Phạt ô tô không chính chủ

Qua tìm hiểu được biết hiện nay chưa có một quy định nào xử phạt người đi xe mang đăng ký xe đứng tên người khác và cũng không có quy định nào cấm đi xe mượn vì đó là giao dịch dân sự hợp pháp. Tuy nhiên, do nắm thông tin không chính xác khiến nhiều người hiểu nhầm rằng “đi xe chính chủ” nghĩa là cá nhân, tổ chức chỉ được điều khiển phương tiện giao thông đăng ký dưới tên của mình, nếu không sẽ bị phạt.

Việc hiểu như vậy là chưa chính xác. Bởi theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chỉ những trường hợp cá nhân mua, được tặng cho, thừa kế,… xe mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.

Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA có đặt ra yêu cầu đối với việc chuyển quyền sở hữu xe như sau: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Nếu không thực hiện sang tên trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị phạt vi phạm theo các mức sau:

Xe máy: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng với cá nhân, từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng với tổ chức [điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Xe ô tô: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng với cá nhân, từ 04 - 08 triệu đồng với tổ chức [điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Như vậy, có thể khẳng định, trường hợp tham gia giao thông bằng xe đứng tên của người khác mà do mượn hợp pháp từ bạn bè, người thân thì sẽ không bị phạt về lỗi xe không chính chủ.

Do đó, người tham gia giao thông có thể hoàn toàn yên tâm khi mượn xe của người thân để đi đường.

Vậy, CSGT kiểm tra giấy tờ thấy đi xe không chính chủ, có được phạt?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.”

Như vậy, việc xử phạt xe không chính chủ chỉ bị xử lý trong 2 trường hợp sau:

- Qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.

- Qua công tác đăng ký xe.

Điều này đồng nghĩa rằng, nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên sau thời hạn 30 ngày, chủ xe mới bị phạt lỗi không chính chủ

Theo baothanhhoa.vn

Quy định về đi xe không chính chủ có bị phạt đang khiến nhiều người lo lắng vì chưa hiểu rõ về quy định đó. Có thể khẳng định rằng không phải mọi trường hợp mà đi xe chính chủ sẽ bị phạt. Bài viết này chúng tôi sẽ phân tích rõ ràng nghị định để các bạn hiểu thêm.

Xem thêm: THỦ TỤC SANG TÊN KHI MUA XE Ô TÔ CŨ DỄ DÀNG ĐƠN GIẢN


Đi xe không chính chủ có bị phạt


Từ ngày 01/01/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó Nghị định mới tăng nặng nhiều mức phạt hơn với nhiều lỗi giao thông xử phạt với ô tô, xe máy. Trong đó đối với trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe - đây là thủ tục để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định pháp luật khi mua hay được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được hưởng thừa kế cũng tăng mạnh từ thời điểm Nghị định 100 này có hiệu lực. Mức xử phạt sẽ như sau:


Đối với xe máy: Theo điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 46 của Chính phủ thì sẽ phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng đối với các cá nhân và từ 200 - 400 nghìn đồng đối với các tổ chức là chủ xe mô tô hoặc xe gắn máy… khi chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ…


Đối với ô tô: Mức phạt ô tô nặng hơn, phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với cá nhân và từ 2 - 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô đang thực hiện hành vi không làm thủ tục chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình khi mua, được cho, được tặng…

Ảnh minh họa


Các trường hợp bị phạt xe không chính chủ


Căn cứ vào nghị định nêu trên, đối tượng bị xử phạt sẽ là chủ phương tiện khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản khi không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định trên.


Đồng thời, theo khoản 9 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì việc xác minh để phát hiện hành vi không sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua các công tác điều tra hay giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên qua công tác đăng ký xe.


Tóm lại, theo đó chỉ 2 trường hợp xe không chính chủ bị xử phạt:


- Thứ nhất, thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên;


- Thứ hai, qua công tác đăng ký xe.


Do vậy, trường hợp đi xe do mượn xe hay do thuê... thì sẽ không có quy định xử phạt và cảnh sát giao thông cũng sẽ không được dừng xe chỉ để kiểm tra và xử phạt xe không chính chủ.

Nguồn: Lucar

Chủ Đề