Chương trình văn học lớp 8

Lớp 8 là độ tuổi học sinh có tâm sinh lý tương đối nhạy cảm, nhiều lúc suy nghĩ chưa chín chắn, hành động đang còn bồng bột, sốc nổi, tuy vậy tình cảm của các em đã đang phát triển hơn, biết nghe theo lí trí hơn. Đồng thời khi bước vào chương trình lớp 8 các kiến thức học trên nhà trường khá nhiều, có sự tăng lên cả về kiến thức và kỹ năng đặc biệt là môn văn. Nhiều bạn học sinh khá là băn khoăn về những vấn đề trọng tâm trong chương trình ngữ văn 8? Các bạn đừng lo lắng, hôm nay gia sư văn Hà Nội xin chia sẻ cho các bạn về kiến thức trọng tâm trong chương trình ngữ văn lớp 8, kèm theo đó là những lưu ý làm sao để học tốt văn 8.

Gia sư Văn tại Hà Nội

Chương trình ngữ văn 8 là hệ thống kiến thức về 3 phân môn đọc hiểu văn bản, tiếng việt và làm văn. Cả ba phần này có sự tích hợp với nhau về cả chiều ngang và cả chiều dọc, vì thế khi học phần văn 8 các kiến thức có sự liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. Các em cần chú ý các vấn đề chính cơ bản sau

Kiến thức về đọc hiểu văn bản: Có sự phong phú cả nội dung và đa dạng về thể loại

– Về nội dung

+ Những kỷ niệm trong sáng của học sinh trong buổi tựu trường đầu tiên, tình cảm về thời học trò: Tôi đi học của Thanh Tịnh, người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp.

+ Viết về đề tài cuộc sống và con người trong xã hội phong kiến, số phận của những người nghèo khổ, nông dân bị xã hội phong kiến chà đạp: tức nước vỡ bờ [trích tắt đèn] của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao.

+ Tình mẫu tử thiêng liêng cao cả: Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

+ Bức tranh đẹp đẽ về thiên nhiên con người qua cái nhìn và tấm lòng nhân hậu của các nhà văn: Cô bé bán diêm của An-đec-xen, hai cây phong của A-ma-tốp, đánh nhau với cối xay gió của Xéc-van-téc, chiếc lá cuối cùng của O-hen ri.

+ Viết về những tâm, tình cảm chân thật, bày tỏ khát vọng cái tôi cá nhân to lớn, muốn thoát khỏi những lối sống tầm thường, khuôn phép, muốn được tự khẳng định mình, khẳng định khát vọng chân chính của con người về cuộc sống: Nhớ rừng của Thế Lữ, quê hương của Tế Hanh

+ Tinh thần lạc quan yêu đời, tinh thần yêu nước sâu sắc: Khi con tu hú của Tố Hữu, Tức cảnh Pác Pó, Ngắm trăng, Đi đường của Hồ Chí Minh, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác [Phan Bội Châu], Đập đá ở Côn Lôn [Phan Châu Trinh]

– Về thể loại

Có các thể loại tiêu biểu như: truyện, kí, thơ 1930-1945, văn học cổ, văn bản nhật dụng, văn học nước ngoài.

+ Kí: Nổi bật các tác phẩm: Tôi đi học, trong lòng mẹ.

+ Truyện: Tức nước vỡ bờ, lão Hạc

+ Thơ 1930-1945: Đập đá ở Côn Lôn, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, ông đồ, nhớ rừng, khi con tu hú, ngắm trăng, đi đường, tức cảnh Pác Pó

Văn học nước ngoài: Hai cây phong, cô bé bán diêm, chiếc lá cuối cùng, đánh nhau với cối xay gió.

Văn học cổ: Hịch tướng sĩ, chiếu dời dô, nước Đại Việt ta.

Văn bản nhật dụng: Thông tin Trái đất ngày 2000, Bài toán dân số, Ôn dịch thuốc lá.

– Phần Tiếng việt lớp 8

Ngữ Văn lớp 8

+ Các được học về các biên pháp tu từ có 3 loại chính đó là tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ. Tu từ về câu: Lặp cú pháp, câu hỏi tu từ, đảo trật tự cú pháp. Tu từ về ngữ âm có điệp từ [điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh], đối thanh, hài thanh, từ láy tượng hình, tượng thanh.

+ Trường từ vựng, từ loại, hiện tượng chuyển loại của từ: Thực từ [danh từ, động từ, tính từ], hư từ [trợ từ, thán từ, tình thái từ].

+ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Nghĩa gốc -> Nghĩa chuyển [nghĩa bóng, nghĩa biểu niệm]. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. Ngoài ra cần lưu ý đồng âm và từ nhiều nghĩa.

+ Dấu câu.

+ Các kiểu câu phân theo mục đích nói [câu phủ định, câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm than, câu trần thuật] và hành động nói [hành động hỏi, hành động trình bày, hành động cảm than, hành động từ chối…].

+ Một số phần trong hội thoại, phân biệt từ thuần việt và hán việt, từ ghép và từ láy.

– Phần tập làm văn

Tổng hợp các kiến thức văn tự sự, văn nghị luận và được học một kiểu văn bản mới đó là văn thuyết minh kiểu văn bản khoa học.

+ Văn tự sự: các bài có liên quan đến văn kể chuyện tưởng tượng, văn kể về cuộc sống hàng ngày như kể lại chuyện em là chị Dậu trong cảnh sưu thuế ở đoạn trích Tức nước vỡ bờ, kể lại kỷ niệm của em và mẹ, kỷ niệm ở trường học…

+ Văn thuyết minh: kiểu văn bản cung cấp những tri thức nhằm giải thích, lí giải nguồn gốc, cách thức của sự vật hiện tượng trong đời sống: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, thuyết minh về tác giả, tác phẩm, thuyết minh về phương pháp cách làm…

+ Văn nghị luận: đi sâu vào hai dạng nghị luận đó là nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Nghị luận xã hội có hai dạng cơ bản là nghị luận về hiện tượng đời sống :tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, nghiện internet, văn hóa ứng xử, an toàn giao thông, trung thực trong thi cử…; Nghị luận về tư tưởng đạo lí: tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, tinh thần lạc quan, lòng yêu thương con người…

Gia sư Văn hy vọng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp các em phần nào nắm được trọng tâm chương trình Ngữ Văn lớp 8 để có phương pháp học tập và rèn luyện hiệu quả!

4.9/5 - [67 bình chọn]

Video liên quan

Chủ Đề