Quá trình dạy học bao gồm những thành tố nào

Khi chuẩn bị dạy học, người dạy cần quan tâm đến các thành tố trong dạy học. Người dạy cần định hình, chuẩn bị các thành tố này để triển khai dạy học đạt hiệu quả. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp cũng vậy.Vậy, các thành tố đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha.

1. Khái niệm

Có nhiều cách tiếp cận quá trình dạy học. Cách tiếp cận khác nhau có khái niệm về quá trình dạy học khác nhau. Lịch sử dạy học cho thấy có nhiều cách hiểu về quá trình dạy học. Từ những quan niệm truyền thống về dạy học và những quan niệm hiện đại về dạy học, có thể hiểu hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp tương tác và thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của giáo viên và hoạt động tự giác, tích cực, chủ động của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, trong
đó hoạt động giảng dạy của giáo viên đóng vai trò chủ đạo, hoạt động học tập của học sinh đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ dạy học. Hai hoạt động này tương tác, ăn khớp với nhau, thiếu một trong hai hoạt động, hoạt hay hoạt động thiếu ăn khớp, quá trình dạy học không tồn tại.

2. Cấu trúc

Quá trình dạy học là một cấu trúc bao gồm một hệ thống các thành tố vận động, phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó mỗi thanh tốt có một vị trí, vai trò nhất định. Các thành tố trong cấu  trúc của quá trình dạy học bao gồm: giáo viên, học sinh, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và môi trường dạy học. Trong hệ thống các thành tố đó giáo viên và học sinh là hai thành tố trung tâm phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học [giáo viên dạy, Học sinh học. Mục tiêu là thành tố định hướng, Là những yêu cầu được đề ra đối với học sinh trong quá trình dạy học. Căn cứ vào mục tiêu, quá trình dạy học xác định những nhiệm vụ dạy học cụ thể. Nhiệm vụ được xây dựng từ mục tiêu và thành quả của khoa học, kỹ thuật công nghệ, văn hóa xã hội có liên quan. Phương pháp phương tiện dạy học chịu sự quy định bởi mục tiêu và nhiệm vụ. Sự vận hành của năm thành tố trên chịu sự chi phối của môi trường dạy học với những điều kiện tương ứng, môi trường dạy học được đề cập đầu phạm vi hẹp đến rộng. Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học tùy thuộc vào kết quả phát triển của toàn bộ hệ thống tức là tùy thuộc vào chất lượng của tất cả các thành tố. Các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ biện chứng, phản ánh các tính quy luật của dạy học. Sự biến đổi của thành tố này đòi hỏi sự biến đổi tương ứng phù hợp của các thành tố khác. Sự vận động và phát triển của hoạt động dạy học là kết quả của quá trình tác động biện chứng giữa các thành tố.Kết quả dạy học là kết quả phát triển tổng hợp của toàn bộ hệ thống hoạt động
dạy học.
Do đó, khi nghiên cứu và thực thi quá trình dạy học cần:
- Xác định rõ các thành tố cơ bản của quá trình dạy học
- Xác định mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc.
- Xác định vị trí, vai trò của mỗi thành tố trong cấu trúc.
Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học, nâng cao chất lượng của từng thành tố và nâng cao chất lượng tổng hợp của toàn bộ hệ thống. Nghiên cứu quá trình dạy học phải nghiên cứu toàn diện.Đồng thời nghiên cứu để cải tiến đổi mới một thành tố nào đó của quá trình dạy học phải đặt thành tố đó vào trong hệ thống

3.Quá trình dạy học bao gồm những thành tố nào?

Qúa trình dậy học gồm những thành tố sau đây:

1.Mục tiêu:

Người dạy thiết lập mục tiêu dạy học, gắn kết với năng lực của người học, đảm bảo tính vừa sức, hợp lý, để người học có thể đạt được sau khi hoàn thành giờ học / bài học. Mục tiêu cần cụ thể; có thể đo lường được; khả thi; có khả năng đạt được và có giới hạn về thời gian.

2. Nội dung: 

Đây là thành tố quan trọng trong giờ dạy. Cho dù có những thông tin bên lề, thì trọng tâm chính, nội dung chính vẫn phải có. Nội dung dạy học thuộc chương trình môn học hoặc mô đun. Sau 1 giờ học, người học phải thu nhận được những nội dung chuyên môn, liên quan đến nghề nghiệp.

3. Phương pháp dạy học:

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy học được chuyển thành hoạt động dạy học. Trọng tâm chính của hoạt động dạy nghề là thao tác mẫu của người dạy; Trọng tâm chính của hoạt động học nghề là thực hành của người học.

4. Phương tiện dạy học: 

Dạy nghề và học nghề gắn với thực hành, thực tập. Cho nên, cần phải có đồ dùng, phương tiện, trang thiết bị dạy học. Chính vì vậy, người dạy không chỉ chuẩn bị phấn, bảng, mà còn là vật tư, máy móc, nhà xưởng;…

5. Hình thức tổ chức dạy học:

- Phần lý thuyết: tập trung cả nhóm / cả lớp

- Phần thực hành: luyện tập cá nhân

- Phần tổng kết: tập trung cả nhóm / cả lớp

Dù thế nào cũng cần phải để người học được thực hành cá nhân. Qua đó, người học có thể hình thành được kỹ năng nghề nghiệp.

6. Kiểm tra, đánh giá:

Người học cần chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm để tổ chức kiểm tra lý thuyết [kiến thức]. Việc kiểm tra, đánh giá thực hành sẽ thông qua bài tập / sản phẩm. Nhận xét thái độ của người học qua quá trình luyện tập, thực hành.

Chủ Đề