Phát ban bao lâu thì hết

Sốt phát ban là căn bệnh phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, sốt phát ban mấy ngày hết bởi luôn lo lắng khi con nhiễm bệnh. Để có câu trả lời chính xác, cha mẹ cần tích lũy những kinh nghiệm ngay dưới đây

Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh gặp phổ biến ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu. Bệnh do virus gây ra, thường gặp là virus herpes 6 và 7.

Bệnh sốt phát ban có biểu hiện đặc trưng là tình trạng sốt cao đột ngột. Kế tiếp trên da người bệnh sẽ xuất hiện các nốt màu hồng nổi lên sau khi hết sốt. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Kèm theo đó là triệu chứng rát họng, viêm kết mạc mắt, luôn uể oải.

Căn bệnh lành tính này không gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc. Tuy vậy, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh vẫn có thể dẫn tới những biến chứng đáng lo ngại, cản trở sinh hoạt và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Đó là những biến chứng nghiêm trọng như co giật, mất ý thức, viêm phổi, viêm não…

Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn.

Sốt phát ban mấy ngày hết?

Lời giải cho câu hỏi, sốt phát ban mấy ngày hết còn tùy thuộc đối tượng mắc bệnh. Ở trẻ em do sức đề kháng yếu, bệnh sốt phát ban xảy ra sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày.

Còn ở người trưởng thành, với sức đề kháng tốt hơn, sốt phát ban thường có thời gian diễn biến ngắn hơn, kéo dài từ 3 – 5 ngày.

Cũng có những trường hợp do sức khỏe, thể trạng yếu, mức độ bệnh nặng hơn. Với các bệnh nhân này, thời gian kéo dài bệnh sốt phát ban có thể kéo dài hơn ở người khỏe mạnh.

Lời giải cho câu hỏi sốt phát ban mấy ngày hết còn tùy thuộc đối tượng mắc bệnh.

Có thể ngăn chặn sốt phát ban mà không cần đi viện 

Vì đây là bệnh lành tính, nên đa số người bị sốt phát ban có thể diều trị tại nhà. Tuy nhiên, ban đầu người bệnh vẫn cần đi khám để được bác sĩ chỉ dẫn.

Những cách tự chăm sóc, đẩy lùi bệnh tại nhà đúng cách bao gồm:

Người bệnh cần uống đủ lượng nước cần thiết: Uống nhiều nước sẽ giúp bệnh nhân sốt phát ban  bù đủ lượng nước đã mất do sốt cao. Bệnh nhân có thể dùng nước lọc, nước ép hoa quả, sinh tố, nước ép/xay rau củ tươi đều tốt. Nước ép trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung nhiều nước hỗ trợ thanh lọc cơ thể, hạ sốt. Từ đó nhanh khỏi bệnh hơn.

Thực hiện hạ sốt đúng cách: Sốt phát ban gây sốt cao, tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh mệt mỏi và mất nước. Một cách hạ sốt đơn giản và an toàn, hiệu quả là chườm ấm. Bạn dùng một chiếc khăn sạch sau đó nhúng nước ấm và chườm lên các vị trí như trán, nách, bẹn… Cần thay khăn ấm thường xuyên để tránh thân nhiệt tăng trở lại.

Nếu sốt cao từ 38,5 độ C, bệnh nhân cần được uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng quy định và đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc và dùng thuốc bởi có thể xảy ra những tác dụng phụ đáng lo ngại.

Uống nhiều nước sẽ giúp bệnh nhân sốt phát ban  bù đủ lượng nước đã mất do sốt cao.

Chế độ sinh hoạt, ăn uống

Vệ sinh cơ thể đúng cách

Quan niệm kiêng nước kiêng gió khiến người bệnh không vệ sinh cơ thể gây ra khó chịu, ngứa ngáy thậm chí nhiễm trùng. Do đó, cần vệ sinh cơ thể mỗi ngày bằng nước ấm, tránh tiếp xúc nhiều với nước lạnh, chọn những bộ quần áo thoải mái và rộng rãi để hạn chế cọ xát vào da.

Nghỉ ngơi thoải mái

Người bệnh cần được nghỉ ngơi để mau khỏi bệnh, hạn chế căng thẳng giúp tinh thần thoải mái và phấn chấn hơn. Cần nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát, không khí trong lành tốt cho người bệnh.

Chế độ ăn phù hợp

Người bệnh cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày. Nên ăn các món ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp giúp người bệnh dễ hấp thu.

Cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để giúp tăng cường chất xơ và tăng sức đề kháng. Người bệnh cũng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh. Các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi, chanh, kiwi, dâu tây…

XEM THÊM:

Trên đây là giải đáp thắc mắc sốt phát ban mấy ngày hết cùng chế độ ăn uống và chăm sóc tại nhà. Nếu có thắc mắc nào về phương pháp điều trị bệnh, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline 1900 1806 của Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được giải đáp và tư vấn miễn phí. 

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Trẻ bị phát ban sau sốt không phải là tình trạng hiếm gặp, bởi lẽ trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên có sức đề kháng yếu, virus và vi khuẩn dễ xâm nhập tấn công dẫn đến sốt phát ban.

Tình trạng da của trẻ xuất hiện những thay đổi về màu da, kết cấu da như mấp mô, ngứa, bong vẩy hoặc bị kích thích do nguyên nhân bất thường nào đó được gọi là bệnh phát phan.

Trẻ bị phát ban sau sốt có thể xảy ra ít nhất một lần hoặc nhiều lần sẽ tùy theo tình trạng sức khỏe của từng trẻ và nguyên nhân phát bệnh.

Thông thường trẻ bị phát ban sau sốt đều do virus lành tính, tình trạng này có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt và đúng cách.

Các triệu chứng trẻ phát ban sau sốt sẽ ngày càng nặng nếu không được điều trị sớm, dẫn tới nhiễm trùng và tổn thương lâu dài, dễ để lại sẹo. Vì vậy, cha mẹ không được chủ quan khi trẻ bị phát ban sau sốt.

Phát ban sau sốt ủ bệnh trong thời gian khoảng 1 tuần nhưng vẫn còn tùy vào thể trạng và nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị phát ban sau sốt đơn giản nhất đối với các bậc phụ huynh là khi thấy trẻ sốt nhẹ từ 37,5 – 38 độ C hoặc sốt cao tới 39,4 độ C, khi giảm sốt thì những nốt phát ban trên cơ thể trẻ mới nổi lên.

Trẻ bị phát ban sau sốt có thể do nhiễm các bệnh dưới đây:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi tiếp túc với những virus thông qua nước bọt, ho và hắt hơi rất dễ mắc phải bệnh ban đào. Nên bệnh này được coi là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, thuộc một dạng phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ.

Bệnh thường khởi phát sau khi trẻ sốt cao đột ngột từ 38,8 – 40,5 độ C và kèo dài từ 3 – 7 ngày.

Bệnh ban đào khiến trẻ bị sốt cao

Triệu chứng trẻ bị phát ban sau sốt do bệnh ban đào sẽ khác nhau ở mỗi trẻ, có trẻ vẫn hoạt động thoải mái và không có triệu chứng nào khác, nhưng cũng có trẻ bị phát ban sau sốt kèm theo các tình trạng như:

  • Ăn không ngon, ăn kèm
  • Tiêu chảy
  • Ho
  • Chảy nước mũi
  • Sưng mắt hoặc viêm kết mạc mắt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Buồn ngủ hoặc khó chịu
  • Các đốm nhỏ màu hồng, rộng khoảng 5mm
  • Vết ban đôi lúc sẽ hơi sưng lên
  • Vết ban xuất hiện trên thân người và lan dần ra tay, mặt, cổ
  • Trẻ không có cảm giác đau đớn hoặc ngứa
  • Vết ban biến mất khi ấn vào
  • Nhạt dần sau 1 – 2 ngày.

Các đốm mẩn đỏ sẽ nổi trên cơ thể trẻ trong vòng 12 – 24 giờ sau khi cơn sốt dịu bớt, tập trung chủ yếu ở vùng bụng, lưng và ngực. Chẩn đoán trẻ bị phát ban sau sốt sẽ chính xác hơn khi cơn sốt biến mất, thân nhiệt của trẻ trở lại bình thường, thể trạng ổn định và xuất hiện phát ban.

Trẻ có thể gặp biến chứng co giật kèm theo sốt cao nên các bậc phụ huynh cần quan sát cẩn thận khi chăm sóc trẻ và đưa trẻ tới cơ sở y tế kịp thời.

Bệnh tay chân miệng với dấu hiệu khởi phát bằng sốt, đau họng và chán ăn, bệnh phổ biến đối với trẻ ở độ tuổi dưới 5 tuổi và do virus gây ra.

Vài ngày sau khi phát bệnh, quanh miệng trẻ sẽ xuất hiện các vết loét gây đau và có các đốm ban đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Bệnh tay chân miệng sẽ kéo dài trong vòng 1 tuần.

Nghiêm trọng hơn, các nốt phát ban sau sốt ở trẻ bị tay chân miệng còn lan đến các bộ phận khác như mông, bộ phận sinh dục…

Tính đến nay, vẫn chưa có giải pháp điều trị dứt điểm bệnh tay chân miệng, bệnh có thể tái phát từng năm.

Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ nhỏ, tái phát nhiều lần

Sốt cũng là triệu chứng khởi phát của bệnh sởi ở trẻ em, dấu hiệu phát ban chỉ xuất hiện khi trẻ giảm sốt. Trẻ bị phát ban sau sốt ban đầu ở sau tai, dần làn ra mặt rồi lan xuống ngực bụng và ra toàn thân.

Ban sởi có đặc điểm dạng sẩn [ban gồ lên mặt da], khi biến mất sẽ theo thứ tự ban xuất hiện trên da và để lại những vết thâm rất đặc trưng, được gọi là vằn da hổ.

Ngoài phát ban sau sốt, trẻ còn có thể bị thêm các triệu chứng như chảy nước mũi, đỏ mắt, ho….

Biến chứng của bệnh sở ở trẻ rất nguy hiểm như viêm phổi, viêm não do virus…

Tình trạng trẻ bị phát ban sau sốt xuất phát từ việc trẻ mắc bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn khá phổ biến.

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn tác động khiến hai má của trẻ ửng hồng, triệu chứng khở phát giống với khi trẻ cảm lạnh và sốt nhẹ.

Các vết đỏ trên má trẻ sẽ xuất hiện sau khoảng 7 – 10 ngày sau sốt và lan toàn thân hoặc tứ chi.

Hầu hết trẻ em bị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn sẽ khỏi trong một khoảng thời gian nhất định và vấn đề sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều.

Phụ huynh cần đưa trẻ bị phát ban sau sốt tới gặp bác sĩ khi tình trạng kéo dài hơn 7 ngày và xuất hiện những dấu hiệu như sau:

  • Trẻ sốt cao hơn 39,5 độ C
  • Trẻ bị phát ban sau sốt kèm theo sốt kéo dài hơn 7 ngày
  • Phát ban sau sốt không chuyển biến tốt sau 3 ngày
  • Hệ miễn dịch của trẻ bị tổn hại và trẻ từng tiếp xúc với người mắc bệnh phát ban sau sốt.

Ở giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi, đây là thời điểm trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển vận động, thích khám phá nên trẻ sẽ bị sốt và mắc các bệnh đường hô hấp khác như viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp… Vậy nên, độ tuổi này trẻ cần được chăm sóc sức khỏe cẩn thận, điều trị sớm các bệnh để không ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài về sau.

Phát ban sẽ xuất hiện sau khi trẻ hết sốt

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc bé bị phát ban sau sốt có nên tắm không thì câu trả lời là có.

Trên thực tế, trẻ bị phát ban sau sốt kiêng tắm sẽ dẫn đến tác dụng ngược, da trẻ không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây viêm da bội nhiễm, tình trạng ngứa ngáy của trẻ tăng thêm. Muốn giảm nhanh phát ban sau sốt, da của trẻ cần sạch sẽ, thông thoáng.

Khi tắm cho trẻ, mẹ cần lưu ý tắm nhanh trong 5 – 7 phút, lâu khô người ngay sau khi tắm và chỉ tắm khi trẻ đã hết sốt.

Kiêng tắm cho trẻ bị phát ban sau sốt là quan niệm sai lầm

Để tình trạng phát ban sau sốt ở trẻ hạn chế lan rộng, nhanh khỏi và tránh biến chứng nặng hơn, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ trẻ bị phát ban sau sốt cần kiêng gì?

  • Kiêng gãi lên vùng da bị ngứa

Trẻ sốt xong bị phát ban còn kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu trẻ đưa tay lên gãi nhiều sẽ khiến cho vùng da phát ban đang nhạy cảm sẽ thêm tổn thương, xây xát, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng gây viêm, nhiễm trùng và tình trạng phát ban càng lâu khỏi.

Cha mẹ cần chú ý quan sát sẽ, hạn chế trẻ đưa tay lên gãi và tốt nhất nên cắt móng tay cho trẻ.

  • Cho trẻ tránh xa những nơi chật chội, tù túng

Vi khuẩn sẽ phát triển, sinh sôi mạnh mẽ trong điều kiện môi trường chật chội, tù túng, ẩm ướt, tích tụ nhiều bụi bẩn, không khí ngột ngạt. Trẻ sống trong điều kiện môi trường như vậy sẽ làm tăng nguy cơ phát ban sau sốt mãi không khỏi.

Điều nên làm là cho trẻ sinh hoạt ở môi trường thoáng đãng, sạch sẽ, khô ráo, nhiều ánh sáng để không chỉ phòng ngừa phát ban sau sốt mà còn hạn chế mắc các bệnh khác ảnh hưởng sức khỏe.

  • Kiêng mặc quần áo bó sát người cho trẻ phát ban sau sốt

Trẻ bị phát ban sau sốt không nên mặc quần áo bó sát cơ thể, quá chặt hoặc có chất liệu thô cứng để tránh da bị bí, quần áo cọ sát vào vết phát ban gây ngứa ngáy khó chịu.

Mẹ nên chọn cho trẻ quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mại thấm hút tốt để mồ hôi thoát ra dễ dàng, không bị bít tắc, giảm nhanh tình trạng phát ban.

Mẹ nên mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt khi trẻ bị phát ban sau sốt

  • Hạn chế cho trẻ tới nơi môi trường ô nhiễm, khói bụi, đông người

Sức đề kháng của trẻ bị phát ban sau sốt còn yếu, khi tới nơi ô nhiễm, khói bụi, đông người rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus và tác nhân gây bệnh khác, đồng thời da của trẻ khi tiếp xúc với bụi bẩn sẽ bị kích ứng.

Vậy nên cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài, đến nơi đông người. Nếu bắt buộc phải ra, hãy che chắn cho trẻ thật kín, đeo khẩu trang, đội mũ, mặc quần áo dài.

  • Kiêng ăn 1 số loại thực phẩm

Để trẻ hồi phục sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch nhanh chóng, phụ huynh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ bị phát ban sau sốt cần kiêng ăn gì?

Trứng và các món ăn từ trứng: Mặc dù trong trứng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng trẻ bị phát ban sau sốt không nên ăn trứng vì loại thực phẩm này chứa hàm lượng chất đạm cao, gây khó tiêu, sinh ra nhiều năng lượng, nhiều nhiệt dẫn tới nóng trong làm cho các vết ban dễ lan rộng hơn.

Thực phẩm cay nóng: Làm cơ thể bị nóng trong, gây kích ứng dạ dày nên không thích hợp dành cho trẻ nhỏ nói chung.

Nước lạnh, nước có gas: Trẻ uống nước lạnh dễ bị sốc nhiệt, đau họng và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Trong nước ngọt có gas chứa nhiều đường hóa học cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ nên mẹ lưu ý hạn chế cho trẻ uống hai loại nước này. Thay vào đó chỉ cho trẻ uống nước ấm, nước trái cây.  

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Video liên quan

Chủ Đề