Quan điểm Tiên học lễ, hậu học văn

Đơn giản là vì câu Tiên học lễ, hậu học văn không có nguồn gốc từ Hán ngữ và cũng không phải là câu xuất phát từ quan điểm chữ “lễ” của Khổng Tử. Theo sách Từ Hải, Lễ [礼] vốn nghĩa là kính thần rồi dần chuyển nghĩa thành kính trọng ai đó, về sau dùng để “chỉ các quy phạm đạo đức và các chuẩn mực xã hội” [Luận ngữ].

Chữ lễ [礼] không phải do Khổng Tử nghĩ ra và cũng không xuất phát từ Nho gia, bởi vì trước đó, “lễ” đã manh nha từ thời Tam Hoàng Ngũ đế, đến thời Nghiêu-Thuấn thì trở thành lễ nghi qua “ngũ lễ”: cát lễ [吉礼], hung lễ [凶礼], tân lễ [宾礼], quân lễ [军礼] và gia lễ [嘉礼]. Khổng Tử thời Xuân Thu chỉ là người kế thừa, phát huy chữ lễ đến mức tột đỉnh của Nho gia: “khắc kỉ phục lễ” [克己复礼], để rồi trong thiên Nhan Uyên của Luận ngữ, Khổng Tử viết: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”, nghĩa là: “Không hợp với lễ thì đừng nhìn, không hợp với lễ thì đừng nghe, không hợp với lễ thì đừng nói, không hợp với lễ thì chẳng nên làm”. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đã sử dụng Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí để làm nền tảng chuẩn mực cho đạo đức. Lễ chính là “tâm khiêm tốn nhường nhịn” [từ nhượng chi tâm/辭讓之心], “tâm biết đúng sai” [thị phi chi tâm/是非之心], lễ là một trong những phẩm hạnh đạo đức của con người. Về sau, Tuân Tử còn coi trọng “lễ” hơn cả Mạnh Tử [qua trước tác Lễ luận]. Tuân Tử sử dụng “lễ” và “hình” để trị nước…

Đó là vài nét về chữ lễ ở Trung Quốc thời xưa, còn ở Việt Nam hiện nay thì sao?

Có quan điểm cho rằng nên bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn vì câu này là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, khiến người dưới phải phục tùng, giữ “lễ” với người trên, trở nên thụ động và không còn tư duy phản biện. Việc loại bỏ câu này giúp giải phóng sức sáng tạo…

\n

Quan điểm trên đã vấp phải sự phản đối của nhiều người, bởi vì, hiện nay chữ “lễ” không còn được hiểu là phục vụ cho giai cấp phong kiến và Nho giáo, mà chính là “lễ nghĩa, đạo đức, những phép tắc ứng xử đúng đắn, tốt đẹp trong gia đình và ngoài xã hội. Lễ thực chất là học làm Người”. Câu Tiên học lễ, hậu học văn có ý nghĩa là “trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết”.

Vậy, câu Tiên học lễ, hậu học văn xuất hiện vào thời nào? Có nhà nghiên cứu khẳng định là vào thời Chu Văn An [1292 - 1370], nhưng chưa có cứ liệu nào chứng minh được điều này. Câu Tiên học lễ, hậu học văn có lẽ là do những nhà Nho người Việt nghĩ ra, xuất hiện từ giai đoạn nửa đầu thế kỷ 19 [thời nhà Nguyễn], đặc biệt là được treo trong những trường tiểu học và trung học tại miền Nam Việt Nam. Điều này được ghi nhận trong quyển Vietnam and the Chinese Model A Comparative Study of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century của Alexander Woodside [Harvard University. Council on East Asian Studies, 1988, tr.343].

Có người cho rằng “dù hiểu chữ lễ theo nghĩa tốt thì cũng không nên duy trì “khẩu hiệu” này, không nên đặt “lễ” [đạo đức] trước “văn” [tri thức], vì hai thứ đều cần như nhau, không trước không sau”. Dĩ nhiên, quyết định bỏ hay giữ câu Tiên học lễ, hậu học văn thì còn tùy thuộc vào giới có thẩm quyền. Song cần lưu ý, nếu vẫn giữ câu này thì không nên coi chỉ là lời nói suông, mà cần phải là phương châm định hướng giáo dục.

Tin liên quan

Một người muốn học văn hóa phải học lễ nghĩa, phép tắc. [Ảnh minh họa]

Không còn "Tiên học lễ, hậu học văn" thì sẽ là gì?

Tại hội thảo với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức, GS Trần Ngọc Thêm [ĐH Quốc gia TP.HCM] cho rằng cần chấm dứt khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" vì nó mang nặng tính phục tùng và không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Sau ý kiến này đã gây ra nhiều tranh cãi, đa số ý kiến cho rằng quan điểm này là không hợp lý, thiếu thuyết phục.

Theo quan điểm người viết thì GS Thêm có phần nào nhầm lẫn, áp đặt khi cho rằng "sáng tạo thuộc về tài năng trong khi xã hội Việt Nam truyền thống hướng đến ổn định nên không hướng đến tài năng mà đề cao chữ lễ, "tiên học lễ hậu học văn", đề cao sự phục tùng".

Lễ nghĩa ở đây cần phải hiểu đó chính là đạo đức. Đối với con người thì đạo đức là gốc, là nền tảng, là trước hết quan trọng nhất nên phải có đạo đức mới có thể tiếp thu tri thức, văn hóa, giáo dục để giúp hình thành nhân cách, trở thành con người có ích cho xã hội, đất nước.

Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" không chỉ là quan điểm lễ nghĩa nho giáo truyền thống, nguyên gốc mà đã được bổ sung các giá trị tiến bộ của thời đại, phù hợp với từng bậc học, cấp học... Tuy vậy, theo quan điểm của GS Thêm thì khẩu hiệu trên đang bị bê nguyên lễ nghĩa nho giáo và lễ nghĩa nho giáo thì không có giá trị tốt gì cần phát huy trong thời đại ngày nay?

Thực tế hiện nhiều trường học vẫn sử dụng các khẩu hiệu khác như "Thi đua dạy tốt - học tốt", "Thầy cô mẫu mực, học sinh tích cực", "Tất cả vì học sinh thân yêu", "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"... nhưng cũng không thay đổi bản chất vấn đề là đề cao đạo đức, lễ nghĩa, phép tắc. Điều này phù hợp, không trái với ý nghĩa, mục đích sâu xa của khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Vì vậy, không cần thiết phải bỏ, chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" mà nên phát triển, bổ sung, sáng tạo tùy thuộc vào ngành học, cấp học cho phù hợp là được. Bởi không phải vô cớ mà cha ông ta trải qua hàng chục thế kỷ vẫn duy trì, sử dụng khẩu hiệu này và nó vẫn còn nguyên giá trị đến tận ngày hôm nay.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đạo đức, văn hóa, lễ nghi, ứng xử trong trường học một số nơi đang bị xem nhẹ, buông lỏng thì vấn đề lễ nghĩa, đề cao đạo đức càng nên được chú trọng, giữ gìn. Bởi nếu không giữ gìn nền tảng đạo đức có trong khẩu hiệu, "triết lý giáo dục" này thì hậu quả tiêu cực đối với xã hội, nền giáo dục nước nhà sẽ rất lớn.

Minh chứng rất rõ nét là đạo đức học đường ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, môi trường học đường lộn xộn, "ô nhiễm", nhất là tình trạng "thầy không ra thầy, trò không ra trò" diễn ra khá phổ biến, nghiêm trọng và đang trở thành vấn nạn đối với ngành giáo dục.

Nền giáo dục nặng về điểm số và thành tích

Tôi rất trân trọng tấm lòng của một người thầy muốn chấn hưng văn hóa học đường, khai mở tư duy phản biện và giải phóng sức sáng tạo. Nhưng thú thật, tôi thật sự không hiểu "Tiên học lễ, hậu học văn" có gì sai trong việc quan niệm giáo dục mà chúng ta theo đuổi bao nhiêu năm qua sao?

Câu khẩu hiệu chễm chệ trong mỗi trường học nhắc nhở bài học đầu tiên mỗi đứa trẻ đến trường phải biết thưa gửi thầy cô, thân thiện với bạn bè, về nhà biết chào hỏi bố mẹ, lễ phép với mọi người xung quanh. Đồng thời con trẻ phải trui rèn muôn nét đẹp phẩm chất khác như tính trung thực, sự ngăn nắp, lòng bao dung, tình yêu thương và chia sẻ với con người và muôn vật…

Đó chính là những giá trị văn hóa làm nên cốt cách của con người Việt Nam ta qua bao thế hệ để ta có thể tự hào trước thế giới rằng ta mang dòng máu của người Việt, luôn đặt chữ "lễ" và "nghĩa" trong mọi ứng xử và mối quan hệ.

Đó cũng chính là phông văn hóa ứng xử mà nhiều nước trên thế giới dẫu phát triển mạnh mẽ thế nào về kinh tế cũng luôn chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo con người hoàn thiện về đức - trí - thể - mỹ.

Việt Nam ta bao đời tạo dựng được nếp nhà và giữ gìn nền nếp kỷ cương xã hội cũng từ chính những bài học về lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách. Bên cạnh lớp lớp học sinh giỏi tri thức, chúng ta luôn cố gắng vun bồi vẻ đẹp tâm hồn thông qua các bộ môn đạo đức ở tiểu học, giáo dục công dân ở trung học và lồng ghép trong nhiều môn học khác.

Bác Hồ đã từng nhắc nhở về cách thức giáo dục một nhân tài: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Mối quan hệ khăng khít giữa đức - tài đã nêu bật lên giá trị của một con người. Và đó cũng chính là kim chỉ nam trong tư duy giáo dục.

Và mối quan hệ giữa "lễ" và "văn" trong câu khẩu hiệu có hầu khắp các trường học lâu nay cũng thể hiện ngắn gọn, súc tích phương châm giáo dục của nước nhà: Một người muốn học văn hóa phải học lễ nghĩa, phép tắc.

Đúng là thời đại công nghệ 4.0 đang mở ra cánh cửa không giới hạn cho năng lực con người thỏa sức vùng vẫy, khám phá và chinh phục đỉnh cao. Đúng là học sinh Việt Nam lâu nay vẫn luôn bị gò bó trong khuôn khổ của việc học: thầy đọc trò chép, thầy nói đúng trò ít khi dám phản biện rằng sai. Đúng là nền giáo dục của chúng ta vẫn còn nặng nề về điểm số, thành tích nên thầy ít khi rời bài giảng kiến thức để cùng trò mày mò tìm hiểu, thử thách chính mình…

Nói cách khác, tư duy phản biện và sức sáng tạo của người học đang bị kìm kẹp bởi nền tảng giáo dục nặng nề mang tính "ra lệnh" từ gia đình đến nhà trường. Vì vậy nên điều căn bản chúng ta cần thay đổi chính là thay đổi cách thức giáo dục trẻ, thay vì áp đặt một chiều thì hãy gợi mở để trẻ sẵn lòng cất lên tiếng nói của mình.

Tất nhiên là một con người giàu sáng tạo, mạnh mẽ phản biện vẫn luôn cần vun bồi thêm nét đẹp tâm hồn đến từ nền giáo dục chú trọng đạo đức, nhân cách. Và câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" xét đến cùng không có lỗi gì trong việc hạn chế phản biện, sáng tạo của người trẻ.

Học sinh ở xã đảo Thạnh An [Cần Giờ, TP.HCM] - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngày 21-11, tại hội thảo "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức, GS Trần Ngọc Thêm [Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM] gây chú ý khi nêu quan điểm: "Xã hội muốn phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động".

Và để có con người chủ động, theo GS Thêm: "Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như "con ngoan trò giỏi" [ngoan theo nghĩa ‘dễ bảo, vâng lời’, giỏi theo nghĩa ‘thuộc bài’]. Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo".

Xin trích đăng một số ý kiến của bạn đọc gởi đến Tuổi Trẻ Online về vấn đề này: 

* Phạm Tuệ Nhi [quận 11, TP.HCM]:

Phần lễ, đạo đức càng cần thiết trong xã hội hiện đại

Trong những ngày qua, khi theo dõi vấn đề về việc GS Trần Ngọc Thêm cho rằng cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo, tôi khá bất ngờ nhưng không thật sự đồng tình.  

"Tiên học lễ, hậu học văn", theo cách hiểu của tôi, chính là quan điểm giáo dục truyền thống, xem trọng việc bồi dưỡng về đạo đức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho người học. Dù chịu ảnh hưởng từ khuôn khổ của giáo dục truyền thống phương Đông nhưng "Tiên học lễ, hậu học văn" không hề cũ, mà ngược lại vô cùng cần thiết trong xã hội hiện tại. 

Đặc biệt, ở nhịp sống hiện đại ngày nay, khi thế hệ trẻ đang bị chi phối bởi rất nhiều làn sóng văn hóa trên toàn cầu, vấn đề về đạo đức, nhân cách và chỉ số cảm xúc của con người đang dần được đề cao hơn.

Xét cho cùng, mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục vẫn là đào tạo ra một thế hệ trẻ phát triển trọn vẹn cả tài năng lẫn đạo đức. Đạo đức, phẩm chất của thế hệ trẻ chính là căn nguyên cội rễ quyết định sự thành công hay thất bại của một nền giáo dục nói riêng và cả cộng đồng xã hội nói chung. 

Cũng bởi, các em học sinh ngày hôm nay chính là người làm chủ tương lai đất nước trong mai sau. Sẽ nguy hại như thế nào nếu thế hệ trẻ khi trưởng thành, chỉ có tài năng, vốn tri thức sâu rộng nhưng lại thiếu mất đạo đức lễ nghi, không biết bao dung, yêu thương và san sẻ với những người chung quanh. 

Một xã hội chỉ thật sự phát triển khi có những cá nhân có nền tảng đạo đức tốt, thấu hiểu và lan tỏa những hành vi đẹp, nhân ái và giàu tình cảm.

* Nghiên cứu sinh Phan Văn Hồng Thắng:

Không rèn phần "lễ" thì khác gì tạo ra robot

Ngày nay chúng ta thường hay cổ vũ cho phong trào lấy học sinh làm trung tâm và dường như những câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đang mất dần tại các trường học. 

Lễ ở đây phải được hiểu một nghĩa rộng đó là cách học làm người, biết cách đối nhân xử thế, trên kính dưới nhường. Hay nói cách khác học lễ là học rèn luyện nhân cách biết yêu nước thương nòi.

Hiện nay với khoa học kỹ thuật phát triển chỉ cần vài cú nhấp chuột thì mọi kiến thức thông tin cần biết đã hiện ra trước mắt chúng ta. Vai trò của thầy cô từ người truyền thụ kiến thức sang người hướng dẫn hỗ trợ kiến thức. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta có quyền bỏ đi những câu khẩu hiệu như "Tiên học lễ, hậu học văn".

Chúng ta thường cổ vũ cho học sinh, sinh viên phải có suy nghĩ sáng tạo, tư duy phản biện. Nhưng nếu chúng ta bỏ quên việc dạy đạo đức cho học sinh thì chúng ta sẽ đào tạo lớp người kế cận khác gì robot. 

Cho nên phát huy khả năng sáng tạo, tư duy phản biện là điều cần thực hiện nhưng bỏ qua việc dạy đạo đức là việc làm xây nhà mà không xây nền móng. Kiến thức không là chưa đủ. Kiến thức có thể trau dồi học hỏi, nhưng đạo đức nếu không được rèn luyện từ nhỏ sẽ không thể hình thành nhân cách của con người.

Xã hội không cần một người có kiến thức tốt, sáng tạo, tư duy phản biện nhưng suốt ngày chăm chăm đi phân tích hành động suy nghĩ của người khác mà không cần quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh. 

Phản biện hay sáng tạo tất cả phải được xây dựng trên nền tảng của đạo đức. Hãy dạy cho trẻ biết phân biệt cái đúng cái sai, biết phân tích suy nghĩ trước những lời nói của người khác nhưng phân tích suy nghĩ với trái tim biết yêu thương, biết đồng cảm và lòng vị tha.

* Tiêu Nhi [Thừa Thiên Huế]:

Đầu tiên cần phải học lễ nghĩa

Tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo của người học mà bỏ đi câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Trước hết, cần hiểu được "Tiên học lễ, hậu học văn" có nghĩa là việc đầu tiên cần phải học các lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết để trở thành người tử tế, sống có ích, sống có ý nghĩa đối với cuộc đời này.

Khi có đạo đức, có kiến thức con người mới có tư duy phản biện đúng, mới có sức sáng tạo có ích. Thử hỏi cái gốc đạo đức của con người mà thiếu đi thì làm sao có thể có tư duy tốt để phản biện? Thiếu đi cái gốc của đạo đức, lễ nghĩa thì sự sáng tạo đến mấy cũng trở nên vô nghĩa!

Khuyến khích phản biện có cần phải bỏ 'Tiên học lễ hậu học văn'?

TUỔI TRẺ ONLINE

Video liên quan

Chủ Đề