Sách Tiếng Việt lớp 5 trang 46 tập 2

Đọc đoạn trích của truyện Thái sư Trần Thủ Độ [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 85]. Dựa theo nội dung đoạn trích, em hãy viết tiếp một số lời đối thoi để hoàn chỉnh màn kch sau :

Giữ nghiêm phép nước

Nhân vật : Trần Thủ Độ ; Linh Từ Quốc Mẫu ; người quân hiệu ; một vài người lính và gia nô.

Cảnh trí : Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.

Thi gian : Khoảng gần trưa.

Gợi ý lời đối thoại:

- Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường.

- Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.

- Quân lính áp giải người quân hiệu vào.

- Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thái sư không.

- Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện.

- Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.

[Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.]

Trần Thủ Độ: - [Ngạc nhiên] Phu nhân sao thế ?

Linh Từ Quốc Mẫu: [Tấm tức] Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi ! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa !

Trần Thủ Độ: - Bà hãy bớt nóng giận đi ! Kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện thế nào đã !

Linh Từ Quốc Mẫu: Hôm nay tôi có việc qua cửa Bốc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu, ông nghĩ xem : Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào?

Giữ nghiêm phép nước

Nhân vật : Trần Thủ Độ ; Linh Từ Quốc Mẫu ; người quân hiệu ; một vài người lính và gia nô.

Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.

Thi gian : Khoảng gần trưa.

Gợi ý lời đối thoại:

- Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường.

- Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.

- Quân lính áp giải người quân hiệu vào.

- Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thái sư không.

- Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện.

- Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho ngưòi quân hiệu.

[Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.]

Trần Thủ Độ: - [Ngạc nhiên] Phu nhân sao thế ?

Linh Từ Quốc Mẫu: [Tấm tức] Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi ! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa !

Trần Thủ Độ: - Bà hãy bớt nóng giận đi! Kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện thế nào đã !

Linh Từ Quốc Mẫu: Hôm nay tôi có việc qua cửa Bốc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu, ông nghĩ xem : Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào?

Trần Thủ Độ: - Khoan hãy khóc. Để tôi gọi hắn đến xem sao [gọi lính hầu] Quân bay, cho đòi tên quân hiệu đến đây ngay ! Nhớ dẫn theo một phu kiệu để nhận mặt hắn.

Lính hầu: Bẩm, vâng ạ.

[Chỉ một lác sau, tên lính hầu trở về, dẫn theo một người quân hiệu trẻ tuổi, dáng vẻ cao lớn, đàng hoàng].

Người quân hiệu: [Lạy chào] Con chào Thái sư và phu nhân ạ !

Trần Thủ Độ: Ngẩng mặt lên ! Quân hiệu kia, ngươi có biết mặt phu nhân ta không ?

Người quân hiệu: [Vẻ lo lắng] Dạ, bẩm Đức Ông, con biết phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ: Ngươi có biết, vậy có đúng là sáng nay người đã chặn kiệu phu nhân ta không ?

Người quân hiệu: Dạ bẩm Đức Ông, quả có việc đó ạ !

Trần Thủ Độ: [Nổi giận] Giỏi thật ! Người biết phu nhân vậy sao còn dám hỗn láo ?

Người quân hiệu: Dạ bẩm, sáng nay, kiệu của phu nhân đi ngang qua điện Kính Thiện. Con đã trình với phu nhân nhưng các thị nữ và phu kiệu cứ xô đến, nói là kiệu của phu nhân quan Thái sư, không được phép cản. Cho nên, con đành lấy gươm ngăn, buộc kiệu phu nhân đi vòng. Bẩm, chuyện là như thế. Con xin chịu tội với Đức Ông và phu nhân.

Trần Thủ Độ: [Gật đầu, tỏ vẻ hài lòng] Ra là thế ! Ngươi ở chức thấp mà giữ nghiêm phép nước như vậy, ta trách móc gì ngươi được. [Nói với phu nhân] Bà hãy thưởng cho anh ta.

Linh Từ Quốc Mẫu: [Nói với gia nô] Lấy cho ta một tấm lụa và một nén vàng.

Gia nô: [Gia nô vào rồi mang lụa, vàng ra] Bẩm, phu nhân. Quà thưởng đây ạ.

Linh Từ Quốc Mẫu: [Linh Từ Quốc Mẩu lấy quà từ tay già nô, trao cho quân hiệu] Đây là Thái sư và ta ban thưởng cho ngươi.

Người quân hiệu: [Cảm động] Xin đa tạ Thái sư và phu nhân, [tất cả cùng đi vào hạ màn].

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Phân xử tài tình

  • 1. Tập đọc phân xử tài tình
  • 3. Soạn bài phân xử tài tình
    • Câu 1 [trang 47 sgk Tiếng Việt 5]
    • Câu 2 [trang 47 sgk Tiếng Việt 5]
    • Câu 3 [trang 47 sgk Tiếng Việt 5]
    • Câu 4 [trang 47 sgk Tiếng Việt 5]
  • 4. Trắc nghiệm Phân xử tài tình

Soạn bài Tập đọc lớp 5: Phân xử tài tình là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 47 có đáp án chi tiết cho từng bài tập. Toàn bộ bài soạn dưới đây giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước:Tập làm văn lớp 5: Bài kiểm tra viết - Kể chuyện

1. Tập đọc phân xử tài tình

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.

Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:

- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.

Người kia cũng rưng rưng nước mắt:

- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.

Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:

- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.

Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.

Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.

Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:

- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.

Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.

Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI

- Quan án: Chức quan thời xưa chuyện lo việc điều tra và xét xử

- Vãn cảnh: Đến ngắm cảnh đẹp

- Biện lễ: Lo liệu, sắm sửa lễ vật

- Sư sãi: Những người tu hành ở chùa nói chung

- Đàn: Nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ

- Chạy đàn: Nghi lễ chạy quanh đàn cúng

2. Nội dung bài phân xử tài tình

Bài đọc là câu chuyện về một vị quan thông minh, xử án giỏi và rất công bằng. Ông tìm ra người phụ nữ định lừa đảo để lấy miếng vải, tìm ra chú tiểu ăn trộm tiền của chùa. Ông đã giữ gìn sự công bằng cho cuộc sống.

3. Soạn bài phân xử tài tình

Câu 1 [trang 47 sgk Tiếng Việt 5]

Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì?

Trả lời:

Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.

Câu 2 [trang 47 sgk Tiếng Việt 5]

Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

Trả lời:

Để tìm ra người lấy cắp, quan án dùng nhiều cách khác nhau:

- Cho đòi người làm chứng nhưng không có ai làm chứng

- Cho lính về nhà họ xem nhưng cũng không tìm được chứng cứ gì.

Sai lính xé tấm vải làm hai cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người ấy rồi thét trói người kia.

Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. Còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải.

Câu 3 [trang 47 sgk Tiếng Việt 5]

Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.

Trả lời:

Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan án đã làm các việc như sau:

- Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm Phật.

- Tiến hành dùng đòn tấn công tâm lí: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẻ làm cho thóc trong tay người đó nẩy mầm.

- Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem thì lập tức cho bắt ngay vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.

Câu 4 [trang 47 sgk Tiếng Việt 5]

Vì sao quan án dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng:

a] Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.

b] Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

c] Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.

Trả lời:

Đáp án b] Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 5: Nhớ - viết: Cao Bằng

4. Trắc nghiệm Phân xử tài tình

Câu 1. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?

A. Về việc bị mất cắp tấm vải, người mua hàng lấy trộm tấm vải của người bán.

B. Về việc bị mất cắp tấm vải, người nọ tố người kia lấy trộm tấm vải của mình.

C. Về việc bà mua hàng hỏi mua tấm vải rồi lấy trộm.

D. Về việc người mua hàng tố bà bán hàng lấy trộm tấm vải của mình.

Câu 2. Trong vụ án tìm người lấy cắp tấm vải, quan xử người không khóc chính là người lấy cắp vì sao?

A. Của cải do bàn tay mình làm ra thì mình mới tiếc, không nỡ phá hủy.

B. Quan cho rằng người khóc là người biết giá trị vật chất của miếng vải, khi bị xé đôi thì giá trị không còn nguyên vẹn nữa.

C. Quan cho rằng người không khóc là người không có tình cảm, là người dễ ăn cắp của người khác.

D. Tất cả các ý trên

Câu 3. Trong màn xử kiện tìm người lấy trộm vải cho thấy viên quan là người như thế nào?

A. biết tận dụng thời cơ

B. thông minh

C. có tài lãnh đạo

D. ngu ngốc

Câu 4. Khi đến vãn cảnh chùa, viên quan được sư cụ nhờ việc gì?

A. phân xử chuyện tranh cãi ở nhà chùa

B. tìm hộ số tiền của nhà chùa đã bị mất

C. phân xử chuyện chú tiểu trong chùa bị mất tiền

D. phân xử chuyện gia nhân trong chùa bị oan

Câu 5. Khi cho lính về nhà hai người đàn bà, họ phát hiện cả hai nhà đều có vật dụng gì?

A. bút lông

B. cái cày

C. khung cửi

D. cối xay

>> Chi tiết các câu hỏi và đáp án khác: Trắc nghiệm Phân xử tài tình

Bài tiếp theo: Chính tả lớp 5: Nhớ - viết: Cao Bằng

Ngoài phần soạn bài Tập đọc lớp 5: Phân xử tài tình hướng dẫn đọc hiểu trả lời các câu hỏi Tiếng việt 5, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 và Lý thuyết Tiếng Việt 5: Tập đọc - Phân xử tài tình được VnDoc sưu tầm, chọn lọc.

Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5 đầy đủ các môn học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Sử - Địa, Tin học. Các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.

Video liên quan

Chủ Đề