Sản phẩm của giáo viên là gì


CHƯƠNG II NGHỀ DẠY HỌC VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM


TÂM LÝ HỌC CỦAVIỆC GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

I. NGHỀ DẠY HỌC 1. Mục đích của nghề dạy học


Mục  đích của nghề  dạy học là hình thành cho thế  hệ trẻ những phẩm chất và năng lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
Nghề dạy học, lao động sư phạm có giá trị như là một nhân tố xã hội quan trọng góp phần gìn giữ di sản văn hóa xã hội sáng tạo ra con người về mặt nhân cách và góp
phần tái sản xuất sức lao động.
Đối tượng của nghề dạy học Ứng với mục  đích nêu trên, nghề  dạy học có đối tượng tác động là con người
chủ yếu là thế hệ trẻ mang trong mình những nhân cách xác định, tồn tại và phát triển như là một thực thể xã hội, có ý thức, chủ  động tiếp thu sự giáo dục. Với một  đối
tượng như vậy, kết quả lao động nghề nghiệp của người giáo viên không chỉ phụ thuộc vào năng lực, tài năng sư phạm của bản thân họ, mà còn phụ thuộc vào đặc điểm nhân
cách của học sinh, vào thái độ tiếp nhận sự giáo dục của họ và quan hệ của họ với giáo viên. Việc hiểu biết đối tượng giáo dục của mình càng cụ thể, tồn diện bao nhiêu thì
hiệu quả lao động sư phạm càng có cơ sở vững chắc bấy nhiêu. K.Đ.Usinxki đã khẳng định: Muốn giáo dục con người về mọi phương diện thì trước hết phải hiểu con người
về mọi phương diện.

2. Công cụ lao động của nghề dạy học


Với đối tượng lao động đặc biệt là những con người, chúng ta phải tìm ra được những cơng cụ đặc biệt tương ứng nhằm tác động hữu hiệu tới đối tượng, đó là: - Hệ
thống tri thức mà giáo viên sẽ truyền dạy cho học sinh.
- Hệ thống các dạng hoạt động được tổ chức theo những mục đích sư phạm nhất định.
- Những phương tiện, thiết bị vật chất và kỹ thuật phục vụ cho dạy học và giáo dục.
- Nhân cách của chính bản thân người giáo viên. - Tập thể học sinh và tổ chức xã hội.
Có thể nói rằng, nếu trong lĩnh vực sản xuất vật chất, công cụ lao động là những vật cụ thể mà người lao động sử  dụng chúng tác động lên đối tượng lao động của
26
mình, thì trong nghề dạy học, phần lớn cơng cụ lao động của người giáo viên lại chính là những thành phần gắn bó hữu cơ với chính bản thân họ lượng tri thức, năng lực
thiết kế, nhân cách của chính mình....

3. Sản phẩm của nghề dạy học


Sản phẩm của nghề dạy học là nhân cách trong những con người chuẩn bị đi vào cuộc sống theo những chuẩn mực đã định mục đích giáo dục. Đó chính là những con
người có sự biến đổi về chất so với thời điểm xuất xứ của họ xét về mặt nhân cách. Với sản phẩm quý này, theo quan điểm kinh tế, thì đây là một dạng lao động sản xuất
đặc thù - lao động sản xuất phi vật chất.
Thời gian và không gian lao động sư phạm - Thời gian lao động của người giáo viên được chia thành hai bộ phận theo quy
chế của Nhà nước. Bộ phận thời gian trong giờ hành chính số giờ lên lớp, số giờ làm công tác chủ nhiệm v.v... và bộ phận thời gian ngồi giờ hành chính thăm hỏi gia
đình học sinh, liên hệ  với các tổ chức xã hội, tổ chức tiến hành các công tác ngoại khố cho học sinh v.v....
- Về khơng gian, lao động sư phạm  được thực hiện trong phạm vi chủ  yếu là khuôn viên trường học lớp học sân trường, thư viện v.v... và có sự xen kẽ, việc triển
khai các công việc trong môi trường xã hội làm việc với các tổ chức chính quyền, cơ sở sản xuất, gia đình học sinh v.v....
4. Hệ thống những kỹ năng đảm bảo cho hoạt động giáo dục của người giáo viên đạt hiệu quả
- Nhóm kỹ năng thiết kế: Nhóm kỹ năng này giúp cho giáo viên nhìn thấy trước cơng việc mình sẽ làm và sẽ đạt tới. Đó là nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành
các dạng hoạt động giáo dục của mình và của học sinh, dự đốn những gì sẽ xảy ra trong q trình giáo dục và các phương thức, biện pháp khắc phục những khuyết tật.
- Nhóm kỹ năng tổ chức: Giúp cho người giáo viên điều phối các lực lượng giáo dục nhằm thực hiện nội dung thiết kế đã vạch ra.
- Nhóm kỹ  năng giao tiếp: Giúp giáo viên biết cách nhập mình vào đối tượng giáo dục cũng như có được mối dây liên hệ mật thiết với các tổ chức xã hội và lực
lượng xã hội có liên quan tới q trình giáo dục.
- Nhóm kỹ năng nhận thức: Giúp giáo viên biết tự mình đánh giá được tiến trình và kết quả hoạt động giáo dục của bản thân và đồng nghiệp, đặc biệt là của học sinh,
để khơng ngừng hồn thiện, điều chỉnh tác động sư phạm cho phù hợp với quy luật giáo dục.
- Hệ thống những kỹ năng chuyên biệt. Hệ thống này bao gồm những nhóm kỹ năng sau đây:
27
+ Nhóm kỹ năng giảng dạy: Bao gồm những kỹ năng lựa chọn nội dung phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; kỹ năng xác định các bước lý luận dạy học cụ thể
cấu trúc bài giảng và các thành phần có liên quan tới mỗi bước mục  đích, nhiệm vụ...: kỹ năng soạn giảng bài lên lớp; kỹ năng tổ chức các dạng hoạt động học tập cá
nhân và tập thể của học sinh; kỹ năng phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như học sinh cá biệt; kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học; kỹ năng
phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm các dạng hoạt động dạy học; kỹ năng kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo học tập của học sinh.
+ Nhóm kỹ  năng giáo dục: Bao gồm những kỹ  năng như xác định mục  đích, nhiệm vụ giáo dục học sinh; xây dựng tập thể học sinh do mình phụ trách; phối hợp và
vận dụng các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia giáo dục; tổ chức, hướng dẫn các hoạt động lao động, hướng nghiệp, giáo dục học sinh cá biệt; phân tích, đánh giá, rút kinh
nghiệm các hoạt động giáo dục, kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh.
+ Nhóm kỹ năng tự bồi dưỡng: Bao gồm kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức tự bồi dưỡng về chuyên môn; vận dụng các phương pháp và biện pháp tự học để cập nhật với
những thay đổi của sự phát triển khoa học, kỹ thuật; kỹ năng tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động tự đào tạo của bản thân.
+ Nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng: Xác định các bước nghiên cứu; phân tích và xử lý các tài liệu thu thập được ; trình bày
và bảo vệ đề tài nghiên cứu.
+ Nhóm kỹ năng hoạt động xã hội: Bao gồm những kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội như vận động, tuyên truyền, tổ chức quần chúng tham gia giáo dục và tổ
chức học sinh tham gia các hoạt động xã hội.

II. ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

Chủ Đề