Phong cách ngôn ngữ khoa học lớp 12

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Bài soạn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Hướng dẫn soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trang 71 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp

Nội dung bài gồm:

  • I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
  • II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945...
  • Câu 2: Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường...
  • Câu 3: Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí,...
  • Câu 4: Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học...

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học

Các loại văn bản khoa học:

  • Văn bản khoa học chuyên sâu: Mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu
  • Văn bản khoa học giáo khoa: Phù hợp với trình độ sinh học theo từng caaos lớp
  • Văn bản khoa học phổ cập: Phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học, không phân biệt trình độ.

2. Ngôn ngữ khoa học :

  • Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.
  • Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở hai dạng:
    • Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ…
    • Dạng nói : yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Tính khai quát, trừu tượng

  • Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: Từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
  • Kết cấu văn bản: Mang tính khái quát [các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể].

2. Tính lí trí, logic:

  • Từ ngữ: Chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ
  • Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
  • Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

3. Tính khách quan, phi cá thể:

  • Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hòa, ít cảm xúc
  • Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.

Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945...

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học. Hãy cho biết

a. Văn bản đó trình bày những nội dung gì?

b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?

c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?

Trả lời:

a. Nội dung thông tin:

  • Hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa
  • Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn
  • Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.

b. Văn bản đó thuộc loại văn bản: ngành Khoa học Xã hội và nhân văn, hoặc chuyên ngành Khoa học Ngữ văn.

c. Đặc điểm ngôn ngữ khoa học ở dạng viết có đặc điểm:

  • Dùng nhiều thuật ngữ khoa học
  • Kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: Có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các phần, các đoạn rõ ràng.

Câu 2: Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường...

Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thườngqua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…

Trả lời:

  • Đoạn thẳng:
    • Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
    • Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
  • Mặt phẳng:
    • Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
    • Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
  • Điểm :
    • Ngôn ngữ thông thường: 1 vấn đề, 1 phương diện nào đó.
    • Ngôn ngữ khoa học: điểm được hiểu là một phần tử trong một không gian trừu tượng.

Câu 3: Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí,...

Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí,logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:

Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ [Thiệu Hóa, Thanh Hóa] nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương [vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ] của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc [Đồng Nai] cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn

[Sinh học 12]

Trả lời:

  • Thuật ngữ khoa học trong đoạn văn trên là: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá,…
  • Tính lý trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở lập luận của đoạn văn trên:
    • Câu đầu nêu luận điểm khái quát
    • Các câu sau nêu lên luận cứ [các cứ liệu thực tế]; đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học...

Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa họcphổ cập sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống [nước, không khí và đất].

Trả lời:

Bài mẫu 1:

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người : 70% cơ thể người là nước. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, có vai trò vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, thanh lọc thận,...Đối với đời sống hàng ngày, nước là thứ không thể thay thế : dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước dùng để uống, chế biến thực phẩm, để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh… Không những vậy nước còn được sử dụng trong phát triển các ngành kinh tế: cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, sử dụng trong các nhà máy lọc sàng nguyên liệu… Không có nước sạch, cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nước sạch ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng bị ô nhiễm, nhiều dòng sông trở thành “dòng sông chết”. Hậu quả là nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu nước sạch trầm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước.

Bài mẫu 2:

Nước rất cần thiết cho sự sống của con người, các loài động vật và cây cối. Nhưng cần có nguồn nước sạch thì cơ thể người, động vật và cây cối mới có thể tạo thành chất dinh dưỡng. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì tác hại đối với con người và muôn loài động vật, cây cối sẽ không lường hết. Cần bảo vệ nguồn nước khỏi các chất độc hại như hóa chất, các chất thải từ nhà máy, bệnh viện, … Chẳng hạn, các nhà máy, bệnh viện cần phải có công nghệ làm sạch các chất thải trước khi đưa ra môi trường xung quanh. Có như vậy mới có thể bảo vệ được sự sống.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học siêu ngắn
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học:

a. Văn bản đó trình bày nội dung khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, cụ thể là:

- Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

+ Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.

+ Những đặc điểm cơ bản

- Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

- Những chuyển biến và một số thành tựu.

b. Văn học đó thuộc ngành khoa học xã hội.

c. Văn bản này được viết bằng ngôn ngữ khoa học

- Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.

- Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ văn học [Ví dụ: Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, …]

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường:

Thuật ngữ khoa học

Từ ngữ thông thường

Điểm

Đối tượng cơ bản của hình học.

Nơi chốn, địa điểm.

Đường thẳng

Có 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm khác nhau.

Không bị giới hạn, không quanh co, uốn lượn.

Đoạn thẳng

Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

Đoạn không gồ ghề, cong queo.

Mặt phẳng

Một mặt phẳng chứa các điểm nằm trên một mặt phẳng.

Bề mặt của một vật dụng không lồi lõm.

Góc

Góc của một vật nào đó.

Phần mặt phẳng giới hạn bằng hai nửa đường thẳng xuất phát từ một điểm.

Đường tròn

Một nét có hình dạng tròn.

Là đường bao của một hình tròn.

Góc vuông

Góc cạnh mà người nhìn dễ quan sát nhất.

Góc 90 độ

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

- Đoạn văn mang nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xương,…

- Tính lí trí, logic:

+ Mỗi câu văn trong đoạn là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic. Câu nào cũng chứa các thuật ngữ thuộc khoa học lịch sử.

+ Đoạn văn không sử dụng biện pháp tu từ, không dùng từ đa nghĩa.

+ Cấu tạo đoạn văn chặt chẽ, logic và triển khai theo lối diễn dịch. Câu đầu nêu luận điểm, các câu sau đưa ra các minh chứng khẳng định luận điểm.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 [trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1]

Ví dụ:

Nước, không khí và đất đều là những tài nguyên vô giá trên Trái Đất. Chẳng những các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến thời tiết, khí hậu mà còn quyết định sự sống của muôn loài, trong đó có con người. Nhiều thập kỉ qua, những yếu tố này đã bị xâm phạm một cách thô bạo và ngày càng cằn cỗi, cạn kiệt. Điều đó kéo theo những hậu quả nhãn tiền ập xuống cuộc sống của chính con người. Hiệu ứng nhà kính, hiện tượng En-ni-nô, động đất, sóng thần, các loài động vật quý hiếm tuyệt chủng… Tất cả chỉ là bước dạo đầu cho cuộc hủy hoại môi trường sống khủng khiếp trong tương lai nếu con người còn từ chối cơ hội sửa sai của mình đối với Trái Đất.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội siêu ngắn nhất

  • Soạn bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 siêu ngắn

  • Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki [trích] - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn văn 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học
    • I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
    • II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
    • III. Luyện tập

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học

Văn bản khoa học gồm 3 loại chính:

- Các văn bản khoa học chuyên sâu bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học… Loại văn bản này thường mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu các ngành khoa học.

- Các văn bản khoa học giáo khoa gồm: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy… về các môn khoa học Tự nhiên, Công nghệ, Khoa học Xã hội và Nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu khoa học còn có yêu cầu sư phạm, tức là phải trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp; có định lượng kiến thức từng tiết, từng bài, có phần trình bày kiến thức, có phần thực hành: câu hỏi và bài tập.

- Các văn bản khoa học phổ cập [khoa học đại chúng] bao gồm các bài báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc, không phân biệt trình độ chuyên môn, Yêu cầu của loại văn bản này là viết dễ hiểu, hấp dẫn. Vì vậy, có thể dùng lối miêu tả, dùng cách ví von so sánh sao cho ai cũng có thể hiểu được để đưa khoa học vào cuộc sống.

2. Ngôn ngữ khoa học

- Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp, thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học: Khoa học Tự nhiên [Toán, Vật lí, Hóa học…] và Khoa học Xã hội và Nhân văn [Ngữ văn, Triết học..].

- Ở dạng viết, ngoài việc sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ khoa học còn thường dùng các kí hiệu, công thức của các ngành khoa học hay sơ đồ, bảng biểu để tổng kết, so sánh, mô hình hóa nội dung khoa học.

- Ở dạng nói, ngôn ngữ khoa học có yêu cầu mức độ cao về phát âm chuẩn, về diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ; người nói thường dựa trên cơ sở một đề cương viết trước.

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Tính khái quát, trừu tượng

- Trong văn bản khoa học có sử dụng một số lượng lớn các thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng khái niệm của các chuyên ngành khoa học, là công cụ để tư duy khoa học.

- Thuật ngữ thuộc về lớp từ vựng khoa học chuyên ngành, không giống với từ ngữ thông thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Do đó khi sử dụng thuật ngữ cần phải dùng đúng với khái niệm khoa học mà nó biểu hiện.

2. Tính lí trí, lôgíc

- Từ ngữ trong các văn bản khoa học phần lớn là những từ ngữ thông thường, nhưng chỉ được dùng với một nghĩa.

- Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán lôgíc. Mỗi câu văn thường tương đương với một phán đoán lôgíc, nghĩa là được xây dựng từ hai khái niệm khoa học trở lên theo một quan hệ nhất định.

- Tính lí trí, lôgíc cũng thể hiện ở việc cấu tạo các đoạn văn, văn bản. Các câu trong đoạn phải được liên kết chặt chẽ, mạch lạc. Mối liên hệ giữa các câu, các đoạn phải phục vụ cho lập luận khoa học.

3. Tính khách quan, phi cá thể

- Nét phổ biến của ngôn ngữ khoa học là sử dụng ngôn ngữ khách quan, phi cá thể.

- Từ ngữ, câu văn mang sắc thái trung hóa, ít biểu lộ cảm xúc.

Tổng kết:

  • Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập.
  • Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.
  • Phong cách ngôn ngữ khoa học có ba đặc trưng cơ bản: Tính khái quát, trừu tượng, tính lí trí, lôgíc và tính khách quan, phi cá thể. Các đặc trưng đó thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu, đoạn văn, văn bản.

III. Luyện tập

Câu 1. Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX [Ngữ văn 12, Tập 1] là một văn bản khoa học. Hãy cho biết:

a. Văn bản đó trình bày những nội dung khoa học gì?

b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?

c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?

Gợi ý:

a. Văn bản trình bày nội dung: khái quát về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

b. Văn bản thuộc ngành khoa học Xã hội và Nhân văn.

c. Đặc điểm ngôn ngữ khoa học:

  • Sử dụng nhiều thuật ngữ văn học.
  • Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2. Giải thích và phân biệt từ ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các sau trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng….

Thuật ngữ khoa học

Từ ngữ thông thường

Điểm

Đối tượng cơ bản của hình học.

Nơi chốn, địa điểm.

Đường thẳng

Một đường dài vô hạn, mỏng vô cùng, thẳng tuyệt đối và không bị giới hạn về hai phía.

Không bị giới hạn, không quanh co, uốn lượn.

Đoạn thẳng

Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

Đoạn không gồ ghề, cong queo.

Mặt phẳng

Qua ba điểm không thẳng hàng có và chỉ có một mặt phẳng.




Bề mặt không gồ ghề, không lồi lõm của một vật.

Góc

Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc

Khoảng không gian ở chỗ tiếp giáp của hai cạnh và nằm phía trong hai cạnh

Đường tròn

Tập hợp tất cả các điểm trong mặt phẳng cách đều một điểm cố định [gọi là tâm] một khoảng không

Là đường bao của một hình tròn.

góc vuông

Góc có số đo bằng 90 độ.

Góc 90 độ

Câu 3. Tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học trong đoạn văn trong SGK.

- Đoạn văn mang nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xương…

- Tính lí trí, logic:

  • Mỗi câu văn trong đoạn là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic. Câu nào cũng chứa các thuật ngữ thuộc khoa học lịch sử.
  • Đoạn văn không sử dụng biện pháp tu từ, không dùng từ đa nghĩa.
  • Cấu tạo đoạn văn chặt chẽ, logic và triển khai theo lối diễn dịch. Câu đầu nêu luận điểm, các câu sau đưa ra các minh chứng khẳng định luận điểm.

Câu 4. Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống.

Hiện nay, môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Rác thải trong sản xuất, sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai, ô nhiễm không khí... Trái đất cũng ngày một nóng lên khiên cho băng tan chảy gây ra ngập lụt, bão, và sóng thần. Khi không khí bị ô nhiễm sẽ ra mưa a-xít làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa. Những hình thức thời tiết cực đoan như: mưa đá, sương muối, băng tuyết diễn ra ngày càng nhiều. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện gây ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của con người… Bởi vậy, con người cần có ý thức bảo vệ môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính mình.

1. Kháiniệm phong cách ngôn ngữ khoa học

- Phong cách ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học,tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.

I – VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC

1. Văn bản khoa học

Các văn bản khoa học: gồm ba loại chính.

– Các văn bản khoa học chuyên sâu:

+ Dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu khoa học.

+ Thường mang tính khoa học cao và sâu.

+ Bao gồm: Chuyên khảo, luận án, tiểu luận, các báo cáo khoa học…

– Các văn bản khoa học giáo khoa:

+ Nội dung: phù hợp với trình độ học sinh.

+ Hình thức: có định lượng kiến thức trong bài.

+ Bao gồm: giáo trình, SGK, thiết kế bài giảng…

– Các văn bản khoa học phổ cập [khoa học đại chúng]:

+ Dùng để phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học

+ Cách viết: dễ hiểu, hấp dẫn, dùng lối so sánh, miêu tả

+ Bao gồm: các bài báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật…

2. Ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các loại văn bản khoa học, phạm vi giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học như khoa học tự nhiên [Toán, Lí, Hóa, Sinh…] và khoa học xã hội nhân văn [Triết học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm sinh lí học, Sử học, Chính trị học…]

Video liên quan

Chủ Đề