Tính chất đối được thể hiện như thế nào trong bài thơ thất ngôn bát cú

* Xin cho biết luật làm thơ thất ngôn bát cú. Ở chùa người ta niệm Kinh Phật hay Kinh Thánh?

Quang Khánh, Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An

Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" [tám câu, mỗi câu bảy chữ] được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" [bốn câu, mỗi câu bảy chữ], "ngũ ngôn tứ tuyệt" [bốn câu, mỗi câu năm chữ], "ngũ ngôn bát cú" [tám câu, mỗi câu năm chữ] cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này. Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống,...

Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản [về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy] nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi "thất đối".

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

"Lom khom" đối với "lác đác" [hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh], "dưới núi" đối với "bên sông" [vị trí địa hình], song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về sinh động vật, còn một câu diễn tả về tĩnh vật, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" [đối lập về số lượng và tĩnh/động vật]. Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.

Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" [niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật]. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn [thất ngôn bát cú] như sau:

câu 1 niêm với câu 8

câu 2 niêm với câu 3

câu 4 niêm với câu 5

câu 6 niêm với câu 7

Chẳng hạn với luật vần bằng:

- B - T - B B

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

- B - T - B T

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận".

Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan: Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà/Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.

- Chùa là nơi thờ Phật thì đương nhiên là niệm kinh Phật chứ ai niệm kinh Thánh!

Video liên quan

Chủ Đề