Phương pháp tính thuế bảo vệ môi trường

  • Môi trường xanh
  • Môi trường 24h

Thứ sáu, 11/03/2022 09:57 [GMT+7]

Thuế bảo vệ môi trường là gì? Công thức tính thuế bảo vệ môi trường

Your browser does not support the audio element. Miền Bắc

Để tìm hiểu rõ hơn về Thuế bảo vệ môi trường là gì? Công thức tính thuế bảo vệ môi trường mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau

Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề quan trọng đối với toàn cầu. Bảo vệ môi trường luôn là chủ đề được quan tâm ngay cả đối với pháp luật, những quy định của pháp luật cần góp phần hạn chế tối thiểu những tác động xấu đến môi trường.

Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra khái niệm như sau:

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa [sau đây gọi chung là hàng hóa] khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường có những đặc điểm sau đây:

+ Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu.

+ Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là hàng hóa có tác động xấu với môi trường.

+ Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế áp dụng thuế tuyệt đối.

+ Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.

+ Mục tiêu quan trọng nhất của thuế bảo vệ môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Ở nội dung trên đã giải thích đượcthuế bảo vệ môi trường là gì?và đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường, phần này sẽ nêu ra đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 3 LuậtBảo vệ môi trường năm 2010 quy định đối tượng chịu thuế như sau:

1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:

a] Xăng, trừ etanol;

b] Nhiên liệu bay;

c] Dầu diezel;

d] Dầu hỏa;

đ] Dầu mazut;

e] Dầu nhờn;

g] Mỡ nhờn.

2. Than đá, bao gồm:

a] Than nâu;

b] Than an-tra-xít [antraxit];

c] Than mỡ;

d] Than đá khác.

3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon [HCFC].

4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.

5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.

Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường

Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường được chia làm 2 nhóm:

Đối tượng 1: Tất cả các hàng hóa ngoài 8 loại hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường;

Đối tượng 2: Các sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế môi trường nhưng không được sử dụng ở Việt Nam bao gồm:

– Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật;

– Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo qui định của pháp luật;

– Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.

Công thức tính thuế bảo vệ môi trường:

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra khái niệm như sau:

Điều 6. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.

Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;

Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp=Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuếxMức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

Phương thức tính thuế bảo vệ môi trường:

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. Cụ thể như sau:

Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa.

Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định:

+ Hàng hóa sản xuất trong nước: số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

+ Hàng hóa nhập khẩu: số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

+ Hàng hóa là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu… Số lượng hàng hóa tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hóa tương ứng. Cách tính như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch tính thuế = số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho x tỷ lệ % xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp.

T.Anh

  • Vì sao phải thu thuế bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm hàng hóa?
  • Thuế bảo vệ môi trường trong hàng hóa được tính theo công thức nào?
  • Phao quây dầu thường trực: Giải pháp mới bảo vệ môi trường của ngành dầu khí
  • Bộ Tài chính 'chốt' đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bạn đang đọc bài viết Thuế bảo vệ môi trường là gì? Công thức tính thuế bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế bảo vệ môi trường là gì
  • tính thuế bảo vệ môi trường
  • bảo vệ môi trường
  • Luật bảo vệ môi trường
  • môi trường
  • Công thức thuế bảo vệ môi trường

Cách tính thuế môi trường với đối tượng chịu thuế như thế nào? Hay đối tượng nào chịu thuế Luật thuế bảo vệ môi trường? Luathoangphi.vn xin hướng dẫn chi tiết cách tính thuế môi trường với đối tượng chịu thuế theo quy định mới nhất hiện nay. Mời các bạn tham khảo.

Các đối tượng, sản phẩm chịu thuế bảo vệ môi trường thì cá nhân, đơn vị sản xuất những sản phẩm này sẽ phải tính thuế bảo vệ môi trường để nộp thuế theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường.

Cơ sở pháp lý:

– Luật thuế BVMT số: 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010

– Nghị định Số: 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011

– Thông tư Số: 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011

– Thông tư Số: 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012

– Nghị định Số: 12/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016

– Thông tư Số: 66/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 04 năm 2016

Và một số công văn khác của Bộ tài chính, Tổng cục thuế.

Người nộp thuế bảo vệ môi trường

Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 của Thông tư này.

Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là người nộp thuế bảo vệ môi trường, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu.

Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, nhận gia công đồng thời nhận uỷ thác bán hàng hoá vào thị trường Việt Nam là người nộp thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận uỷ thác bán hàng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao gia công là người nộp thuế bảo vệ môi trường khi xuất, bán hàng hoá tại Việt Nam.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

Cách tính thuế bảo vệ môi trường

Công thức tính như sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

Trong đó:

– Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định như sau:

+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

+ Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế = Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho x Tỷ lệ phần trăm [%] xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp

+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác [PP, PA,…] hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá được quy định như sau:

Theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 và Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ví dụ: Tính thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp sau:

Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác [PA, PP,..] là 30%.

Bài giải

Vấn đề: Túi ni lông đa lớp gồm cả màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và màng nhựa khác [PA, PP,..] thì chỉ có phần màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE là phải chịu thuế bảo vệ môi trường.

Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế: = 100kg x 70% = 70kg

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá với ni lông là: 40.000đ/kg

Số thuế môi trường phải nộp = 70 x 40.000 = 2.800.000đ.

Khi bán các sản phẩm, hàng hóa này thì doanh nghiệp cần xuất hóa đơn theo đúng thời điểm quy định nếu không sẽ bị phạt theo luật thuế.

Cách tính phí bảo vệ môi trường với hoạt động khai thác khoáng sản

Riêng với hoạt động khai thác khoáng sản ngoài việc chịu thuế bảo vệ môi trường còn bị tính phí BVMT và được hướng dẫn tại TT 66/2016/TT-BTC như sau:

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:

F = [[Q1 x f1] + [Q2 x f2]] x K

Trong đó:

+ F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ;

+ Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí [m3];

+ Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ [tấn hoặc m3]; f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3;

+ f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác [đồng/tấn hoặc đồng/m3];

+ K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:

+ Khai thác lộ thiên [bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông]: K = 1,05;

+ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác [khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại]: K = 1.

Ví dụ: Dự án khai thác mỏ quặng sắt tại Bắc Kạn có hệ số bóc trung bình là 0,7 m3/tấn quặng, tháng 6/2016 khai thác được 10.000 tấn quặng sắt thì số phí phải nộp đối với đất đá bốc xúc thải ra của tháng này như sau:

10.000 x 0,7 x 200 đồng/m3 = 1.400.000 đồng

Video liên quan

Chủ Đề