Quan điểm phiến diện là gì

Cũng trong dự thảo Quy chế chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP.Hà Nội, tại khoản 5 điều 3 có quy định: Không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân. Về điều này, ông Ngô Văn Nam, người đứng đầu ban soạn thảo quy chế này, cho biết: Tùy tiện là phát biểu trái quan điểm, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Hoặc trong cuộc họp tất cả nói A, mình nói B, rồi lại về nói điều đó trên mạng xã hội thì là phiến diện. Cuộc họp ghi biên bản, người kết luận cuối cùng là A thì đừng lấy quan điểm B lên mạng xã hội mà than thở. Nếu quan điểm trái chiều với tập thể, ý kiến của anh được bảo lưu, lãnh đạo đã quyết định, anh lại về đưa ra trên mạng là phiến diện.

Về điều này, PGS-TS Nguyễn Hoàng Ánh, ĐH Ngoại thương [Hà Nội] cho rằng trong cách nhìn nhận vấn đề luôn phát sinh các quan điểm đa chiều. Phải có quan điểm đa chiều. Ngay cả người làm chính sách cũng cần biết có quan điểm đa chiều chứ. Nếu tất cả đều đúng như lãnh đạo nghĩ thì lạ quá, bà nói. Hơn nữa, theo bà Ánh, trang cá nhân là không gian cá nhân nên cá nhân vẫn có thể bộc lộ ý kiến của mình, miễn là không trái pháp luật.

Chuyên gia truyền thông - thạc sĩ Nguyễn Đình Thành, đồng sáng lập Elite PR School, cho rằng việc một tổ chức yêu cầu kỷ luật phát ngôn là chuyện có thể gặp ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Chúng ta không cấm phản biện, không phản đối phản biện. Tuy nhiên, mạng xã hội không phải là một môi trường tranh luận có đủ yếu tố để thông điệp của bạn được hiểu đúng. Dân chủ không có nghĩa là thích nói gì cũng được vì mạng xã hội có thể khiến ý kiến của bạn bị bóp méo. Khi bạn là công chức hay thành viên của tổ chức thì bạn phải đảm bảo tính thống nhất của tổ chức đó, có nghĩa là bạn không được đi ngược lại với phát ngôn của tổ chức đó, ông Thành nói.

Cũng theo ông Thành, khả năng bẻ méo thông điệp của mạng xã hội là có thật. Nhiều khi người đọc chỉ đọc một nửa mà đã coi đó là sự thật luôn rồi. Việc kiểm chứng thông tin trên mạng cũng khó. Vì thế, cẩn thận phát ngôn sẽ bảo đảm tính an toàn, tức là sẽ phải có sự hy sinh nhất định để bảo đảm tính hiệu quả và an toàn thông tin. Cơ quan chức năng cũng không đủ thời gian đi giải thích cho người khác là tôi có ý đó hay không, ông Thành nói.

Ông Ngô Văn Nam cho biết cũng sẽ không có chuyện phải cắt cử cán bộ để theo dõi thông tin trên mạng xã hội của người trong cơ quan. Không có chuyện lãnh đạo quản lý nhân viên nói gì trên mạng xã hội. Khi triển khai bộ quy tắc, lãnh đạo nói với cán bộ, đây, trong nội dung siết chặt kỷ cương thì có vấn đề phát ngôn, nếu có sai phạm thì đó là nguyên tắc để xử lý, ông Nam nói.

Video liên quan

Chủ Đề