Sáng kiến kinh nghiệm về đạo đức của giáo viên mầm non

skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao đạo đức của giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non nga trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [1.22 MB, 29 trang ]

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC
CỦA GIÁO VIÊN TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ VỚI TRẺ
MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA TRUNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Trung
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2018

1


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng
Thuận lợi
Khó khăn


Kết quả của thực trạng
2.3 Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1. Tăng cường chỉ đạo nhận thức pháp luật, nhận
thức về yêu cầu chuẩn mực đạo đức của GVMN.
Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên nâng cao nhận thức
về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
Giải pháp 3: Biện pháp tạo tình huống để rèn luyện hành vi đạo
đức cho người giáo viên.
Giải pháp 4: Giám sát, hỗ trợ và điều chỉnh giáo
viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo ở các
thời điểm trong ngày.
Giải pháp 5: Đảm bảo điều kiện làm việc, môi trường làm việc
để giảm áp lực đối với giáo viên mầm non. Động viên, đãi ngộ
và tôn vinh người giáo viên mầm non.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá
Phần Phụ lục

Trang
1
1
2
2
2
2
2

3
4
4
4
4
4
6
8
10
16
18
18
18
19

2


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng nói:
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người. [1]
Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người, được thể hiện ra bên
ngoài ở nhận thức, thái độ, hành vi, được hình thành do tu dưỡng theo chuẩn
mực, quy tắc đạo đức trong xã hội.

Mỗi con người chúng ta cần rèn luyện đạo đức cho mình trong mọi môi
trường từ phạm vi gia đình cho đến môi trường xã hội cần phải có sự rèn luyện
đạo đức cho mình cần điều chỉnh hành vi của mình theo hướng nên hay không
nên hành vi đó là đúng hay sai, tốt hay xấu, thiện hay ác.
Đạo đức nhà giáo là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành
do tu dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu trong hoạt động
nghề nghiệp của người giáo viên và trong cuộc sống với tư cách 1 nhà giáo,
được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ và hành vi của họ.[2]
Thời nào cũng vậy, người giáo viên luôn gánh trên mình trọng trách lớn
lao, nhọc nhằn nhưng rất đỗi vinh quang, đó là trách nhiệm trồng người, vì thế
để hoàn thành trọng trách ấy không chỉ cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư
phạm, mà hơn hết phải luôn ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên
trau dồi về phẩm chất đạo đức nghề dạy học. Tôi nhận ra một điều rằng cuộc
sống không có nghĩa gì nhiều nếu bạn không sẵn lòng đóng góp phần nhỏ bé của
mình nhằm tạo cho trẻ một môi trường luôn an toàn và tốt đẹp hơn. Trẻ nhỏ sẽ
không nhớ bạn vì vật chất bạn cho chúng, mà vì tình cảm bạn dành cho chúng.
Đạo đức của giáo viên mầm non là những phẩm chất của người giáo viên
mầm non được hình thành do tu dưỡng, rèn luyên theo các quy định, tiêu chuẩn,
yêu cầu...trong chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong cuộc sống với tư cách một
nhà giáo được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi.
Thật vậy, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất
nước, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mọi người
mà của toàn xã hội.
Ở lứa tuổi mầm non trẻ như một tờ giấy trắng về nhận thức còn cơ thể trẻ
thì rất non nớt và dễ bị tổn thương. Nhiệm vụ của chúng ta những nhà giáo dục
là gì? Là cần phải chăm sóc và giáo dục cho trẻ phát triển một cách toàn diện cả
về thể chất lẫn tinh thần
Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên mầm non cần trau dồi đạo
đức cũng như cách giao tiếp ứng xử với trẻ để mỗi khi trẻ đến trường trẻ sẽ cảm
1



thấy yên tâm, đến với cô giáo trẻ sẽ được vỗ về được học những lời hay ý đẹp
được giao tiếp với người lớn, với bạn bè xunh quanh bằng ngững lời nói hay
những hành động đẹp.
Nhưng trên thực tế hiện nay hành vi lối sống của không ít một số người
đang cho chúng ta thấy sự suy thoái về đạo đức và hành vi lối sống. Chúng ta
không khó gì khi bắt gặp cảnh ở trong gia đình thì bố mẹ quát tháo con cái, con
cái cãi lại cha mẹ, hay sự lãnh đạm thờ ơ khi đi đường gặp cảnh bất bình, và đặc
biệt là trong trường học đã xảy ra không ít trường hợp bạo lực trong trường học
giữa giáo viên đối với học sinh và giữa học sinh với học sinh.
Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt lad trẻ mẫu giáo trẻ rất tò mò hiếu động luôn
tìm tòi khám phá thế giới xung quanh mình vì vậy sự hoạt động của trẻ nhiều lúc
gây áp lực cho giáo viên nếu giáo viên không có sự kiên nhẫn, không có kỹ năng
sư phạm mềm dẻo trong xử lý tình huống sẽ rất dễ có những hành xử giao tiếp
với trẻ chưa đúng đắn như: quát tháo, dọa nạt hoặc cao hơn là có thể bạo hành
trẻ.
Sau khi nghiên cứu và nhận thức rõ về tầm quan trọng của đạo dức nhà
giáo trong giao tiếp ứng xử với học sinh tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và làm
sáng kiến Một số biện pháp nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp
ứng xử với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Trung
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Nâng cao đạo đức của giáo viên trong giao tiếp ứng xử đối với trẻ mẫu
giáo của trường mầm non Nga Trung  Nga Sơn  Thanh Hóa.
+ Tìm ra biện pháp chỉ đạo trong giao tiếp ứng xử giữa giáo viên và trẻ.
+ Giúp trẻ mẫu giáo trường mầm non Nga Trung  Nga Sơn  Thanh Hóa
có hành vi ứng xử văn minh lịch sự.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên mẫu giáo trường mầm non Nga Trung  Nga Sơn  Thanh Hóa.
Trẻ mẫu giáo trường mầm non Nga Trung  Nga Sơn  Thanh Hóa.

1.4. Phương Pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến biện pháp nâng cao đạo đức nhà giáo, tài liệu chuyên đề giao tiếp ứng xử
của giáo viên đối với học sinh trong trường Mầm non.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép việc tổ chức hoạt động của
cô và trẻ trong nhà trường.
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Bằng trò chuyện, trao đổi thông tin
+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra.
+ Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2


Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người được thể hiện ra bên
ngoài của nhận thức, thái độ, hành vi được hình thành do tu dưỡng chuẩn mực,
qyi tắc đạo đức trong xã hội. [3]
Tất cả chúng ta muốn trở thành người công dân có ích trước hết phải học
cách làm người phải học cách rèn luyện đạo đức. Đối với người giáo viên muốn
giáo dục được thế hệ trẻ thành người công dân tốt thì yêu cầu tât yếu người giáo
viên đó phải có đạo đức nhân cách, giao tiếp ứng xử đúng mực.
Thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động
trong trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường: Hay nói một cách khác
là nhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập và vui chơi ở mọi nơi. Đối với một số
giáo viên còn có cách nhìn nhận sai lầm về cách giáo dục trẻ. Chỉ cố gắng làm
thế nào cho trẻ phải nhận thức tiếp thu được lượng kiến thức theo yêu cầu trong
chương trình giáo dục vì vậy bằng mọi cách giáo viên ép trẻ tiếp thu kiến thức
cho bằng được. Chính điều này vô tình giáo viên gây áp lực đối với trẻ như:
nghiêm khắc trong hoạt động, dọa nạt quát tháo. ..mà quên đi rằng những điều

mình làm đang ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức nhà giáo, ảnh hưởng đến giao tiếp
ứng xử giữa cô với trẻ.
Mặt khác do tính chất công việc: Khác với giáo viên tiểu học và trung học
cơ sở giáo viên mầm non được ví như là người mẹ và cũng là cô giáo đối với trẻ.
Nói như vậy để chúng ta thấy rằng một khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi giáo
viên phải thực hiện. Từ công việc chăm sóc sinh hoạt hàng ngày, từ bữa ăn giấc
ngủ cho đến những hoạt động học được tổ chức nhẹ nhàng theo phương pháp
học bằng chơi, chơi mà học. Đặc biệt độ tuổi mẫu giáo trẻ luôn muốn mình là
trung tâm của mọi sự chú ý, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh, trẻ tự nghĩ
ra những trò chơi mà trẻ chơi mãi không chán, những câu hỏi thắc mắc liên tục
của trẻ, hay những tranh giành phân bua của trẻ với nhau. Tất cả những điều trên
tạo cho giáo viên một áp lực một guồng công việc liên tục đôi khi gây căng
thẳng. Nếu giáo viên không kiềm chế được sẽ dẫn đến cáu gắt đối với trẻ, quát
mắng trẻ, có những ứng xử lời nói không đẹp và nghiêm trọng hơn là dễ dẫn đến
bạo hành đối với trẻ.
Tất cả những yếu tố về nhận thức của giáo viên, quan diểm giáo dục về tính
chất của công việc mà một số giáo viên đang thực hiện công tác chăm sóc giáo
dục trẻ hàng ngày đang gặp phải nếu như không được bồi dưỡng và trau dồi về
đạo đức cũng như cách giao tiếp ứng xử với trẻ kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến hình ảnh người giáo viên trong mắt phụ huynh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển và hình thành tâm lý và nhân cách của trẻ. Vì vậy vấn đề nâng cao đạo
đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử đối với trẻ mẫu giao là việc làm hàng
đầu mà đòi hỏi người quản lý phải nhận thức rõ để có biện pháp chỉ đạo giáo
viên thực hiện cho nghiêm túc.
2.2 - Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Với mục tiểu chung của giáo dục, là quản lý trong trường mầm non tôi trăn
trở với nội dung làm thế nào để nâng cao đạo đức cho người giáo viên thông qua
3



giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo xây dựng hình ảnh cô giáo như mẹ hiền
trong đôi mắt trẻ thơ.
Thuận lợi
- 100% CBGV có trình độ đào tạo trên chuẩn
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình năng động luôn yêu nghề mến trẻ.
Khó khăn
Cơ sở vật chất của trường còn thiếu, số lượng phòng học còn thiếu nên số
lượng trẻ trên lớp đông làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cô và trẻ.
- Số lượng giáo viên còn thiếu so với quy định, số lượng trẻ đông so với
tiêu chuẩn trên giáo viên nên trong quá trình chăm sóc giáo dục giáo viên phải
làm việc quá tải gây sức ép tâm lý cho giáo viên.
- Các biện pháp sử dụng để giao lưu giữa giáo viên với trẻ còn đơn điệu.
- Đa số phụ huynh làm nghề nông và công nhân nên chưa có thời gian quan
tâm, chú ý cho trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng về giáo dục đạo đức và giao
tiếp ứng xử giữa người lớn đối với trẻ
Kết quả thực trạng: [Ở phần phụ lục 1]
Đứng trước tình hình đó, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm gì? Làm như
thế nào để chỉ đạo nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ
mẫu giáo. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1. Tăng cường chỉ đạo nhận thức pháp luật, nhận thức về
yêu cầu chuẩn mực đạo đức của GVMN.
Để tăng cường được nhận thức về đạo đức cho người giáo viên trong nhà
trường. Người quản lý giáo dục trong các nhà trường là người có vai trò quan
trọng trong công tác chỉ đạo cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt
nhiệm vụ của nghành giáo dục đề ra và phải hiểu rõ được yêu cầu chuẩn mực về
đạo đức của người giáo viên mầm non. Để giáo viên xác định rõ đạo đức của
giáo viên mầm non là những phẩm chất của người giáo viên mầm non được hình
thành do tu dưỡng, rèn luyên theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu...trong chăm
sóc và giáo dục trẻ em và trong cuộc sống với tư cách một nhà giáo được thể

hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi.
Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cùng với các đồng chí quản lý nhà trường
tổ chức mở lớp chuyên đề về nâng cao về nhận thức và đạo đức cho người giáo
viên mầm non khi giao tiếp ứng xử với trẻ.
Xây dựng bài giảng để truyền đạt cho giáo viên hiểu rõ về đạo đức của
người giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là một giáo viên
trước hết phải hiểu biết
Phẩm chất đạo đức của người giáo viên mầm non cần phải có:
Lòng yêu nước, có niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa. trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chấp hành tốt luật pháp Nhà nước,

4


chủ trương, chính sách của Đảng và những qui định của ngành, của trường mầm
non.
Có định hướng tốt trong đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo
dục, bảo vệ và nuôi dưỡng trẻ. Làm một công dân tốt có ý thức trách nhiệm đối
với xã hội, tham gia phát triển văn hóa- xã hội của cộng đồng; mẫu mực trong
hành vi giao tiếp ứng xử là tấm gương cho trẻ noi theo.
Yêu thương, tôn trọng và công bằng với trẻ.
Không phân biệt đối xử với trẻ và chấp nhận sự đa dạng của trẻ; Tận tụy
chăm sóc trẻ và kiên nhẫn trong giáo dục trẻ mầm non. Xây dựng mối quan hệ
thân mật, gần gũi, ân cần, chu đáo với trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Coi trọng tính
tích cực, chủ động, sáng tạo cá nhân của trẻ mầm non; động viên khuyến khích
trẻ tích cực tham gia vào hoạt động chung. Xây dựng và duy trì việc phối hợp
với gia đình trong việc chăm sóc-giáo dục trẻ; tuyên truyền về trẻ và phổ biến
thông tin về phương pháp giáo dục trẻ.
Yêu nghề, tâm huyết, gắn bó và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có ý
thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu,

giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao
dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với trẻ, đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ, đồng nghiệp và cộng đồng, được
đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý.
Có tình cảm và yêu trẻ, có động cơ yêu nghề, say mê sáng tạo, nhanh
chóng thích ứng với tình huống mới.Có ý thích tự học, tự bồi dưỡng nâng cao
nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc  giáo dục trẻ trong độ
tuổi. Có quan hệ tin cậy dễ chịu với người khác, hợp tác thiện chí, trau dồi kinh
nghiệm tự hoàn thiện bản thân.Có suy nghĩ và quan điểm tích cực, hoàn thành
tốt các công việc được giao nhằm đáp ứng với các yêu cầu mới mục tiêu chăm
sóc  giáo dục, bảo vệ và nuôi dưỡng trẻ.
Có ý thức tổ chức, có đạo đức tốt, yêu thương đồng cảm với người khác,
mềm dẻo, hiểu biết, sáng tạo, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị phù hợp
với văn hóa dân tộc.
Xây dựng và duy trì việc phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc - giáo
dục trẻ; tuyên truyền về trẻ và phổ biến thông tin về phương pháp giáo dục trẻ.
Tân tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội duy của đơn vị,
nhà trường, của ngành, sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường.
Thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Thực hiện phê bình và tự phê
bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.
Chấp hành kỉ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ ở nhóm lớp được phân công.

5


Không có biểu hiện tiêu cực trong cuốc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

Không vi phạm các quy định về hành vi nhà giáo không được làm.
Không chỉ bồi dưỡng trên lý thuyết tôi đã sưu tầm và cập nhật những bộ
phim tài liệu về những tấm gương nhà giáo tận tâm tận tụy với ngề để cho giáo
viên được xem và học hỏi cũng như các vi deo đăng tải những hành vi vi phạm
về đạo đức nhà giáo như: Quát tháo trẻ trong giờ học, giờ ăn hay những clip
quay lại những cảnh giáo viên mầm non bạo hành trẻ trong giờ ngủ giờ ăn để
giáo viên xem. Sau đó đề nghị giáo viên phát biểu ý kiến của mình về những
clip mình vừa được xem về những hành vi đạo đức đó đúng hay sai, lý do vì sao
mà xảy ra những hành vi như thế để giáo viên rút kinh nghiệm và không được
vấp phải trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Xác định rõ hình phạt mà giáo
viên vi phạm đạo đức đó phải chịu trách nhiệm trước gia đình nhà trường và
pháp luật nhà nước. Sau đợt bồi dưỡng thì giáo viên nhìn nhận mình đang đứng
ở đâu và hướng phấn đấu tiếp theo như thế nào, nhận biết được điểm mạnh điểm
yếu trong năng lực nghề của giáo viên.
Kết quả: Trong đợt bồi dưỡng 13/13 = 100% giáo viên nhận thức được
pháp luật về chuẩn mực về đạo dức của người giáo viên
Có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo;
Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và
trong công tác;
Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với trẻ, đồng nghiệp;
Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ, đồng
nghiệp và cộng đồng, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý.
Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên nâng cao nhận thức về
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
Một trong các biện pháp chỉ đạo để nâng cao đạo đức cho
giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ thì tôi đẫ tổ chức trau
dồi những hiểu biết về tâm sinh lý của lứa tuổi mẫu giáo. Muốn
giao tiếp với trẻ có hiệu quả đúng theo phương pháp giáo dục
thì người giáo viên cần nắm rõ được đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ từ đó mới có phương pháp những ứng xử mang tính giáo dục

cao.
Thông qua các buổi chuyên đề tôi tổ chức cho giáo viên
trình bày và thảo luận đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo để giáo
viên nhận thức rõ trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm
tâm lý trẻ mầm non trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia
đình, giáo viên và mọi người xung quanh. Khi trẻ sợ hãi, giáo viên nên động
viên, ai ủi trẻ, khi trẻ mắc sai lầm thì giáo viên cũng nên nhẹ nhàng phân tích để
cho trẻ hiểu, tránh quát mắng làm các em hoảng sợ.
-Khi trẻ bước vào độ tuổi đi mẫu giáo trẻ sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với
môi trường bên ngoài, được giao tiếp với nhiều người lạ, bạn bè ở trường là một
thế giới vô cùng rộng lớn đối với trẻ.
6


Có rất nhiều trẻ sẽ hứng thú với việc đến trường mỗi ngày,những ngược lại
cũng có nhiều trẻ có tâm lý sợ tới trường mặc dù biết ở trường có nhiều thứ để
chơi, có bạn bè nhưng tâm lý các em vẫn luôn sợ. Đây là dấu hiệu tâm lý cho
thấy trẻ sợ đi học, trẻ chưa tìm thấy hứng thú trong việc học hoặc sợ cô giáo, sợ
bị bạn bắt nạt
Đối với những trẻ có hứng thú với việc tới lớp thì trong kí ức của trẻ tới
trường như một thế giới tuyệt vời nhiều điều mới lạ mà các em muốn khám phá.
Trong giai đoạn này các em rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò mò
và liên tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ. Nếu như cha mẹ hiểu được
tâm lý của con và định hướng cho con thì sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực sau
này của trẻ.
Với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi các triệu chứng bướng bỉnh của trẻ lên 2 sẽ dần
hết trẻ sẽ đằm tính hơn. Trẻ 3 tuổi có thể tập trung tới vài phút để làm một việc
gì đó và thích chơi đùa với trẻ khác hơn, tới thời điểm này trẻ vbieets biểu lộ
nhiều dạng cảm xúc hơn. Chúng có thể tỏ ra đăm chiêu, tỏ ra ganh tị, cảnh giác,
sợ hãi hoặc cũng có thể hài lòng khoái chí, thích thú. Trẻ có có nắm bắt được

cảm xúc của cô và mọi người xunh quanh. Chúng biết làm cho người lớn hài
lòng, với một động lực hết sức mạnh mẽ là được người khác khen ngợi, yêu
thương mặc dù trẻ lên ba ít có khuynh hướng giận dữ như trẻ lên 2, nhưng nếu
khi mệt đói hay hoạt động nhiều thì chúng cũng không ngoan được.
Với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tâm lý trẻ thích chơi với trẻ khác có thể hứa hẹn,
dọa giẫm để giành lấy 1 bạn chơi vào nhóm của mình. ở độ tuổi này việc tranh
giành đồ chơi xảy ra thường xuyên chúng thường cãi nhai rồi kết thúc bằng việc
đấm đá vì vậy việc xử lý các tình huống nầy cần sự giải quyết khéo léo của cô
để trẻ cảm thấy có sự công bằng và không có cảm giác bị lạc lỏng.
Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi luôn nghĩ mình đúng. Nội tâm của trẻ rất mong
manh khi lần đầu tiên nhận ra sự tồn tại của các quan điểm, cách nhìn khác với
mình. Trẻ không thể bình tĩnh chấp nhận chỉ trích hoặc đổ lỗi. Thay vào đó, trẻ
sẽ cãi lại và thậm chí nói dối để trách lỗi. Trẻ cũng rất ghét thua cuộc và sẵn
sàng chơi ăn gian hoặc thay đổi luật để thắng bằng được cuộc chơi.
Giai đoạn khó khăn này có thể là một cơ hội để giáo dục, nếu cách ứng xử của
bậc làm cha mẹ và cô giáo với hành vi của trẻ là nghiêm khắc nhưng dịu dàng và
hòa nhã. Đừng khuyến khích vào những cuộc chơi mang tính cạnh tranh. Thay
vào đó, hãy chọn cho trẻ những trò chơi và hoạt động không mang tính cạnh
tranh trong năm này. Hãy nói thẳng và thật về dối trá và ăn gian. Đừng để trẻ sa
ngã; hãy có kỷ luật dành cho sự dối trá và giải thích rõ rằng ăn gian sẽ làm hỏng
cuộc chơi.
Trẻ cần được khuyến khích và khen ngợi. Trẻ cần được dạy rằng sai lầm
hay thất bại là điều bình thường, và làm thế nào để trở thành một người thua
quân tử. Quá nhiều áp lực đòi hỏi điểm tốt hay việc so sánh trẻ với các trẻ ngoan
khác sẽ tạo căng thẳng cho trẻ và hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi này. Hãy

7


chú ý tới trẻ thật nhiều, và hãy giúp trẻ cảm thấy hài lòng về bản thân mình ở độ

tuổi sáu.
Như vậy khi chỉ đạo giáo viên học tập, tìm hiểu kỹ về đặc điểm phat triển
tâm lý của trẻ mẫu giáo và cụ thể ở từng độ tuổi giáo viên sẽ tùy vào từng tình
hướng từng hoạt động của trẻ mà có cách giao tiếp ừng xử với trẻ cho phù hợp.
Kết quả: 13/13 = 100% giáo viên nắm vững đặc điểm phát triển tâm lý của
trẻ mẫu giáo.
Giải pháp 3: Biện pháp tạo tình huống để rèn luyện hành vi đạo đức
cho người giáo viên.
Tổ chức rèn luyện hành vi thói quen đạo đức cho giáo viên mầm non là
việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Thông qua việc xây dựng các tình
huống giao tiếp, ứng xử với trẻ mẫu giáo để giúp giáo viên rèn luyện hành vi
đạo đức. Giáo viên được thực hành, vận dụng những kiến thức về các yêu cầu
chuẩn mực đạo đức trong các tình huống giao tiếp, ứng xử với trẻ mẫu giáo.
Khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tôi chỉ đạo giáo viên rèn luyện hành vi
đạo đức thông qua việc đưa ra các tình huống để giáo viên giải quyết, sau đó
hướng dẫn giáo viên cách phân tích tình huống dựa trên đặc điểm của trẻ. Như
vậy sẽ giúp cho giáo viên hiểu hơn về cách thức và quy tắc giao tiếp, ứng xử với
trẻ đạt hiệu quả, từ đó đưa ra cách giải quyết tình huống trong giao tiếp, ứng xử
với trẻ.
Việc xây dựng các tình huống giao tiếp, ứng xử với trẻ mẫu giáo để giúp
giáo viên rèn luyện hành vi đạo đức. Có thể là một số tình huống: Trẻ đánh bạn
không chịu nhận lỗi, trẻ tranh dành nhau đồ chơi, trẻ bướng bỉnh không nghe
lời...
Ví dụ: Tình huống: Trẻ đánh bạn không chịu nhận lỗi
Bé Hoàng năm nay 5 - 6 tuổi. Ở lớp, Hoàng hay hay đánh bạn, nhưng khi
bị bạn mách, Hoàng thường không nhận lỗi. Phải đến khi có chứng cứ thì Hoàng
mới chịu nhận lỗi và xin lỗi. Tuy nhiên, những lần sau đó, bé Hoàng vẫn tiếp tục
đánh các bạn khi cô giáo vắng mặt. Các mặt khác của trẻ bình thường và tuân
theo các yêu cầu của cô giáo trong giờ học.
Phân tích tình huống

Trẻ mầm non sống và ứng xử chủ yếu bằng cảm xúc. Trẻ yêu, ghét, vui,
buồn thường bộc lộ ngay. Vì vậy, khi không được thỏa mãn nhu cầu nào đó thì
trẻ thể hiện ngay các cảm xúc của mình. Việc đánh nhau của trẻ mẫu giáo chỉ
mang tính tình huống, trẻ vừa đánh nhau xong lại có thể chơi với nhau và quên
ngay những việc trước, cũng như có thể đánh nhau trở lại trong các tình huống
khác. Chúng ta không nên làm nghiêm trọng vấn đề trẻ mầm non đánh nhau
dưới cái nhìn đạo đức, nhân cách. Điều cần giúp trẻ là tránh việc đánh nhau gây
ra tổn thương về cơ thể [ví dụ: cào mặt nhau, đẩy nhau ngã.....]. Ở một số trẻ
nhỏ, việc đánh bạn trở thành một hành vi ngoài ý thức, trẻ đánh bạn do ảnh
hưởng tập nhiễm từ bên ngoài như quan sát người khác đánh nhau, xem phim

8


ảnh, bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình.....Vì vậy, trẻ bắt chước tập nhiễm một
cách vô thức và trẻ cũng không ý thức được tính nguy hại khi đánh bạn.
Cũng có một số trẻ muốn được người khác để ý, quan tâm, công nhận giá
trị của mình, vì vậy trẻ thể hiện bằng những hành vi tích cực hoặc tiêu cực, miễn
sao được người khác quan tâm. Nên việc cố tình đi tìm hiểu chứng cứ để chứng
minh trẻ sai có thể là một củng cố tiêu cực với nhu cầu của trẻ [trẻ đạt mục đích
để người khác quan tâm] và trẻ lại tiếp tục hành vi đánh bạn đó.
Gợi ý cách xử lí tình huống:
Giáo viên không nên cố gắng chứng minh việc trẻ đánh bạn như thế là
đúng hay sai. Thay vào đó, cô giáo tìm những hành vi tốt của trẻ để khích lệ
nhằm củng cố hành vi tích cực ở trẻ. Ví dụ, khen ngợi khi thấy trẻ giúp bạn cất
đồ chơi, khi xách cặp giúp bạn trong buổi đi chơi... Hãy củng cố những hành vi
tốt đó ở trẻ trong mọi hoàn cảnh.
Giáo viên nói chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ, về việc đánh bạn
trên lớp, chia sẻ để gia đình cũng có cách ứng xử như cô [theo ý trên] để trẻ cảm
thấy mình có giá trị, được quan tâm nhiều hơn khi có những hành vi tích cực hay

làm việc tốt.
Bên cạnh đó, khi ở trên lớp, giáo viên không nên quát tháo, đánh mắng trẻ
mà nên thể hiện thái độ và hành vi không vui vì bé Hoàng đánh bạn. Nếu có thể,
cô yêu cầu bé Hoàng bắt tay và xin lỗi bạn. Đồng thời, cô giải thích để bạn kia
hiểu mình cũng có lỗi và xin lỗi hoặc bỏ qua cho bạn. Việc làm này sẽ tạo ra bầu
không khí đoàn kết, yêu thương trong lớp của trẻ. Điều này cũng sẽ làm mất đi
những hành vi tiêu cực của tất cả trẻ trong lớp.
Tình huống 2: Trẻ không vâng lời
Ở lớp mẫu giáo, giờ hoạt động ngoài trời, cô cho trẻ chơi đồ chơi. Khi thời
gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt động khác. Cháu
Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi, tiếp tục nghịch cát. Hãy giải
thích hiện tượng trên. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, bạn sẽ
xử lí như thế nào?
Phân tích tình huống
Đây là biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Trẻ ở tuổi này là lúc cái
tôi xuất hiện. Trẻ muốn tự khẳng định mình. Đặc biệt là trẻ rất thích chơi với cát,
nước, đất và có ít cơ hội được chơi nên không muốn dừng chơi khi có yêu cầu
của cô.
Gợi ý cách giải quyết các tình huống
- Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ
hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi hay [cô lấy ví dụ trò chơi có ở
hoạt động tiếp theo]
- Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần
[tháng] và cho biết lúc đó nếu bé thích chơi thì bé sẽ chơi tiếp [nếu có nội dung
chơi này]
9


- Nếu cháu vẫn không chịu, cô cho trẻ chơi thêm vào giao hẹn với cháu khi
cô rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng

thi rửa tay, xem ai rửa sạch hơn...
Hình ảnh tổ chức giáo viên học tập chuyên đề và thảo luận các tình
huống sư phạm. [Phụ Lục 3]
Kết quả: Giáo viên nắm vững kiến thức về các yêu cầu chuẩn mực đạo đức
trong các tình huống giao tiếp, ứng xử với trẻ mẫu giáo.
Kết quả: 13/13 = 100% giáo viên có cách xử lý các tình huống phù hợp với
tâm lý trẻ.
Giải pháp 4: Giám sát, hỗ trợ và điều chỉnh giáo viên
trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo ở các thời điểm
trong ngày.
Giám sát, hỗ trợ và điều chỉnh hành vithói quen đạo đức của giáo viên với
trẻ mầm non giúp giáo viên có khả năng thực hành, vận dụng tốt những kiến
thức về các yêu cầu/chuẩn mực đạo đức trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
Để thực hiện được điều này hàng ngày tôi thường đến các lớp để quan sát
giao tiếp của GV với trẻ thông qua các giờ đón trả trẻ, hoạt động học, các hoạt
động vui chơi, giờ ăn, giờ ngủ. Tùy vào từng độ tuổi mà tôi có những góp ý đối
với giáo viên cách giao tiếp thực tế với trẻ cho phù hợp.
* Thông qua hoạt động dự đón trả trẻ:
Là hoạt động mà giáo viên cần có cách giao tiếp ứng xử sao cho phù hợp
để khi trẻ đến trường hay ra về trẻ có cái nhìn thiện cảm về cô về ngôi trường trẻ
học. Khi đón trẻ cô phải ân cần niềm nở đón trẻ bằng tấm lòng của người mẹ thứ
hai để trẻ có cảm giác an toàn, tin tưởng và thoải mái. Cô cần trò chuyện hỏi han
trẻ một cách ân cần nhẹ nhàng dỗ dành trẻ vào lớp tránh áp đạt giằng co với phụ
huynh làm cho trẻ sợ sệt và đòi về.
Với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi là độ tuổi đang ở giai đoạn khủng hoảng của trẻ
lên 3 việc đón trẻ yêu cầu giáo viên có kỹ năng giao tiếp với trẻ cần nhẹ nhàng
bế trẻ âu yếm và hỏi han trẻ. Đối với trẻ thích đến lớp cô sẽ trẻ trước để trẻ chào
lại cô, chào bố mẹ và đi vào lớp còn những trẻ hay khóc không chịu vào lướp thì
cô cần nhẹ nhàng chào bố mẹ trẻ trước, chào trẻ thân thiện để trẻ có cảm giác an
toàn thân thiện hơn. Tránh có thái độ dọa nạt, nghiêm nghị với trẻ hoặc giàng co

với trẻ làm trẻ sọ sệt không thích vào lớp học.
Ví dụ: Cô chào mẹ bạn Lan. Cô chào bạn Lan. Bạn Lan chào cô đi nào?
Hôm nay các bạn lớp mình đi học rất ngoan đấy. Cô bế con vào học cùng các
bạn nhé. Con chào mẹ đi.
Với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở độ tuổi này nhận thức và tâm lý của trẻ phát
triển hơn trẻ dễ dàng hòa nhập với cô và các bạn tuy nhiên nếu lời nói cách giao
tiếp của cô với trẻ nếu không phù hợp sẽ rất dễ gây tổn thương cho trẻ. Vì vậy
khi đón trẻ từ tay phụ huynh giáo viên cần ôn tồn nhẹ nhàng lời nói cử chỉ, ánh
mắt của của giáo viên luôn thân thiện, trìu mến để đón trẻ .

10


Với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở độ tuổi này trẻ tâm lý của trẻ rất phát triển trẻ
có thể cảm nhận rõ ràng về thái độ cách ứng xử của cô giáo đối với mình. Vì vậy
khi đón trẻ cô cũng cần giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt thân thiện, trìu mến, lời
nói nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy vui tươi và vào lớp với tâm thế nhẹ nhàng thoải
mái.
Như vậy khi đón trẻ bằng những hành vi cử chỉ dịu hiền nhẹ nhàng cởi mở
vui tươi tạo cho trẻ cảm giác an toàn, bình yên dễ chịu khi được đến trường.
Nhờ có cảm giác an toàn trẻ mới bộ lộ tính hồn niên, ngây thơ trong trắng của
tuổi thơ. Vì vậy tôi luôn nhắc nhở giáo viên giao tiếp với trẻ bằng cảm xúc chân
thực thiên về tình thương, nhẹ nhàng mà vui tươi, gieo vào lòng trẻ những cảm
xúc tích tịc của con người.
* Thông qua dự giờ hoạt động học
Hoạt động học là hoạt động thường xảy ra nhiều tình huống sư phạm. Ở
hoạt động này trẻ thường có rất nhiều những thắc mắc những câu hỏi hay sự tập
trung chú ý của trẻ chưa cao. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần bình tĩnh không
nên vội vàng nóng nảy. Nếu giáo viên nóng nảy thiếu kiềm chế sẽ có những
hành vi không hợp lý đối với trẻ. Trong khi đó bất cứ một hành động nào của

giáo viên đều được trẻ ghi lại trong tâm trí trẻ. Giáo viên nên tìm hiểu kỹ những
nguyên nhân dẫn đến hành vi bất thường của trẻ để có hướng giải quyết hợp lý.
Ở hoạt động này giáo viên cần sử dụng lời khen là chủ yếu nên khen trẻ một
cách nghiêm túc và có cơ sở, khen đúng ưu điểm và sự vượt trội của trẻ. Hãy bắt
đầu bằng việc đánh giá đúng thực lực của trẻ, nhìn thấy triển vọng của trẻ để có
sự trợ giúp cần thiết.
Để kịp thời chấn chỉnh những hành động lệch lạc của giáo viên là hiệu phó
phụ trách chuyên môn tôi thường xuyên trực tiếp xuống các lớp để dự giờ
thường xuyên, hay thông qua các hoạt động kiểm tra chuyên đề, kiểm tra nội bộ
tôi giám sát và trực tiếp góp ý đến từng giáo viên về cách giao tiếp ứng xử với
trẻ.
Ví dụ: Ở hoạt động tạo hình đối tượng trẻ mẫu 3-4 tuổi. Chủ đề Gia đình
Đề tài Nặn vòng tặng người thân. Khi thời gian hoạt động đã hết cô yêu cầu
trẻ dừng nhưng trẻ không dừng vẫn tiếp tục nặn tiếp. Ở tình huống này yêu cầu
người giáo viên phải xác định rõ đây là biểu hiện tính bướng bỉnh của trẻ lên ba.
Trẻ ở độ tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện, trẻ muốn tự khẳng định mình đặc biệt
trẻ rất thích hoạt động với đất nặn, sáp màu nên không muốn dừng theo yêu cầu
của cô.
Vậy yêu cầu người giáo viên cần xử lý như thế nào để trẻ vẫn nghe lời cô
và trao đổi giao tiếp với trẻ không ảnh hưởng tâm lý trẻ.
Cô cần thông báo cho trẻ thời gian đã hết và gợi ý cho trẻ chuyển sang hoạt
động khác có nhiều đồ chơi, trò chơi rất hay như họat động góc, hoạt động ngoài
trời.
Nếu trẻ vẫn không chịu thì cô cũng không nên ép trẻ cho bằng được cô có
thể để cho trẻ hoạt động thêm và giao hẹn với trẻ kghi cô nhận xét bài của bạn
11


xong thì con cũng đứng dậy và đi rửa tay cùng cô và bạn xem ai rửa tay sạch
hơn. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy thỏa mái, không gò ép và chủ động bị lôi cuốn vào

hoạt động của cô cùng các bạn
Hoặc giờ học âm nhạc: Bài hát "Ngày vui 08/3 lớp mẫu giáo 3 tuổi để dạy
trẻ cách ứng xử giao tiếp với người lớp cô đàm thoại cùng với trẻ.
- Ngày 8/3 là ngày gì?
- Ngày 8/3 đối với cô giáo với bà và mẹ các con phải như thế nào?
- Ngày 8/3 các con thường tặng cô giáo món quà gì?
- Khi tặng hoa cho cô con tặng bằng mấy tay?
Thông qua đó cô giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên trao
hoặc nhận phải bằng hai tay, khi nhận các con biết nói lời cảm ơn.
Hay cũng trong giờ vẽ theo mẫu [vẽ bông hoa] chủ đề Thực Vật mẫu giáo
nhỡ 4-5 tuổi, mọi trẻ đều say sưa vẽ, bé Sang ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần
và hỏi: Sao Sang không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi. Bé trả lời:
Con không thích vẽ bài này Tôi hướng dẫn giáo viên đó cách giải quyết:
- Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài vẽ giống các bạn: cô thấy Sang vẽ rất
đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp. Con vẽ nhé nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng
con.
- Nếu Sang vẫn không vẽ, cô sẽ giúp trẻ bằng cách gợi ý hoặc giải thích
trình tự hoặc trình bày mẫu tùy theo khả năng của trẻ.
- Nếu trẻ vẫn nhất định không vẽ, cô hỏi Sang thích vẽ gì? Cô sẽ đưa mấu
ví dụ như nam linh chi cho con vẽ [thực hiện mực đích của giờ vẽ theo mẫu],
nếu trẻ vẽ xong theo sở thích cô động viên trẻ thực hiện bài học trên.
- Cuối giờ cô nhận xét bài vẽ của cả lớp và giành thời gian nhận xét bài vẽ
của Sang [tùy sản phẩm của cháu, 1 hoặc 2 bài] và nhắc nhở nhẹ nhàng để Sang
thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn trong lớp.
Hình ảnh cô xử lý tình huống trong hoạt động học. [Phụ lục 4]
Hoặc ở độ tuổi mẫu giáo lớn 5-6 tuổi hoạt động âm nhạc chủ đề thế giới
động vật cô giáo yêu cầu cả lớp hát bài hát Đàn Gà trong sân. Bé A lại hát bài
hát đàn vịt con. Dù cô giáo đã nhắc nhở những bé vẫn tiếp tục hát con gà và
không thực hiện theo yêu cầu của cô giáo. Trong trường hợp này cô cần hiểu rõ
Trẻ không thích hát bài cô yêu cầu cũng có lý của trẻ. Không ép buộc bé.

Tiêu chí về hoạt động âm nhạc của trẻ đã đạt, Tuy nhiên cô có thể trò chuyện với
trẻ rằng con hát bài đàn vịt con cũng hay đấy và buổi sau con sẽ hát bài hát bài
Đàn Gà trong sân giống các bạn cho cô nghe nhé .
Thông qua dự hoạt động góc
Hoạt động góc là hoạt động mà gây ra rất nhiều tình huống đòi hỏi người
giáo viên phải xử lý rất khéo léo bởi hoạt động này là hoạt động tái hiện lại cuộc
sống của người lớn thông qua các khu vực chơi như: khu vực chơi đóng vai, khu
xây dựng lắp ghép, khu vự âm nhạc, khu vực tạo hình...Ở hoạt động này thường
12


xảy ra nhiều tình huống như: trẻ cãi nhau trong khi chơi, tranh giành đồ chơi,
quăng ném đồ chơi...Nếu cô không kiềm chế được sẽ rất nóng nảy, quát tháo trẻ,
đánh trẻ. Vì vậy khi dự giờ quan sát giáo viên thực hiện và xử lý nếu chưa đảm
bảo tính giáo dục sư phạm tùy vào từng tình huống tôi chỉ đạo rút kinh nghiệm
cho giáo viên có cách xử lý cho phù hợp.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động vui chơi trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, cả lớp đang chơi
vui vẻ, bỗng có 2 bé trai tranh giành nhau 1 chiếc ô tô đồ chơi không ai chịu
nhường ai, cô sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Cô nên nhẹ nhàng hỏi xem các con đang chơi trò gì mà lại tranh giành nhau
một thứ đồ chơi như vậy, rồi cô xoa đầu trẻ và nói với các con không nên tranh
giành nhau, nên nhường nhịn, đoàn kết 2 bạn cùng chơi, như vậy trò chơi cũng
sẽ được vui hơn và như thế thì các con mới được cô giáo, ông bà, bố mẹ yêu quý
các bạn cũng sẽ cùng chơi với con.
Hay trong giờ hoạt động góc trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trẻ chơi đồ chơi cùng
bạn xong, nhưng đến khi cô giáo yêu cầu sắp xếp lại đồ chơi vào đúng vị trí hệt
như ban đầu thì trẻ lại không chấp hành và làm theo. Trong trường hợp đó tôi
chỉ đạo giáo viên:
Điều đầu tiên cần làm là đừng nóng lên và quát mắng trẻ, mà hãy nhẹ
nhàng nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng chỗ. Nếu trẻ vẫn bướng bỉnh không nghe

lời thì cô có thể đưa ra một số quy định cũng như hình phạt dành cho những ai
không chịu sắp xếp đồ chơi đúng vị trí như ban đầu. Làm như thế, bạn có thể rèn
cho trẻ tính kỷ luật, cũng như tuân thủ theo các quy định trong lớp học.
Hoặc đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong quá trình chơi đùa với bạn, có một
số bé xảy ra xung đột với nhau, rồi thì đánh nhau, cãi nhau nhưng khi cô giáo
phát hiện thì trẻ lại không chịu nhận lỗi và xin lỗi bạn.
Trong trường hợp này,cô nên nhẹ nhàng tách trẻ ra khỏi xung đột, hỏi từng
trẻ nguyên nhân tại sao lại gây ra xung đột. Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân thì
bạn hãy nhẹ nhàng phân tích cho trẻ biết những điểm sai của mình, cách xin lỗi,
cũng như giúp trẻ giải quyết những vấn đề đó một cách hay nhất.
Trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau
phản ánh sinh hoạt cuộc sống của người lớn, tôi chỉ đạo giáo viên tiến hành lồng
ghép lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép,
câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp
thời chỉ đạo giáo viên uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp
trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Ví dụ: Qua trò chơi phân vai - y tá - bác sĩ: ở lớp mẫu giáo 4 tuổi
- Trẻ đã biết đóng vai bác sĩ trẻ đã biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô,
cô, chú, bác,
- Bác sĩ dã biết hỏi bệnh nhân, cháu đau chỗ nào? Đau ra sao?
- Và trẻ đã biết trả lời cháu bị đau bụng
13


- Trẻ đóng vai bác sĩ đã biết kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
- Trẻ đóng vai cô y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần,
- Trẻ đóng vai bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời
cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.
Ví dụ: Qua trò chơi bán hàng: Ở lớp mẫu giáo 3 tuổi
Người bán hàng hỏi: Cô, chú mua gì ạ?

+ Bác cho tôi mua quả cam.
Người mua hỏi: Bao nhiêu tiền một cân cam vậy cô?
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp,
trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.
Từ đây trẻ đã hết nói trống không. Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng
hô chuẩn mực đối với cô và bạn.
Thông qua dự hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh
hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên
nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí
tò mò của trẻ. Song ở độ tuổi mẫu giáo trẻ rất hiếu dộng và thường có rất nhiều
tình huống xảy ra nếu cô không biết cách ứng xử khéo léo sẽ ảnh hưởng đến tâm
lý trẻ tạo hình tượng không đẹp trong mắt trẻ. Có rất nhiều tình huống xảy ra khi
trẻ hoạt động vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên phải quan sát và có cách giải quyết
ứng xử với trẻ cho phù hợp.
Ví dụ: Trong quá trình chơi đùa với bạn, có một số bé xảy ra xung đột với
nhau, rồi thì đánh nhau, cãi nhau nhưng khi cô giáo phát hiện thì trẻ lại không
chịu nhận lỗi và xin lỗi bạn.
Trong trường hợp này,cô nên nhẹ nhàng tách trẻ ra khỏi xung đột, hỏi từng
trẻ nguyên nhân tại sao lại gây ra xung đột. Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân thì
cô hãy nhẹ nhàng phân tích cho trẻ biết những điểm sai của mình, cách xin lỗi,
cũng như giúp trẻ giải quyết những vấn đề đó một cách hay nhất.
Hay trong hoạt động chơi tự do có một trẻ bị các bạn trong lớp xa
lánh, không ai chơi cùng. Cháu thường ko tham gia các trò chơi với các bạn
và đôi khi không nghe cả lời cô giáo. Trong trường hợp này các cô nên tìm
hiểu bằng cách quan sát kỹ hơn cháu hàng ngày để tìm ra nguyên nhân những
biểu hiện đó. Thường có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân do sự cư xử của bé với
các bạn có vấn đề. Hai là bé có vấn đề về tâm lý.
Về cư xử có thể bé thường hay tranh giành đồ chơi, đồ ăn với các bạn.
Không nhường nhịn chia sẻ với các bạn. Hay là nói tục, đánh bạn. Giáo viên có

thể hướng trẻ hòa đồng bằng cách khuyên nhủ, tổ chức trò chơi tập thể, trẻ sẽ
dần có cảm tình hơn với các bạn và tự nhiên sẽ chia sẻ với các bạn.

14


Nếu vấn đề là từ tâm lý cần nói chuyện với phụ huynh để phát hiện kịp
thời. Có thể ở nhà trẻ không có không gian vận động, thường xuyên xem tivi, đồ
chơi công nghệ quá nhiều, hay bố mẹ trẻ thường mắng mỏ
Thông qua dự tổ chức giờ ăn cho trẻ
Trong hoạt động tổ chức giờ ăn cũng có rất nhiều tình huống xảy ra như:
cháu không chịu ăn, nôn trớ, làm đổ cơm, thức ănrất dễ làm cho giáo viên
nóng nảy không kiềm chế được cảm xúc giáo viên thường trách phạt trẻ bằng
nhiều hình thức như: đánh, nhốt trẻ vào nhà vệ sinh, ép trẻ ăn dễ làm ảnh hưởng
đến sự phát triển tâm lý trẻ. Vì vậy hàng ngày thông qua giờ ăn tôi thường đi
giám sát kiểm tra giáo viên khi tổ chức giờ ăn cho trẻ đồng thời cũng là để kịp
thời chấn chỉnh những hành động lệch lạc của giáo viên khi ứng xử giao tiếp với
trẻ.
Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi. Đến giờ ăn trưa, có một số trẻ quấy khóc, không
chịu ăn và làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Tôi chỉ đạo giáo viên cách
giải quyết: Đối với trẻ biếng ăn, thì nên tìm hiểu lý do vì sao trẻ biếng ăn để từ
đó có những lời động viên cũng như khuyến khích sao cho phù hợp. Ngoài ra,
cô cũng có thể đưa ra các phần thưởng với mục đích động viên trẻ khi nào kết
thúc phần ăn giỏi nhất và sạch sẽ nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phải đưa ra
các hình phạt nhẹ nhàng chẳng hạn như phê bình, yêu cầu trẻ giúp cô dọn bàn ăn
nếu như không chịu ăn...
Hay ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi do cô Nguyễn Thị Thảo là giáo viên chủ
nhiệm có một trẻ cứ đến giờ ăn thì lại không chịu ăn các loại thịt mà chỉ ăn cơm
với canh, nếu giáo viên không kiên trì giúp đỡ trẻ sẽ ảnh hưởng đến chất dinh
dưỡng, sự phát triển đến cơ thể trẻ, còn nếu làm mọi để ép trẻ ăn bằng được thì

làm cho trẻ sợ sệt không muốn đi học. Chính vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên cần:
Tìm hiểu nguyên nhân thông qua phụ huynh học sinh, qua theo dõi các bữa
ăn của trẻ tại lớp. Trò chuyện cùng trẻ hoặc một nhóm trẻ về các món ăn có thịt,
lợi ích của món ăn với cơ thể.Tổ chức cũng như động viên trẻ tham gia vào các
hoạt động Bé tập làm nội trợ chế biến các món ăn từ thịt: làm nem, phở cuốn
Đến bữa ăn, cô giáo giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn ít một. Phối hợp cùng
với phụ huynh chế biến món ăn khác từ thịt tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều.
Hoặc ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi khi tổ chức bữa ăn có cháu rất lâu khi các
bạn đã ăn xong hết rồi nhưng cháu vẫn ngồi nhai ở tình huống này cô rất dễ nổi
nóng quát tháo, dọa nạt để trẻ ăn nhanh để không ảnh hưởng đến tâm lý cho trẻ
là sợ sệt tôi chỉ đạo giáo viên cần xử lý tình huống: vào đầu giờ ăn thiệu các
món ăn cho trẻ, nêu gương những bạn ăn nhanh, ăn đủ chất nên cơ thể mới phát
triển da dẻ hồng hào, cho trẻ ngồi canh bạn ăn nhanh để trẻ có sự khích lệ thi
đua cùng bạn và ăn nhanh hơn.
Hình ảnh cô động viên trẻ trong giờ ăn. [Phụ lục 5]
Thông qua kiểm tra giờ ngủ cho trẻ
Tổ chức giờ ngủ cho trẻ là hoạt động đòi hỏi người giáo viên cần phải nhẹ
nhàng, tạo cảm giác an toàn, ấm cúng để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Thực tế có
15


rất nhiều tình huống xảy ra trong giờ ngủ trưa, có một số cháu chưa ngủ được.
Cháu thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa; cháu thì nằm mãi cảm
thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn phải khóc ré lên; có
cháu thì lại khóc ti tỷ đòi về với mẹqua kiểm ta giám sat tôi chỉ đạo giáo viên
cách giải quyết như sau:
- Tạo cho trẻ thói quen ngay từ buổi đầu tiên khi đến giờ ngủ
- Cô kể chuyện không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ
dàng đi vào giác ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những cháu khó ngủ.
- Trường hợp cháu không muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ

sang phòng khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời
trao đổi với phụ huynh để dảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian qui định
trong một ngày.
Hình ảnh cô động viên trẻ trong giờ ngủ. [Phụ lục 6]
Kết quả: Thông qua dự các hoạt động của giáo viên ở các thời điểm trong
ngày của trẻ. 13/13 = 100 giáo viên có kỹ năng ứng xử tốt trong giao tiếp với trẻ
tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tự tin trong mọi hoạt động.
222/227 = 98% trẻ mẫu giáo có hành vi ứng xử phù hợp khi giao tiếp.
Giải pháp 5: Đảm bảo điều kiện làm việc, môi trường làm việc để giảm
áp lực đối với giáo viên mầm non. Động viên, đãi ngộ và tôn vinh người giáo
viên mầm non.
Để nâng cao đạo đức cho người giáo viên thì việc tạo điều kiện để giáo
viên được giả áplực trong công việc, điều chỉnh môi trường và điệu kiện làm
việc là trách nhiệm của cán bộ quản lý chịu trách nhiệm thực hiện việc sắp xếp,
bổ sung nhân sự và tạo điều kiện hỗ trợ việc giảm tải.
Cần tăng tỷ lệ cô trên trẻ, chia sẻ việc chăm sóc dạy dỗ của giáo viên.
Tôi tham mưu cho hiệu trưởng sắp xếp bổ sung thêm giáo viên để đưa sĩ số
lớp hay tỉ lệ cô trên trẻ về mức hợp lý hơn hoặc giảm khối lượng cho từng giáo
viên.
Đồng thời tôi tham mưu cắt giảm công việc phải làm trong ngày cho giáo
viên như vệ sinh, quét dọnbằng cách bổ sung thêm nhân viên quét dọn vệ
sinh.
Có những hỗ trợ hợp lý, kịp thời cho giáo viên như: cung cấp nguyên vật
liệu, đồ dụng, dụng cụ hay phương tiện như: máy in, máy ép đầy đủ thuận tiện.
Cung cấp thêm tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi bán sẵn giúp giáo viên đỡ tốn công
làm đồ dùng, đồ chơidành thời gian giáo tiếp với trẻ để hiểu trẻ nhiều hơn.
Trong thực hiện công việc hàng ngày tôi luôn tìm cách giảm áp lực cho
giáo viên như:
Tạo một môi trường làm việc thân thiện, tôn trọng mọi người lẫn nhau giữa
mọi người trong tập thể từ câp trên đối với cấp dưới đến những người làm việc

cùng làm chung với nhau. Muốn giáo viên yêu thương trẻ hết lòng, thì người
quản lý phải tôn trọng giáo viên, quan tâm đến tâm tư nguyện vọng đời sống của
16


giáo viên, tới chế độ chính sách và đãi ngộ chính đáng. Điều đặc biệt để cho
giáo viên luôn yêu thương trẻ hết lòng thì trong quản lý tôi cũng luôn tôn trọng
giáo viên lắng nghe những tâm tư tình cảm của giáo viên trao đổi, quan tâm đến
nguyện vọng và đời sống của giáo viên. Tạo cho giáo viên có tinh thần làm việc
vui vẻ thoải mái để khi chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên cũng có thái độ ôn hòa,
bình tĩnh và luôn yêu thương trẻ hết lòng.
Luôn tìm hiểu trong hoạt động của giáo viên tại sao giáo viên chưa làm
được như: giờ ăn trẻ chưa ăn hết suất, tại sao lớp chưa có nề nếp trật tự, hoạt
động có chủ định tại sao chưa mang lại kết quả cao, và đôi khi còn có những phụ
huynh phàn nàn về hoạt động chăm sóc của của giáo viên thì tôi cũng không vội
kết luận hay gò ép khắt khe mà hiểu nguyên nhân vì sao chưa đạt, và cần có cái
nhìn cảm thông nếu lý do đấy là chính đáng.
Việc tôn vinh đãi ngộ người giáo viên mầm non là tạo cho giáo viên tâm
lý phấn khởi, yên tâm, yêu thích nghề nghiệp mình đã lựa chọn, từ đó giúp giáo
viên yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao. Tôi luôn
tham mưu với đồng chí hiệu trưởng với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
động viên khen thưởng kịp thời giáo viên tận tâm với nghề có thành tích cao
trong công tác, Đồng thời luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội
ngũ cán bộ giáo viên trong trường để giáo viên yên tâm công tác và có tinh thần
trách nhiệm với nghề, với trẻ.
Ví dụ: Ngày hội, ngày lễ, tết Nguyên đán có quà cho giáo viên và những
phần quà cho giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để kịp thời động viên họ
yên tâm trong công tác.
Phối hợp với công đoàn tổ chức cho cán bộ giáo viên hàng năm được đi
tham quan du lịch vào các dịp hè. Thường xuyên quan tâm đến tâm tư, nguyện

vọng của giáo viên mầm non và sẵn sàng giúp đỡ, động viên khi cần thiết.
Đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên mầm non như quyền lợi của
người lao động trong việc hưởng lương và phụ cấp, chế độ nghỉ ốm, nghỉ thai
sản....trong trường được thực hiện theo đúng quy định cuả nghành .
Hàng năm trong các ngày hội cấp trường nhà trường đã tổ chứcvinh danh
những giáo viên có trình độ chuyên môn và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp
giáo dục.
Ví dụ: Trong đợt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 trường tôi đã
tổ chức vinh danh và khen thưởng cho giáoviên tâm huyết với nghề và có thành
tích cao trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Hay trong đợt tổng kết thi đua cuối năm thì nhà trường đã khen thưởng
những đồng chí giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học, có uy tín với
phụ huynh và học sinh.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho đông đảo nhân dân, các tổ chức
chính trị xã hội trên địa bàn về vai trò quan trọng của người giáo viên mầm non
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

17


Ví dụ: Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền tham mưu với các tổ chức
chính trị xã hội như: hội cha mẹ học sinh, hội phụ nữ xã, đoàn thanh niên, hội
khuyến học xã. Cuối năm vào đợt tổng kết năm học các tổ chức này đều có quà
tặng cho giáo viên, họa sinh có thành tích xuất sắc trong năm học. Tuy phần quà
nhỏ nhưng mang lại vinh dự to lớn cho người giáo viên giúp họ có động lực
phấn đấu hoàn thành nhiệm vị trong giáo dục.
Hình ảnh động viên khen thưởng giáo viên. [Phụ lục 7]
Kết quả: trong đợt khen thưởng tuyên dương nhà giáo tâm huyết với nghề
trong ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam trường tôi đã tổ chức tặng quà cho 5
giáo viên và được giáo viên trong trường rất hưởng ứng và nêu cao tinh thần

trách nhiệm, đạo đức nhà giáo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, đối với
bản thân, đối với đồng nghiệp, đối với nhà trường
Sau khi học tập nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên vào hoạt động
trong nhà trường tôi thấy hiệu quả được nâng lên rõ rệt với kết quả như sau:
[Ở phần phụ lục 2]
* Đối với bản thân: Qua nghiên cứu đề tài, tôi thu được không ít bài học
kinh nghiệm về kỹ năng giao tiếp với trẻ mẫu giáo. Từ đó chỉ đạo giáo viên nâng
cao đạo đức trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo.
* Đối với đồng nghiệp
Giáo viên luôn tu dưỡng rền luyện đạo đức nghề nghiệp. Trong chăm sóc
giáo dục trẻ luôn giao tiếp ứng xử vơi trẻ bằng cử chỉ dịu hiền cởi mở và biết
cách xử lý tốt các tình huống khác nhau khi cho trẻ hoạt động.
* Đối với nhà trường
Tạo được hình ảnh đẹp về đạo đức của người giáo viên trong giao tiếp ứng
xử với trẻ, với phụ huynh, từ đó chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng
lên rõ rệt.
Như vậy:
Nhìn vào bảng khảo sát cuối năm so sánh với kết quả khảo sát đầu năm ta
thấy sự khác biệt rõ ràng chất lượng đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh,
trong sáng của nhà giáo về kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu
giáo viên, Kĩ năng giao tiếp ứng xử với trẻ. Mức độ đạt được cuối năm so với
đầu năm cao hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ các biện pháp đưa ra có tác dụng
rất lớn trong việc giúp giáo viên ngâng cao đạo dức trong giao tiếp ứng xử với
trẻ.
3. Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Không phải do đặc thù nghề nghiệp mà xã hội thường có cái nhìn khắt
khe hơn đối với mỗi hành vi, ứng xử của người giáo viên mầm non cả ở bên
trong và bên ngoài nhà trường, mà bởi đạo đức nghề nghiệp luôn là phẩm chất

quan trọng hàng đầu đối với giáo viên. Nó là nền tảng, động lực thôi thúc trách
18


nhiệm, nhiệt huyết để mỗi giáo viên phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của
mình xứng danh với nghề cao quý trong xã hội, xứng đáng với tình cảm mà trẻ,
phụ huynh và xã hội vinh danh cô giáo như mẹ hiền.
Từ những biện pháp đã áp dụng tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích:
Luôn bồi dưỡng nhận thức về đạo đức cho giáo viên trong nhà trường.
Người quản lý giáo dục trong các nhà trường là người có vai trò quan trọng
trong công tác chỉ đạo cán bộ giáo viên trong nhà trường phải hiểu rõ được yêu
cầu chuẩn mực về đạo đức của người giáo viên mầm non.
Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo. Quan tâm
đến từng cá thể và hiểu được một số tâm tư nguyện vọng riêng biệt của từng trẻ
luôn trọng trẻ từ đã cuốn hút trẻ vào các hoạt động một cách tự nguyện.
Người giáo viên mầm non luôn yêu thương quan tâm và chăm sóc trẻ.
Luôn tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.
Người quản lý phải thường xuyên đến các lớp để quan sát giao tiếp của
giáo viên với trẻ thông qua các giờ đón trả trẻ, hoạt động học, các hoạt động vui
chơi, giờ ăn, giờ ngủ. Tùy vào từng độ tuổi mà tôi có những góp ý đối với giáo
viên cách giao tiếp thực tế với trẻ cho phù hợp.
Luôn tạo điều kiện để giáo viên được giả áplực trong công việc, điều chỉnh
môi trường và điệu kiện làm việc là trách nhiệm của cán bộ quản lý chịu trách
nhiệm thực hiện .
Động viên khen thưởng giáo viên kịp thời tạo cho giáo viên tâm lý phấn
khởi, có nhiệt huyết với nghề.
Kiến nghị
- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
+ Mở lớp bồi dưỡng chuyên đề nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao
tiếp ứng xử với trẻ.

+ Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm xử lý những tình huống
hay gặp trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Đối với lãnh đạo Nhà trường
- Quan tâm, tạo một môi trường làm việc thân thiện tôn trọng lẫn nhau giữa
mọi người trong tập thể. Luôn tạo cho giáo viên tâm lý phấn khởi, yên tâm, yêu
thích nghề mình đã lựa chọn đó giúp giáo viên yêu nghề có tinh thần trách
nhiệm trong công việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Trung, ngày 19 tháng 03 năm 2018
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
[Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác]
19


Người viết sáng kiến
Trần Thị Hiền

Nguyễn Thị Hương

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trong tác phẩm: Cần, kiệm, liêm, chính của Hồ Chí Minh viết tháng 6
năm 1949.

2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp
vụ đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý giáo viên mầm non năm học 2017-2018.
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp
vụ đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý giáo viên mầm non năm học 2017-2018.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng - Trường mầm non Nga Trung,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

TT

1.

2.

3.

4.

5.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

[Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...]

Một số kinh nghiệm nâng cao
Sở Giáo dục và
chất lượng cho trẻ mẫu giáo
Đào tạo Thanh
3-4 tuổi làm quen với tác
Hóa
phẩm văn học
Một số biện pháp dạy nhận Sở Giáo dục và
biết tập nói cho trẻ 18- 24 Đào tạo Thanh
tháng
Hóa
Một số kinh nghiệm nâng cao
Sở Giáo dục và
chất lượng cho trẻ mẫu giáo
Đào tạo Thanh
4-5 tuổi làm quen với tác
Hóa
phẩm văn học
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng khám phá khoa Sở Giáo dục và
học môi trường tự nhiên cho Đào tạo Thanh
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
Hóa
trường mầm non Nga Bạch.
Một số biện pháp phòng tránh
Phòng giáo dục
tai nạn thương tích cho trẻ

và đào tạo huyện
mầm non ở trường mầm non
Nga Sơn
Nga Trung

Kết quả
đánh giá
xếp loại
[A, B, hoặc C]

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2007 -2008

C

2009 - 2010

B

2011 - 2012

C

2013 - 2014


B

2016 - 2017


PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Đối với giáo viên
Xếp loại
Tổng
số
GV

13

Tiêu chuẩn

Tỉ
Tỉ
Tỉ
Tỉ
Số
Số
Số
Số
lệ
lệ
lệ
lệ
lượng

lượng
lượng
lượng
[%]
[%]
[%]
[%]

Có đạo đức, nhân
cách và lối sống
lành mạnh, trong
sáng của nhà giáo,
có ý thức phấn đấu
vươn lên trong
nghề nghiệp.
Kiến
thức
về
phương pháp giáo
dục trẻ lứa tuổi
mầm non.
Kĩ năng giao tiếp
ứng xử với trẻ,
đồng nghiệp, phụ
huynh và cộng
đồng.

7

54


6

46

5

38

5

38

3

24

4

31

5

38

4

31

Đối với trẻ

Nội dung

Tổng số
trẻ MG

Số trẻ đạt

Tỷ lệ

130 cháu

57 %

Trẻ biết xưng hô lễ phép

227cháu
227cháu

130 cháu

57 %

Biết cảm ơn, xin lỗi

227cháu

131 cháu

57,7%


Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi theo quy
định

227cháu

131 cháu

57,7%

Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi
trường

227cháu

129 cháu

55,8%

Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn

227cháu

126 cháu

55,8%

Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp

227cháu


131 cháu

57,7%

Trẻ biết chào hỏi lễ phép


Chủ Đề