Rau mùi gai có tên gọi khác là gì

Rau mùi. Ảnh Wikipedia.

Trong entry trước tôi có nói tới rau om, một loại rau gia vị có nguồn gốc và phổ biến ở vùng Đông Nam Á, entry này tôi muốn nói tới một loại gia vị khác cũng là rau, cũng rất phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Đôi khi tên gọi của hai loại rau cùng là gia vị không thể thiếu này khiến chúng ta lẫn lộn, đó là rau mùi.

Trong sách của GS. TS Đỗ Tất Lợi rau mùi, là loại cây làm gia vị có mùi thơm đặc trưng mà ta thường sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Rau mùi còn có những tên gọi khác như hồ tuy, hương tuy, nguyên tuy, ngò, ngổ, ngổ thơm, coriandre [Pháp], coriander [Anh], koriander [Đức]. Ngoài những tên trên, trang Wikipedia cũng gọi rau mùi là ngò rí, ngò ta, ngò tui...

Tên khoa học là Coriandrum sativum L., thuộc họ Hoa tán Apiaceae [Umbelliferae].

Quả mùi hay quả ngò [Fructus Coriandi] ta thường gọi nhầm là hạt mùi, hạt ngò. Cây mùi, cây ngò người Trung Quốc gọi là hồ tuy [] vì cây có nguồn gốc từ vùng Trung Á. Người Trung Hoa xưa coi thiên hạ bằng... nửa con mắt, họ gọi những dân tộc láng giềng vùng phía bắc, phía tây của họ bằng nhung, địch,hồ, phía nam là man, di, cho nên giống rau thơm du nhập từ vùng Trung Á này họ gọi là hồ tuy []. Có những giống cây khác mà người Trung Hoa gọi là hồ tiêu [hạt tiêu] [], hồ đào []... cũng là những giống ngoại nhập có nguồn gốc phía bắc, phía tây của họ. Đến như Tổ Phật giáo Bồ Đề Đạt Ma đến từ Ấn Độ mà người Trung Hoa xưa cũng gọi là "Lão già Hồ".

Ở nước ta rau ngò, rau mùi chủ yếu chỉ được làm gia vị trong bữa ăn, trong khi tại nhiều nước vùng Địa Trung Hải, Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc người ta trồng đại quy mô để lấy quả làm thuốc, và chưng cất tinh dầu sử dụng trong công nghiệp [làm nước hoa, hương liệu cho vào trà], rượu mùi chính là rượu được pba chế từ tinh dầu rau mùi.

Để làm dược liệu, người ta sử dụng cả quả, lá, thân và rễ của cây rau mùi. Theo tài liệu y học cổ, rau mùi có vị cay, tính ôn, có tác dụng phát tán độc trong người, thúc đậu sởi mọc, trừ tà khí, long đờm, tiêu cơm trợ giúp cho dạ dày, thông khí ở bụng dưới, lợi đại tiểu tiện... Theo GS. Đỗ Tất Lợi, mỗi ngày dùng 4-10g quả mùi, hoặc 10-20g lá hoặc cây tươi dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu điều trị trong giúp tiêu hóa, chữa ho, lợi sữa.

Video liên quan

Chủ Đề