Rượu soju bao nhiêu tuổi được uống?

Xin chào Luật sư X. Em hiện có thắc mắc liên quan đến quy định độ tuổi uống rượu bia tại nước ta, mong được Luật sư hỗ trợ. Em là cháu trai duy nhất trong nhà, trong những dịp ngày lễ tết hay cúng giỗ của dòng họ thì em thường được các bác, các chú mời uống rượu. Năm nay, em 17 tuổi, em không biết rằng độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Trong trường hợp, người chưa đủ tuổi mà uống rượu bia thì có bị xử phạt hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
  • Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Rượu bia là gì?

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 định về rượu bia như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha [malt], đại mạch, nấm men bia, hoa bia [hoa houblon], nước.”

Độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam

7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.”

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên, người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là vi phạm quy định pháp luật. Do đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép dùng rượu bia. Đồng thời, pháp luật cũng nghiêm cấm hành vi bán, cung cấp, khuyến mại rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi và sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu bia.

Người chưa đủ tuổi quy định nhưng uống rượu bia bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:

“Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

b] Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;

b] Ép buộc người khác uống rượu bia.”

Theo đó, mức phạt đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Bên cạnh đó, hành vi bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi cũng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đối với tổ chức theo quy định tại khoản 5 Điều 4 và Điều 31 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;

b] Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật;

b] Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Có thể bạn quan tâm:

  • Thủ tục xin cấp đất làm trang trại mới nhất năm 2021
  • Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng theo quy định

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam hiện nay?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục tư vấn pháp lý về Giấy phép sàn thương mại điện tử… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Bao nhiêu tuổi thì uống được Soju?

3 Lưu ý khi dùng rượu Soju Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, những người không nên uống rượu bao gồm phụ nữ đang mang thai, những người dưới 21 tuổi, những người nghiện rượu.

Bao nhiêu tuổi được uống nước có con?

Như vậy, theo quy định pháp luật, người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là vi phạm quy định pháp luật. Do đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép dùng rượu bia.

Soju bao nhiêu đó?

Soju có màu trong và có nồng độ cồn từ khoảng 20% đến khoảng 45%, loại nồng độ 20% là loại phổ biến nhất. Trái với sự hiểu sai của một số người, trong rượu soju không có chứa chất thuốc ướp xác. Vị của nó do có bổ sung thêm đường trong quá trình sản xuất.

Soju đầu bao nhiêu đó?

Đây là loại rượu được mọi người rất ưa chuộng. Bên cạnh đó, nồng độ cồn của các loại rượu này rất nhẹ: Rượu soju chanh-Citron [14%], Rượu soju Chamilsul Cherry [12%], Soju core blueberry [12%], soju dâu jinro [13%] và rất nhiều loại khác.

Chủ Đề