1 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng [Điểm c Khoản 7 Điều 6]; tước GPLX từ 16 - 18 tháng [Điểm e Khoản 10 Điều 6].

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy hiện đang rất cao [Ảnh: Nguyễn Hải].

- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng [Điểm e Khoản 8 Điều 6]; tước GPLX từ 22 - 24 tháng [Điểm g Khoản 10 Điều 6].

Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng [Điểm c Khoản 6 Điều 5]; tước GPLX từ 10 - 12 tháng [Điểm e Khoản 11 Điều 5].

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng [Điểm c Khoản 8 Điều 5]; tước GPLX từ 16 - 18 tháng [Điểm g Khoản 11 Điều 5].

GPLX đặc biệt quan trọng đối với tài xế ô tô nên đã uống rượu, bia thì tuyệt đối không điều khiển phương tiện [Ảnh: Nguyễn Hải].

- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng [Điểm a Khoản 10 Điều 5]; tước GPLX từ 22 - 24 tháng [Điểm h Khoản 11 Điều 5].

Tin liên quan

Trời lạnh và sương mù, lái xe cần lưu ý gì để du xuân an toàn

Khi lái xe trong điều kiện thời tiết sương mù dày đặc, tài xế cần tập trung quan sát nhưng cũng có một số lưu ý để giúp hành trình được an toàn hơn.

Lưu ý về áp suất lốp ô tô để có những chuyến du xuân an toàn, thuận lợi

Việc giữ áp suất lốp ô tô ở mức độ chuẩn không chỉ giữ an toàn cho người dùng mà còn góp phần tiết kiệm nhiên liệu, giúp chuyến du xuân cùng gia đình trở nên trọn vẹn.

Bọc nilon cho trần xe: Lợi trước mắt nhưng hại cũng chẳng ít

Bọc nilon cho trần xe ngoại trừ giúp giữ được sạch sẽ cho trần xe, còn lại chủ yếu đem đến sự khó chịu cho những người ngồi trong xe nhiều hơn.

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

1. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
- Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
- Ngoài ra, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
2. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
- Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng;
- Ngoài ra, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
3. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
- Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 10 tháng đến 12 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 16 tháng đến 18 tháng;
- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng;
- Ngoài ra hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng.

Nồng độ cồn bao nhiêu thì được lái xe?

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Nồng độ cồn cao nhất của xe máy là bao nhiêu?

Cũng theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, nồng độ cồn cho phép khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy là không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Nồng độ cồn bao nhiêu thì vượt mức cho phép?

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng ...

Điều khiển xe máy có nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Mọi trường hợp điều khiển xe máy, xe đạp vi phạm nồng độ cồn đều sẽ bị xử lý nghiêm.

Chủ Đề