Phương pháp đấu tranh chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của quân dân ta ở miền nam là

Miền Nam chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ [1961 – 1965]

Được đăng bởi Ban biên tập    22/01/2018 09:09

Câu 1. Hãy cho biết âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.

1. Âm mưu chiến lược mới của Mĩ – “chiến tranh đặc biệt”

Sau phong trào Đồng Khởi, chiến lược chiến tranh đơn phương hoàn toàn thất bại, của Mĩ – Ngụy phải đối mặt với một thực tế là phong trào cách mạng miền Nam đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Để tránh thất bại hoàn toàn ở miền Nam, Mĩ đề ra chiến lược chiến tranh mới – "chiến tranh đặc biệt".

Đây là hình thức chiến tranh xâm lược mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ, dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Thực chất đây là âm mưu dùng người Việt đánh người Việt của Mĩ.

Lúc đầu, Mĩ dự định thực hiện chiến lược này bằng kế hoạch Staley-Taylor với mục tiêu bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Nhưng Mĩ đã không thành công và phải giảm mục tiêu xuống bằng một kế hoạch mới [kế hoạch Giôn-xơn – Mác-na-ma-ra] bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm [1964 - 1965].

2. Mĩ – Ngụy triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Mĩ đã tăng cường viện trợ quân sự cho Ngô Đình Diệm, đưa lực lượng cố vấn quân sự và hỗ trợ chiến tranh vào miền Nam Việt Nam với số lượng ngày càng lớn: Cuối năm 1960 là 1.100, cuối 1962 là 11.000, cuối 1964 là 26.000.

Ngày 08/02/1962, Bộ chỉ huy quân sự Mĩ được thành lập ở Sài Gòn.

Ngụy ra sức bắt lính để tăng nhanh quân số: giữa năm 1961 là 170.000 quân, đến cuối năm 1964 là 560.000 quân.

Quân đội Sài Gòn được trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, đặc biệt là chúng đưa vào sử dụng chiến thuật "trực thăng vận" và "thiết xa vận".

"Ấp chiến lược" được Mĩ và Ngụy coi như "xương sống" của "chiến tranh đặc biệt", chúng đã ráo riết tiến hành dồn dân, lập "ấp chiến lược" để tách lực lượng cách mạng khỏi quần chúng, "tát nước bắt cá", tiến tới năm dân và “bình định” miền Nam.

Dựa vào sự hỗ trợ và chỉ huy của cố vấn Mĩ, Ngụy liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng; tiến hành nhiều họat động phá hoại miền Bắc, kiểm soát, phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chăn sự tiếp viện của miền Bắc vào miền Nam.

Câu 2. Quân dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam như thế nào?

1. Hoàn chỉnh về tổ chức lãnh đạo cách mạng

Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập thay cho Xứ ủy Nam bộ cũ.

Ngày 15/02/1961, các lực lượng vũ trang cách mạng đã thống nhất thành quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

2. Đánh bại kế hoạch Staley – Taylor 1961 – 1963

Trên mặt trận chính trị:

Ngày 8/5/1963, 2 vạn tăng ni, phật tử ở Huế biểu tình phản đối chính quyền Diệm cấm treo cờ Phật. Diệm đàn áp làm cho phong trào lan rộng khắp cả nước.

Ngày 11/6/1963, tại Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối Diệm đàn áp Phật giáo.

Ngày 16/6/1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm cho chế độ Mĩ Diệm lay chuyển.

Trước tình hình đó, ngày 01/11/1963, Mĩ đã ủng hộ Dương Văn Minh làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm.

Trên mặt trận chống và phá “Ấp chiến lược”:

Cuộc đấu tranh giữa ta và địch trong việc lập và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go và quyết liệt. Đến cuối năm 1962, gần 8000 ấp chiến lược với 70% nông dân toàn miền Nam vẫn còn do cách mạng kiểm soát.

Trên mặt trận quân sự:

Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đã liên tiếp đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của Ngụy vào chiến khu Đ, Tây Ninh, phía Bắc và Tây Bắc Sài Gòn…

Đặc biệt, tháng 01/1963, quân dân miền Nam đã giành chiến thắng vang dội ở Ấp Bắc – Mĩ Tho. Với lực lượng ít hơn địch 10 lần, ta đã đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 20000 quân ngụy dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và hỗ trợ của pháo binh, xe bọc thép và máy bay lên thẳng; diệt 450 tên địch, 8 máy bay, 13 xe bọc thép.

Chiến thắng Ấp Bắc chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến thuật "thiết xa vận", "trực thăng vận" của Mĩ – Ngụy và làm bùng lên phong trào "thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" trên khắp miền Nam.

Kết luận: những thắng lợi của ta trên khắp các mặt trận đã làm cho Mĩ – Ngụy không thể hoàn thành kế hoạch Staley-Taylor trong 18 tháng như dự định.

3. Đánh bại kế hoạch Giôn xơn – Mác-na-ma-ra [1964 – 1965]

Trước sự thất bại của kế hoạch Staley-Taylor, năm 1964, Giôn-xơn đã đưa ra kế hoạch Giôn-xơn – Mác-na-ma-ra để tiếp tục thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt với mục tiêu bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm [1964 - 1965].

Trên mặt trận chính trị:

Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị [Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng] tiếp tục lên cao, đặc biệt là sau khi Nguyễn Khánh ra những sắc lệnh phát xít mới và chính quyền Ngụy sát hại Nguyễn Văn Trỗi [15/10/1964].

Trên mặt trận chống phá “Bình định”:

Trong năm 1964 và đầu năm 1965, từng mãng lớn ấp chiến lược do địch lập nên đã bị ta phá, nhiều ấp chiến lược đã trở  thành căn cứ cách mạng, vùng tự do của ta ngày càng được mở rộng.

Trên mặt trận quân sự:

Kết hợp với đấu tranh chính trị, quân dân Đông Nam Bộ mở chiến dịch tiến công Đông – Xuân 1964-1965:

Ngày 02/12/1964, quân ta đã thắng lớn ở Bình Giã [Bà Rịa], tiêu diệt 17000 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch.

Sau chiến thắng Bình Giã, quân ta mở tiếp chiến dịch xuân – hè 1965 và đã liên tiếp giành được thắng lợi ở An Lão [Bình Định], Ba Gia [Quảng Ngãi], Đồng Xoài [Biên Hòa]; đánh dấu sự phá sản của kế hoạch Johnson – Mc. Namara.

Kết luận: sự phá sản của hai kế hoạch Staley-taylor và Johnson-Mc. Namara đã làm cho chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ thất bại hoàn toàn.

Đến năm 1961, Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt", tăng cường viện trợ quân sự, hệ thống cố vấn, đẩy nhanh tốc độ xây dựng quân đội ngụy thành lực lượng tác chiến chủ yếu để thực hiện kế hoạch bình định miền Nam. Trước tình hình đó, quán triệt, triển khai nghị quyết của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng LLVT, mở rộng các căn cứ địa, phát triển chiến tranh du kích, tăng cường hoạt động và nâng cao trình độ tác chiến tập trung của các đơn vị chủ lực ở miền Nam.

Nhờ đó, LLVT cách mạng miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng, liên tục mở các chiến dịch tiến công địch trên khắp miền Nam. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam không ngừng phát triển. Nhân dân ở các vùng nông thôn được sự giúp sức của các LLVT đã nổi dậy phá tan từng mảng hệ thống kìm kẹp của ngụy quyền ở thôn, xã, giành thắng lợi cả về tiêu diệt sinh lực địch và giành quyền làm chủ. Bộ đội chủ lực đã phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích giải phóng và làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Lực lượng các địa phương đã thực hiện nhiều phương thức tiến công-nổi dậy linh hoạt, góp phần làm thất bại các chiến lược "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" của Mỹ-ngụy.

Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, Sài Gòn, ngày 30-4-1975. Ảnh tư liệu

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo thực hiện nghi binh chiến lược, cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, nhằm đánh lạc hướng sự phán đoán của địch, trong khi giữ tuyệt mật ý định chiến lược của ta. Việc Quân Giải phóng tiến công Khe Sanh, cùng với các tin tức mà bộ máy tình báo của Mỹ vàchính quyền Sài Gònthu được, thông tin về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đã đi nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở nước ngoài, làm cho giới lãnh đạo chóp bu của Mỹ-ngụy càng tin vào nhận định của mình là khó có thể xảy ra đánh lớn ở miền Nam vào dịp Tết. Trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Hà Nội ngày 23-12-1967 để chủ trì hội nghị cuối cùng của Bộ Chính trị về Tổng tiến công và nổi dậy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nước ngày 29-1-1968, ngay trước thềm cuộc nổ súng.

Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xác định nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tập trung chỉ đạo chiến tranh và tăng cường lực lượng mọi mặt cho chiến trường miền Nam. Nhân lúc Mỹ-ngụy đang thất bại nặng nề trên chiến trường ba nước Đông Dương, các chính khách Mỹ đang trong thời điểm chạy đua vào Nhà Trắng, ta kiên quyết phát huy quyền chủ động tiến công, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược bằng 3 đòn tiến công chiến lược [tiến công của bộ đội chủ lực; tiến công và nổi dậy ở các vùng nông thôn đồng bằng và phong trào đấu tranh của nhân dân các đô thị].

Trong chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội cuối tháng 12-1972, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta đã đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ. Đây là thắng lợi to lớn của nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam; nghệ thuật xây dựng ý chí quyết đánh và quyết thắng; nghệ thuật biết đánh và biết thắng địch độc đáo của Việt Nam; nghệ thuật chiến dịch chiến tranh nhân dân Việt Nam đất đối không; nghệ thuật tổ chức thế trận một cách hợp lý và chuyển hóa thế trận linh hoạt trong quá trình tác chiến chiến dịch.

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Tuy nhiên, tình hình chiến trường miền Nam vẫn diễn biến phức tạp. Bộ Chính trị và Trung ương Đảng ta đã nhận định: Mỹ-ngụy không tôn trọng mà quyết tâm chống phá Hiệp định Paris và "địch dùng hành động quân sự đánh ta, ta cần phải chủ động phản công, tiến công lại địch, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và pháp lý". Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu thành lập tổ Trung tâm nghiên cứu xây dựng kế hoạch chiến lược trong giai đoạn mới. Chấp hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Duẩn-Bí thư thứ nhất và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976đã ra đời.

Thay mặt Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã báo cáo Bộ Chính trị về Kế hoạch giải phóng miền Nam, chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược và Buôn Ma Thuột để đánh trận mở đầu-trận then chốt quyết định. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã làm rung chuyển toàn bộ chiến trường miền Nam, tạo ra đột biến về chiến lược và điều kiện thuận lợi phát triển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ cuối tháng 3, đầu tháng 4-1975, theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh đã điều động các binh đoàn tham gia trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Ngày 7-4-1975, thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh cho các cánh quân: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng".

Nhờ có quyết tâm chiến lược đúng đắn, kế hoạch đầy đủ, sự chỉ đạo kiên quyết, nhạy bén, kịp thời của Bộ Thống soái tối cao cùng với sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, toàn quân, nhân dân ta đã thực hiện xuất sắc quyết tâm của Đảng giải phóng miền Nam trong hai năm xuống còn hai tháng. Đây là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta.

Thạc sĩ VŨ VĂN KHANH

Video liên quan

Chủ Đề