Sáng kiến kinh nghiệm dạy kỹ năng đọc

Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3

  • doc
  • 15 trang
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC
SINH LỚP 3

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài
Phân môn Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình
giảng dạy môn Tiếng việt ở cấp tiểu học là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt [Đọc, viết, nghe,
nói] để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Thông qua việc dạy và học ...Tiếng việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho
học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về
văn hoá, văn học của Việt Nam.
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của Tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Ở lớp 3 mục tiêu nói trên được cụ thể hoá thành những yêu cầu cơ bản về kiến
thức và kỹ năng đối với học sinh.
II. Mục đích chọn đề tài
Tiếng việt là một môn khoa học xã hội cơ bản nó liên quan đến các môn học khác
và hoạt động giao tiếp trong cuộc sống. Học phân môn tập đọc là để đọc thông, viết thạo
đối với các em học sinh tiểu học, vì vậy phân môn tập đọc góp phần cho việc hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh.
Sản phẩm của tập đọc là công cụ ngôn ngữ giao tiếp [Học sinh dùng ngôn ngữ để học,
nói, viết trong hoạt động học tập và giao tiếp với mọi người xung quanh].
Chúng ta đều biết đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học là ưa màu sắc, rất
hiếu động. Đặc biệt là các em ở tuổi nhi đồng như học sinh lớp 3, các em rất thích khám

phá cuộc sống xung quanh, thích được khen, nếu ta giữ mãi phương pháp cổ truyền thì
học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
Do vậy các em cảm thấy nhàm chán, chóng quên, không tích cực trong học tập,
giáo viên sẽ vất vả khi phải giảng nhiều mà giờ học lại đạt kết quả không cao.
* Trách nhiệm của giáo viên:
- Đối với trường học cần giáo dục và đào tạo các em biết đọc chữ, biết làm toán,
biết cảm nhận được cái hay, cái đẹp ở môi trường xung quanh... Có kiến thức các em sẽ
biết áp dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mở mang thêm sự hiểu biết của các em
về xã hội và trong tương lai.
- Việc nâng cao trình độ, trí thức hết sức cần thiết, đào tạo cho các em phát triển về
trí tuệ, năng lực, phẩm chất để trở thành người công dân tốt, có phẩm chất tốt là một nhân
cách của con người Việt Nam, đó là trí tuệ phát triển, ý trí cao cả và tình cảm đẹp.
* Đối với học sinh:
- Phát âm đúng, đọc trôi chảy, diễn cảm hiểu được nghĩa của từ.
- Cảm nhận được sự phong phú và đa dạng của thiên nhiên, tình cảm ý chí cao đẹp
của người Việt Nam.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 3 cũng như các lớp khác trực tiếp học các tiết tập đọc theo nội dung
và phương pháp mới.
IV. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu bằng thực trạng trên đối với đối tượng học sinh lớp 3. Trường
PTDTBT Tiểu học Nà Khương

B. PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. Cơ sở thực tiễn
Môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng giữ một vị trí quan trọng
đối với cấp tiểu học.
Phân môn Tập đọc còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho HS học tốt các môn
học khác; bởi các em có đọc được thì mới nhận thức được, hiểu được nội dung, nắm được
kiến thức của bài học; đồng thời thông qua phân môn Tập đọc, sẽ hình thành cho các em
nhân cách con người mới phù hợp với thời đại; hình thành cho các em tình yêu quê
hương đất nước.
Trường PTDT-BT Tiểu học Nà Khương là trường có khá nhiều học sinh dân tộc
cùng học tập, môi trường học tập tương đối thuận lợi, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, điều
kiện đi lại còn nhiều khó khăn, trong đó có đa số học sinh là con em các dân tộc ít người
nên nhận thức có sự chênh lệch, các em còn học yếu ở môn Tiếng việt, nhất là đối với
phân môn Tập đọc. Các em thường mải chơi, ngoài giờ học ở lớp, thời gian học ở nhà các
em phải phụ giúp gia đình, mặt khác việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em còn phổ biến
nên việc đọc, viết bằng tiếng phổ thông còn gặp nhiều khó khăn. Các em chưa hiểu hết
ngôn ngữ Tiếng việt nên còn nói ngọng, phát âm sai, khi viết còn sai nhiều lỗi chính tả,
các em còn nhầm bởi các âm, vần, dấu thanh.
VD: Khi gặp tiếng Nghĩa thì các em đọc thành Nghía chính vì sự hạn chế đó
dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao.
Từ những căn cứ trên, tôi đã lựa chọn đề tài này, thực hiện đề tài tôi sẽ giúp các em
phát huy tính tích cực, tự giác lấy học sinh làm trung tâm trong học tập, các em sẽ đọc

thông, viết thạo và có khả năng diễn đạt tốt trong quá trình giao tiếp với mọi người xung
quanh.
* Thời gian phạm vi thực hiện đề tài
Tiến hành áp dụng đề tài từ năm học 2009 -2010 đến nay.
Thực hiện trong khối lớp 3.
* Các bước tiến hành
Giáo viên phải xác định mục đích yêu cầu của tiết dạy phải chuẩn bị bài theo hệ
thống câu hỏi trong SGK.
Chuẩn bị đồ dùng trực quan, những hình ảnh cần thiết cho từng bài dạy.
II. Cơ sở khoa học
- Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi
có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt. Đọc tốt ở phân môn Tập đọc là các em được củng
cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn khác của Tiếng Việt
và các môn học khác. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh
đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay [đọc diễn cảm]. Thông qua đọc đúng, đọc hay
học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ Nó là chìa khoá đưa các em
vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang
được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về
hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội...Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của
tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người
đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến
tới đọc diễn cảm , đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc
lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm .

Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm là hết
sức cần thiết đối với giáo viên ở bậc tiểu học.
III. Giải pháp thực hiện
Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập đọc và khắc phục những nguyên
nhân tồn tại đã nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện những giải pháp, biện pháp cụ thể
sau:
1.Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a, Đối với giáo viên
- Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc
đúng, đọc hay [đọc diễn cảm]. Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản
thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa
chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc
của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt
động cụ thể của giáo viên, học sinh ở từng đoạn của bài. Giáo viên phải chú ý đến khâu
rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Nhất là những tiết luyện
đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp
phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng.
- Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương
pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình.
- Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh
hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
- Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng
tốt.

b, Đối với các em học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết
được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa.
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay
trong các bài tập đọc nói riêng.
- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc.
2. Thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ Tập đọc
2.1. Rèn phát âm đúng
Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh
phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc giáo viên gọi học sinh khá đọc
bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các
phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét
phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và giáo viên kết luận và sửa [nếu
cần thiết] lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay đọc sai tiếng có thanh ngã, thanh sắc,
tiếng có các nguyên âm đôi như oa; yê; iê; ươ,...
* Quá trình giảng dạy cần chú ý
- Ví dụ: Trong lớp 3B có nhiều em khi đọc luôn phát âm sai thanh ngã thành thanh
sắc. Giáo viên gọi học sinh khá phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm sai nghe, đọc
lại, đọc nhiều lần sửa đến khi đọc đúng. Khi đã sửa cho các em đọc đúng lỗi đó rồi, trong
các tiết học sau giáo viên chú ý đến em đó khi đọc xem em còn mắc lỗi lại nữa không để
kịp thời uốn nắn, sửa chữa [nếu em mắc lại]. Vì số lượng học sinh mắc lỗi này nhiều nên
giáo viên dần sửa sai triệt để. Và các âm khác khi học sinh phát âm sai giáo viên tiến

hành tìm các từ ngữ có âm đó luyện phát âm cho học sinh ngay trong giờ và luyện thêm ở
những tiết dạy luyện tập ở buổi hai.
2.2. Rèn đọc đúng
- Đối với các lớp 1,2 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 3 kỹ
năng đọc của học sinh đã được nâng cao.
Giáo viên dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn
học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp câu thơ hay đoạn văn. Mỗi
đoạn gọi 1 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại, chú ý; đọc ngắt, nghỉ
những cụm từ trong những câu văn dài trong bài văn xuôi.
+ Ví dụ: Câu trong bài : Cóc kiện trời
Cóc thấy nguy quá,/ bèn lên thiên đình kiện trời.//
- Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc bảng phụ gọi
1, 2 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau với
những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. Học sinh đọc và ngắt hoặc
nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ xung và giáo viên thống nhất cách đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở
để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong
bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn [Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc
đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. Đọc
diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Giáo viên có thể viết khổ thơ
ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc].

+ Ví dụ: Bài : Mặt trời xanh của tôi Gọi 1,2 em học sinh khá giỏi đọc diễn cảm;
nếu HS chưa đọc được thì GV đoc, kết hợp HD với Giọng nhẹ nhàng, trìu mến, nghỉ hơi
dài khi kết thúc. Sau đó gọi một em đọc lại: Đọc bốn câu thơ sau:
Đã có ai lắng nghe/

Như tiếng thác dội về/

Tiếng mưa trong rừng cọ/

Như ào ào trận gió.//

Trong khi đọc giáo viên hướng dẫn đọc đúng đối với những câu thơ sau dấu chấm.
Đối với các câu cảm, câu hỏi trong bài, giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng giọng của
từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng cảnh vật và của tác giả.
Giáo viên hướng dẫn các học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như nhấn
giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có thể đọc
mẫu cho học sinh để học sinh nghe giọng đọc, để tự điều chỉnh mình đọc theo giáo viên.
Để Học sinh đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh .
* Đối với văn bản phi nghệ thuật
Hướng dẫn học sinh đọc xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với nội dung thông
báo làm rõ thông tin cơ bản giúp nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi
bật trong văn bản.
- Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn bản.
- Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả khi
biết bài văn, bài thơ đó.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm, mỗi nhóm cử một em lên thi
đọc. Đối với bài: có người dẫn truyện các nhân vật trong truyện cho học sinh đóng vai và
đọc theo lời nhân vật và người dẫn truyện. Gọi học sinh lên đọc, các em ở dưới là giám

khảo nghe, chấm, nhận xét xem bạn nào, nhóm nào, đọc hay. Giáo viên cùng cả lớp động
viên khuyến khích học sinh đọc tốt để các em đọc tốt hơn.
- Đối với thời gian một tiết tập đọc chỉ trong vòng 40 phút mà đối tượng học
sinh gồm: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu ngoài chức năng chủ yếu là rèn đọc, luyện
đọc là chính ở trong cả quá trình tiết học. Học sinh phải được luyện đọc nhiều lần. Học
sinh nào cũng phải được đọc trong giờ học ít nhất một lần. Trong giờ học giáo viên luôn
tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể của giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải nắm chắc
từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần chú ý rèn đọc nhiều đối với học sinh đọc yếu. Rèn
từ thấp đến cao, từ phát âm đúng, đọc đúng, ngắt nghỉ đúng câu dài, tiến tới rèn đọc diễn
cảm.
- Ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học rèn dứt điểm cho những học sinh phát
âm sai, rèn học sinh đọc chưa đúng ngắt nghỉ. Giáo viên cho học sinh đọc từ 1,2 câu rồi
tăng dần 3,4 câu tới 1 đoạn, 2 đoạn và cả bài. Mỗi tuần ở các tháng buổi chiều giáo viên
dành 1 tiết để rèn đọc. Rèn em nào dứt điểm em đó, rèn từ nào dứt điểm từ đó. Sau khi
các em đọc khá dần giáo viên duy trì mỗi tuần 1 tiết để rèn đọc đúng, đọc hay. Rèn đọc
cho học sinh phải kiên trì, rèn thường xuyên thì kết quả đọc sẽ nâng lên rõ rệt. Rèn học
sinh đọc đúng, đọc hay cho học sinh phải đạt được các yêu cầu cụ thể đề ra:
+ Đọc phát âm đúng, phát âm không lẫn lộn.
+ Đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấy phẩy giữa các cụm từ ở những câu dài.
+ Đọc to rõ ràng, lưu loát.
+ Đọc ngắt nhịp đúng các nhịp thơ.
+ Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái, biểu cảm giọng đọc phù hợp với văn cảnh
và lời nhân vật.

IV. Kết quả thực hiện
[so sánh đối chiếu vơi phương pháp cũ]
1. Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên tổ chức và hướng dẫn hoạt động cụ thể
của học sinh. Thông qua ngôn ngữ đọc, viết và hành động làm mẫu của giáo viên. Vì vậy
người giáo viên cần sử dụng bài đọc và các câu hỏi trong SGK để rèn luyện kỹ năng đọc,
viết và luyện phát âm chuẩn, diễn đạt ý gãy gọn, cho các em. Đặc biệt là tìm tòi các bài
tập có liên quan tới chủ đề và phù hợp với đối tượng học sinh, nhắc lại nhiều lần vấn đề
khó, đưa ra ví dụ và giải thích. Ra bài tập ở lớp và ở nhà, giành đủ thời gian rèn luyện kỹ
năng đọc, viết. Hướng dẫn cách sử dụng tài liệu và đồ dùng học tập để học sinh hứng thú
tự giác học tập và tham gia các hoạt động khác.
2. Kết quả cụ thể và những tồn tại của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức
* Năm học 2008- 2009: Chưa nghiên cứu đề tài kết quả như sau:
Tổng số học sinh

Giỏi

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

0

0

0

0

10

71,

4

28,6

3

21,5

Khảo sát đầu năm: 14
HS

4

Tổng số HS cuối

0

0

1

7,1

10

71,

năm:14HS

4

Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài kết quả đó đạt được như sau:

Năm học Thời gian
Đầu năm

Tổng số
HS
20

Giỏi
0

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

5

25,0

13

65,0

2

10,0

2009-

Cuối năm

20

1

5,0

6

30,0

12

60,0

1

5,0

2010-

Đầu năm

14

1

7,15

3

21,4

9

64,3

1

7,15

2011

Cuối năm

14

2

14,3

4

28,6

8

57,1

0

0

2010

Qua nghiên cứu bản thân tôi thấy được học sinh còn một số tồn tại như sau:
- Một số học sinh còn hạn chế khi viết và diễn đạt câu, đoạn văn.
- Khi đọc phát âm chưa chính xác ở một số tiếng có phụ âm đầu và âm cuối,
vần các dấu thanh dễ lẫn. Đặc biệt một số em còn chậm khi đặt câu và viết đoạn có dùng
một số từ ngữ tự chọn.
- Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài với kết quả trên, tôi khẳng định rằng
đề tài này có thể áp dụng vào dạy môn tập đọc ở khối lớp 3. Đối với các lớp trong trường
PTDTBT Tiểu học Nà Khương, và ở cả các trường Tiểu học khác.
* Bài học kinh nghiệm
- Giáo viên cần nắm được đối tượng học sinh, chủ động nghiên cứu để nắm được
kiến thức trọng tâm của bài học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải làm nổi bật
được các kiến thức trọng tâm của bài học.
- Giáo viên dạy theo phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại và thuyết trình, trong đó
việc sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là chủ yếu để phát huy tính tự giác,
tích cực của học sinh.
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức và nhiều đối tượng [Giỏi,
khá, trung bình, yếu]. Từ đó rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh và có kế
hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cụ thể đối với từng học sinh.

- Đối với học sinh khá, giỏi ra bài tập, phù hợp với năng lực của các em.
- Đối với học sinh có học lực yếu, kiểm tra thường xuyên bằng mọi hình thức [Đọc,
viết, trả lời câu hỏi...] phát hiện ra mặt yếu để phụ đạo kịp thời tạo cho các em
hứng thú, tự giác học tập.
C. KẾT LUẬN
Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy Tập đọc để học sinh đọc đúng
đọc hay. Bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu luyện
đọc - rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu đúng nội
dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để làm tốt việc rèn đọc cho học sinh lớp 3
trong phân môn Tập đọc người giáo viên phải làm tốt những việc sau:
- Mỗi giáo viên phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, say sưa yêu nghề, mến trẻ,
luôn bám trường, bám lớp.
- Phải luôn nghiên cứu tìm hiểu về nội dung kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm
chắc hệ thống chương trình. Người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao
trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng dạy.
- Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Trước hết
giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài Tập đọc trong cấp
học nói chung, các bài tập đọc lớp 3 nói riêng. Phải đầu tư thời gian cho khâu chuẩn bị
bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học .
- Giáo viên phải kiên trì, thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước:
+ Luyện cho học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay lẫn lộn.
+ Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đúng câu.

+ Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ.
+ Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh yếu.
+ Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn, thể hiện tính
cách nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, tốc độ
đọc, âm sắc, nhằm diễn tả đúng nội dung bài.
+ Đối với những học sinh đọc sai, rèn dứt điểm ở tiết đọc và tiết luyện đọc ở buổi
chiều.
+ Nhiều học sinh được tham gia luyện đọc.
- Luôn động viên khích lệ gây hứng thú học tập, đọc đối với học sinh yếu kém, phát
huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Cử
chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy chủ động.
- Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh yếu
kém trước khi đến lớp.
- Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn Tập đọc với các phân môn học khác
như: Tập làm văn, kể chuyện...
- Thường xuyên thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp để học tập, trao đổi rút kinh nghiệm.
- Tổ khối quan tâm bồi dưỡng thường xuyên hơn nữa những giáo viên năng lực
còn hạn chế nhất là khâu đọc của giáo viên.
- Hội thảo trao đổi những kinh nghiệm cho đồng nghiệp học tập ở cấp tổ, trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp đã làm trong khi rèn học sinh đọc trong
phân môn Tập đọc lớp 3. Tôi đã mạnh dạn áp dụng và thu được những thành công nhất

định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, bạn bè đồng nghiệp.

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề