Phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét

Các bệnh liên quan đến nhiễm ký sinh trùng đang ngày một gia tăng. Vậy nên nhu cầu thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng tại nhiều cơ sở y tế cũng ngày càng tăng. Vậy xét nghiệm này là gì? Có những phương pháp xét nghiệm nào phổ biến. Bài viết hôm nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

1. Xét nghiệm ký sinh trùng là gì?

Xét nghiệm ký sinh trùng là những xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh liên quan đến ký sinh trùng. Từ đó giúp người bệnh có được kết quả chính xác và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Xét nghiệm ký sinh trùng được chỉ định cho những bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng

Phần lớn mọi người thường cho rằng muốn biết cơ thể có nhiễm trùng hay không thì chỉ cần xét nghiệm máu. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác nhất, các bác sĩ sẽ kết nhiều phương pháp xét nghiệm với nhiều loại bệnh phẩm khác nhau.

Chẳng hạn, nếu bạn bị nhiễm giun thì không cần phải làm xét nghiệm máu. Thay vào đó, bạn sẽ được chỉ định nội soi.

2. Khi nào cần làm xét nghiệm ký sinh trùng?

Xét nghiệm này được chỉ định cho những bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng hoặc có yếu tố nguy cơ nhiễm. Trong thời gian đầu khi bị ký sinh xâm nhập, người bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng điển hình. Mà chỉ khi đến giai đoạn ký sinh trùng phát triển mạnh hoặc di chuyển đến cơ quan ký sinh khác [gây nguy hiểm] người bệnh mới có triệu chứng. Cụ thể như: buồn nôn, chán ăn, gầy sút cân, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, đau bụng, thiếu máu,... thậm chí có thể tử vong. Việc thăm khám và phát hiện muộn gây khó khăn đến điều trị và tốn kém chi phí khám chữa bệnh.

Lâu nay nhiều người vẫn xem nhẹ các bệnh liên quan đến ký sinh. Mọi người thường nghĩ giun thì ai mà chẳng có, chỉ cần tẩy giun là xong. Thế nhưng những biến chứng do ký sinh trùng gây ra lại cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh có thể bị có thể bị co giật, méo miệng. Thậm chí là lên cơn động kinh. Ở giai đoạn nhẹ nhàng, ký sinh sẽ lấy chất dinh dưỡng bên trong cơ thể người bệnh. Từ đó dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, gầy còm, sức khỏe suy giảm.

Do đó, khi sức khỏe có dấu hiệu giảm sút bất thường thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay. Đặc biệt khi có những dấu hiệu như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, vàng da, thiếu máu,...

3. Các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng tiên tiến nhất hiện nay

Hiện nay trong y khoa có khá nhiều các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng. Tùy từng chẩn đoán lâm sàng mà bác sĩ lại đưa ra chỉ xét nghiệm phù hợp với từng bệnh nhân.

Hiện nay, có khá nhiều các phương pháp xét nghiệm được áp dụng

3.1. Xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với Enzyme [ELISA]

ELISA hiện vẫn là phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng phổ biến nhất hiện nay. Ưu điểm của ELISA là thời gian tiến hành nhanh, không xâm lấn hay tổn hại đến cơ thể. Phương pháp có thể xác định những loại ký sinh trùng sán ở phổi, các loại giun [giun lươn, giun đầu gai, amip].

Xét nghiệm amip được bác sĩ chỉ định dựa vào thói quen ăn uống và triệu lâm sàng của bệnh nhân. Tuy nhiên độ chính xác của phương pháp ELISA lại còn tùy thuộc vào từng loại ký sinh trùng.

Chẳng hạn nếu bạn bị nhiễm sán lớn hoặc giun đũa thì xét nghiệm ELISA cho kết quả rất chính xác.

3.2. Xét nghiệm phân để dò tìm ký sinh trùng

Xét nghiệm phân để dò tìm ký sinh trùng đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước phương tây. Tuy nhiên tại Việt Nam, nhiều người vẫn còn e ngại khi thực hiện phương pháp này. Thế nhưng xét nghiệm phân lại cho kết quả rất chính xác với người bị nhiễm ấu trùng giun, trứng sán, amips.

Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng bao gồm 2 kỹ thuật chính. Đó là kỹ thuật soi phân trực tiếp và kỹ thuật soi phân tập trung. Theo đó kỹ thuật soi phân trực tiếp giúp phát hiện trứng và cả ký sinh đã trưởng thành. Còn với kỹ thuật soi phân tập trung lại phát được các loại trứng giun: các loại trứng giun: móc/ mỏ, tóc, đũa; cho dù mật độ trứng giun phân bố trong phân thấp, kỹ thuật này vẫn cho kết quả rất chính xác.

3.3. Xét nghiệm soi tế bào máu ngoại vi

Phương pháp xét nghiệm này áp dụng khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc giun bạch huyết, ký sinh trùng sốt rét. Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm ký sinh, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh làm xét nghiệm này.

Chẳng hạn bạn bị nghi ngờ nhiễm giun chỉ bạch huyết, bác sĩ sẽ lấy máu ở tĩnh mạch. Việc lấy máu được thực hiện trong khoảng từ 0 đến 2 giờ đêm.

3.4. Thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Bên cạnh những cách xét nghiệm kể trên, người ta cũng có phát hiện ký sinh trùng bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

- Chụp X-quang

Chụp X-quang được chỉ định khi tình trạng nhiễm ký sinh trùng đã chuyển biến nặng. Khi đó ký sinh trùng có thể đã xâm nhập lên não hoặc các cơ quan khác trên cơ thể.

- Chụp cộng hưởng từ [MRI]

Chụp cộng hưởng từ [MRI] cũng gần giống như chụp X-quang. Tuy nhiên, độ chính xác lại hơn là khi bạn chụp X-quang. Có điều chi phí chụp cộng hưởng từ vẫn còn khá cao.

- Siêu âm

Kỹ thuật siêu âm sẽ được chỉ định trong giai đoạn đầu khi bệnh nhân mới nhiễm ký sinh trùng. Với sán lá gan, amip, giun chui ống mật, kỹ thuật siêu cho kết quả xét nghiệm tương đối chính xác.

4. Cần lưu ý gì khi xét nghiệm ký sinh trùng?

Việc xét nghiệm ký sinh trùng không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn. Bạn hoàn toàn vẫn có thể ăn lót dạ bình thường rồi đi làm xét nghiệm. Nhưng với từng loại ký sinh trùng, thời điểm lấy máu lại có đôi chút khác biệt.

Trong đó với ký sinh trùng sốt rét, việc lấy máu cần thực hiện khi bệnh nhân lên cơn sốt. Còn với giun chỉ bạch huyết, thời điểm tốt nhất để lấy máu lại là từ 0 đến 2 giờ đêm.

5. Các biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng xâm nhập

Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường. Vì vậy việc phòng tránh chúng là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể phòng ngừa sự xâm nhập của ký sinh trùng vào cơ thể bằng nhiều phương pháp.

Bạn nên rửa tay thật sạch trước khi ăn để hạn chế nhiễm ký sinh trùng

5.1. Chú ý giữ vệ sinh cá nhân

Giữ vệ sinh cá nhân là một trong những việc làm thiết thực nhất để phòng ngừa ký sinh trùng. Đầu tiên, bạn cần rửa tay thường xuyên đặc là trước khi ăn uống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tắm gội hàng ngày và giặt giũ chăn màn định kỳ để loại bỏ đi những vi khuẩn có hại.

Ngoài ra, bạn cần thực hiện tẩy giun định kỳ để hạn chế sự sinh sôi, phát triển của giun, sán. Việc này cũng giúp cho hệ đường ruột của bạn khỏe mạnh hơn.

5.2. Thực hiện ăn uống vệ sinh

Bạn cần thực hiện “ăn chín uống sôi” trong việc ăn uống hàng ngày. Bởi đã có rất ca biến chứng nguy hiểm chính vì thói quen ăn uống mất vệ sinh. Nước uống hàng ngày phải là nước lọc, nước đun sôi.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như tỏi, giấm táo, cà chua, quả mọng,...

5.3. Thực hiện lối sống lành mạnh

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, làm việc căng thẳng, ít ngủ,... Cũng được xem như nguyên làm suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.

Vì vậy, bạn hãy cố gắng xây dựng một lối sống lành mạnh mạnh để bảo vệ sức khỏe cho mình. Đó có thể là những việc đơn giản như tập thể dục thể thao thường xuyên hơn, hạn chế dùng các chất kích thích,..

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 là địa điểm thăm khám lý tưởng cho mọi người. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm kinh nghiệm tự tin cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho bạn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn đang liên kết với nhiều đơn vị bảo hiểm như Bảo hiểm Vietinbank [VBI], Bảo hiểm BIDV [BIC],... Để bảo lãnh viện phí khi bệnh nhân thăm khám tại đây.

Vậy nếu có nhu cầu thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng hay các dịch vụ y tế khác, bạn hãy gọi vào hotline: 1900 56 56 56. Đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Sốt rét trong khi mang thai gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Chloroquine có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai ở những nơi có chủng Plasmodium nhạy cảm, nhưng không an toàn và hiệu quả khi dự phòng, vì vậy phụ nữ mang thai nên tránh đi du lịch đến những vùng có kháng chloroquin. Sự an toàn của mefloquine trong thời kỳ mang thai không được ghi nhận, nhưng những kinh nghiệm ít ỏi cho thấy nó có thể được sử dụng khi những lợi ích được đánh giá cao hơn những rủi ro. Doxycycline, atovaquone/proguanil, primaquine và tafenoquine không nên dùng trong thời kỳ mang thai.

Artemisinins có thời gian bán hủy ngắn và không hiệu quả cho dự phòng.

Các biện pháp dự phòng muỗi bao gồm

  • Dùng dung dịch thuốc diệt côn trùng permethrin hoặc pyrethrum [có thời gian hoạt động kéo dài]

  • Đặt rèm che ở cửa ra vào và cửa sổ

  • Sử dụng lưới chắn muỗi [tốt hơn là ngâm tẩm permethrin hoặc pyrethrum] xung quanh giường

  • Xử lý quần áo và đồ dùng [ví dụ: giày, quần, vớ, lều] với các sản phẩm có chứa 0,5% permethrin, được bảo vệ thông qua một số lần giặt [quần áo đã được xử lý sẵn và có thể bảo vệ lâu hơn]

  • Sử dụng chất chống muỗi như DEET [diethyltoluamide] 25 đến 35% đối với da tiếp xúc

  • Mặc áo sơ mi và quần dài tay bảo vệ, đặc biệt ở thời điểm giữa lúc trời sáng và trời tối, khi muỗi Anophen đang hoạt động

Trước khi sử dụng chất chống muỗi có chứa chất DEET người dùng cần được hướng dẫn

  • Chỉ sử dụng thuốc chống muỗi bôi trên da theo hướng dẫn trên nhãn và sử dụng chúng một cách nhẹ nhàng quanh tai [không nên áp vào hoặc phun vào mắt hoặc miệng].

  • Tránh xa tầm tay trẻ em [người lớn nên lấy vào tay trước, sau đó xoa nhẹ nhàng lên da trẻ].

  • Chỉ dùng đủ để che phủ vùng tiếp xúc.

  • Rửa sạch sau khi quay trở lại trong nhà.

  • Giặt quần áo trước khi mặc lại trừ khi nhãn sản phẩm ghi chú.

Hầu hết các chất chống muỗi có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi. Cơ quan bảo vệ môi trường không khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa bổ sung cho việc sử dụng hóa chất chống muỗi đối với trẻ em hoặc phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Vắc xin chống sốt rét đang được phát triển, nhưng không có thông tin rõ ràng khi nào vắc xin có sẵn.

Video liên quan

Chủ Đề