Plt cao là gì

Em đi khám bệnh bác sĩ nói em bị bệnh đa tiểu cầu, chỉ số plt cao khỏang 1200. Bệnh này là gì, em không biết như vậy có nguy hiểm không bác sĩ, điều trị thế nào, thuốc điều trị là gì và liệu có điều trị hết bệnh được không? Em đang rất lo lắng, mong bác sĩ tư vấn giúp em

Trả lời: Chào em, Trong thư em xin được tư vấn về bệnh Đa tiểu cầu.  Xét nghiệm vừa qua của em số lượng tiểu cầu là 1200 K/uL. Nếu kết quả như vậy thì chính xác là em bị chứng Tăng tiểu cầu. Tăng tiểu cầu có hai dạng là Tăng tiểu cầu nguyên phát [Thrombocythemia] và Tăng tiểu cầu thứ phát [Thrombocytosis] là tình trạng tăng số lượng tiểu cầu trong máu vượt quá mức cho phép.

Bệnh liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, đa phần tiểu cầu tăng thường gặp triệu chứng tê tay, chân do tiểu cầu đông vón lại tạo thành những cục máu đông nhỏ trong mạch máu; ngoài ra do chức năng tiểu cầu bị thay đổi nên Bệnh nhân cũng dễ bị xuất huyết dạ, niệm... Em nên đến khám tại các BV có chuyên khoa Huyết Học như: Chợ rẫy, BV Truyền máu và Huyết Học TPHCM... để được làm thêm xét nghiệm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị. 

Xét nghiệm PLT là xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm PLT có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán một số căn bệnh về rối loạn đông máu, ung thư máu, u tủy xương…Hãy cùng Medplus đọc để tìm hiểu chỉ số PLT là gì? mức độ PLT cao và thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và cách tăng hoặc giảm PLT.

Xét nghiệm PLT là xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu trong máu

Mục lục

Xét nghiệm PLT là gì?

PLT là viết tắt của cụm từ Platelet Count, tức là số lượng tiểu cầu cần phải có trong một thể tích máu. Xét nghiệm PLT máu được biết đến như xét nghiệm tiểu cầu hay đếm số tiểu cầu.

Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu thường vào khoảng 150.000 – 400.000 tiểu cầu/μl máu [1 μl = 1 mm3], trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Mỗi 1 lít máu sẽ có khoảng 150 – 400 tỷ tế bào tiểu cầu. Các giá trị về số lượng tiểu cầu trong xét nghiệm công thức máu ở mỗi người sẽ khác nhau, nếu chỉ số PLT vượt quá giới hạn cho phép nó có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

[elementor-template id="263870"]

Chỉ số PLT là gì

Ý nghĩa của xét nghiệm PLT?

Khi số lượng tiểu cầu giảm, tức là PLT dưới 20,000/microlit, máu sẽ không thể đông lại được khiến bạn có thể bị mất máu. Đây là một hiện tượng rất nguy hiểm, thậm chí khiến người bệnh có thể tử vong do mất máu.

Ngược lại, nếu chỉ số PLT tăng khi lượng tiểu cầu quá cao, chúng có thể dính lại với nhau tạo thành những cục máu đông, làm tắc nghẽn mạch máu dẫn tới các bệnh như nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Chức năng của PTL trong máu

Quy trình xét nghiệm PTL

Quy trình xét nghiệm PTL gồm các bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân liệt kê các vấn đề gặp phải, bác sĩ thăm khám sơ bộ và chỉ định làm xét nghiệm
  • Bước 2: Xét nghiệm PLT cũng giống như các xét nghiệm máu thông thường khác, máu được lấy ra từ tĩnh mạch phía bên trong khuỷu tay bằng kim tiêm
  • Bước 3: Đưa mẫu xét nghiệm vào máy xét nghiệm chuyên dụng
  • Bước 4: Nhận kết quả và bác sĩ đưa ra kết luận

Xét nghiệm PLT được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm đếm tiểu cầu có thể được tiến hành trong các xét nghiệm máu thường quy khi khám và điều trị bệnh.

Ngoài ra, xét nghiệm này có thể được chỉ định cho các người có dấu hiệu:

  • Chảy máu không rõ nguyên nhân.

  • Cơ thể có nhiều vết bầm tím không rõ nguyên nhân.

  • Chảy máu ở các vết thương nhỏ nhưng rất khó cầm máu.

  • Xuất huyết dạ dày hay các bệnh xuất huyết mãn tính.

  • Người mắc các bệnh: u tủy xương, ung thư máu, lupus,… cũng nên xét nghiệm tiểu cầu để kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh.

    Một người khỏe mạnh bình thường số lượng tiểu cầu khoảng từ 150.000 đến 450,000/mm3 [hoặc microlitre] [150-450 x 109/L]. Giới hạn này có thể chênh lệch trên dưới 2.5 phần trăm mà không có bệnh thực thể.

    Số lượng tiểu cầu của em mặc dù có tăng, nhưng mà tăng nhẹ, có thể là không có bệnh hoặc có bệnh gây tăng tiểu cầu phản ứng [nhiễm trùng cấp tính, tổn thương mô, viêm mạn tính là nguyên nhân phổ biến của tăng tiểu cầu phản ứng ở người lớn].

Chủ Đề