Sắp xếp nhà bếp theo dạng chữ L phù hợp với nhà bếp có đặc điểm


Tủ bếp chữ L là một trong những cách bố trí phổ biến và cổ điển nhất, đây là một thiết kế có tính linh hoạt rất cao, có thể phù hợp với nhiều kích thước và phong cách nhà bếp. Thêm vào đó, đây là một trong những thiết kế phù hợp nhất với quy trình làm việc thực tế.

Tủ bếp chữ L rất linh hoạt trong thiết kế, hầu hết người nội trợ thích cách bố trí này, vì nó giảm thời gian đi lại giữa các khu bếp, giúp bạn dễ dàng tạo ra một tam giác bếp hiệu quả: bếp nấu, tủ lạnh, bồn rửa được sắp xếp theo hình dạng ba điểm cổ điển. 

Dưới đây là 5 ví dụ về cách bố trí tủ bếp L

1.Tủ bếp chữ L cổ điển

Đúng như tên gọi, tủ bếp chữ L cơ bản có hai mặt phẳng nối với nhau. Thông thường, phần dài hơn sẽ là không gian nấu nướng chính, phần ngắn hơn chứa 1,2 thiết bị như lò nướng âm tường, tủ lạnh.

Cách bố trí này thường gặp khi nhà bếp là một căn phòng nhỏ được bao bọc bởi bốn bức tường, hai bức tường bị chiếm bởi đường đi, cửa ra vào, cửa sổ hoặc khu vực tiếp khách.

                                                                Tủ bếp chữ L kiểu cổ điển 

2. Tủ bếp chữ L cho căn hộ - bếp cỡ lớn

Với những căn hộ cỡ lớn, việc thiết kế bếp chữ L rất thuận tiện cho nấu nướng vì khoảng cách di chuyển khi nấu ăn sẽ hạn chế hơn.

Thay vì giá mở đặc trưng ở phần bếp ngắn hơn của ví dụ này, căn bếp nhỏ này cũng có thể cung cấp đủ không gian cho tủ lạnh.

                                                         Tủ bếp chữ L cho căn hộ cỡ lớn

3. Tủ bếp chữ L mở với khu vực ăn uống 

Cách thiết kế này thể hiện được hết khả năng hoạt động của căn bếp bao gồm hòn đảo và khu vực ăn uống khá lớn. Phương án này đặc biệt tiết kiệm không gian và thuận tiện vì không có rào cản vật lý giữa không gian làm việc trong bếp và bàn ăn.

                                                     Tủ bếp chữ L mở với khu vực ăn uống  mở

4. Tủ bếp chữ L mở với khu vực ăn uống nhỏ

Cách bố trí tủ bếp chữ L này có một hòn đảo kích thước trung bình ở giữa chữ L kết hợp với một bàn nhỏ có 4 chỗ ngồi.

                                                     Tủ bếp chữ L với khu vực ăn uống nhỏ 

5. Tủ bếp chữ L với thiết kế mở

Cách này cho thấy một nhà bếp nhỏ hình chữ L có thể tích hợp với khu vực sinh hoạt chung như thế nào. Cách bức tường ngăn có thể được thêm vào để tạo sự ngăn cách giữa không gian ăn uống và sinh hoạt. Tùy thuộc vào kích thước của không gian, nhà bếp có thể thiết kế thêm đảo để thêm không gian quầy và lưu trữ. 

                                                                                Tủ bếp chữ L với thiết kế mở 

Trên  đây là những cách thiết kế tủ bếp chữ L phổ biến nhất hiện nay, bạn có nhu cầu thiết kế nội thất, cần tư vấn hãy liên hệ với KitchenID tại đây. 

Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp

Tóm tắt lý thuyết

  • Cất giữ thực phẩm.

  • Cất giữ dụng cụ làm bếp.

  • Chuẩn bị sơ chế thực phẩm.

  • Nấu nướng, thực hiện món ăn.

  • Bày dọn thức ăn và bàn ăn.

Công việc

Đồ dùng cần thiết

Cất giữ thực phẩm

Tủ cất giữ thực phẩm hoặc tủ lạnh;

Cất giữ dụng cụ làm bếp

Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến và dọn ăn.

Chuẩn bị sơ chế thực phẩm

Bàn sửa soạn thức ăn;

Bàn cắt, thái, chậu rửa;

Nấu nướng, thực hiện món ăn

Bếp đun;

Bày dọn thức ăn và bàn ăn

Bàn để các nồi thức ăn vừa nấu xong;

  • Sắp xếp nhà bếp hợp lý là: bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học.

  • Sơ đồ các khu vực trong nhà bếp: 

2. Bố trí các khu vực hoạt động trong nhà bếp:

a. Bố trí các khu vực hoạt động:

  • Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp.

  • Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.

  • Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.

  • Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùngcho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

b. Chú ý

  • Nên đặt bồn rửa ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và bếp đun;

  • Tủ chứa thức ăn, bếp và nơi dọn thức ăn được tạo thành một tam giác đều [theo tưởng tượng] để tiện việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian. Nếu nhà bếp quá hẹp nên đặt thẳng hàng.

  • Để nối liền các khu vực làm việc nêu trên, cần có những tủ, ngăn chứa tất cả những đồ dùng cần thiết; những tủ này có thể dài hay ngắn tùy theo nhà bếp rộng hay hẹp.

  • Chiều cao của tất các tủ, bồn rửa phải vừa tầm tay, trung bình 80cm, chiều rộng khoảng 60cm.

  • Bề mặt của tủ, bồn rửa nên làm bằng nhôm hay gạch men hoặc đá mài cho dễ lau chùi.

II. Một số cách sắp xếp, trang trí nhà bếp thông dụng

  • Dù nhà ở thuộc loại nào [nhà lá, nhà gỗ, nhà gạch, nhà bê tông…] cũng cần phải sắp xếp và trang trí nhà bếp thích hợp để tạo thuận lợi cho công việc ăn uống thường ngày của gia đình.

  • Tùy thuộc vào cấu trúc của nhà ở và điều kiện kinh tế của gia đình, có thể sắp xếp và trang trí nhà bếp theo một trong các dạng sau đây:

1. Dạng chữ I

  • Sử dụng một bên tường [hình 3]

    • Tủ chứa thức ăn [1]

    • Nơi rửa dọn [2]

    • Nơi đun nấu [3]

 Hình 3  - Sắp xếp nhà bếp dạng chữ I 

  • Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ.

  • Trên tường có các ngăn tủ chứa bát đĩa, thức ăn và dụng cụ cần thiết.

2. Dạng hai đường thẳng song song

  • Sử dụng hai bức tường đối diện [hình 4]

Hình 4 - Sắp xếp nhà bếp dạng hai đường thẳng song song 

3. Dạng chữ U

  • Khu vực làm việc đặt theo 3 cạnh tường [hình chữ U] [hình 5]

Hình 5 - Sắp xếp nhà bếp dạng chữ U

4. Dạng chữ L

  • Sử dụng hai bức tường thẳng góc [hình 6]

  • Đối với các loại nhà xây bằng những vật liệu thô sơ hoặc nhà được xây dựng ở những vùng không có hệ thống nước máy của Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc sắp xếp nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, hợp lí và khoa học để công việc nấu ăn được dễ dàng thuận lợi.

Bài tập minh họa

Hãy kể những công việc thường làm trong nhà bếp?

Hướng dẫn giải

  • Cất giữ thực phẩm.

  • Cất giữ dụng cụ làm bếp.

  • Chuẩn bị sơ chế thực phẩm.

  • Nấu nướng, thực hiện món ăn.

  • Bày dọn thức ăn và bàn ăn.

Bài 2:

Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp? Cho biết cách sắp xếp thích hợp? 

Hướng dẫn giải

  • Có 5 khu vực: Cất, giữ thực phẩm; sửa soạn thực phẩm; thái, rửa thực phẩm; nấu nướng; bày, dọn thức ăn.

  • Sắp xếp nhà bếp hợp lý là: bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học.

    • Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp.

    • Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.

    • Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.

    • Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Sắp xếp và trang trí nhà bếp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí và khoa học, tạo sự gọn gàng ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn.

  • Biết vận dụng kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể ở gia đình.

  • Sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí và khoa học.

Video liên quan

Chủ Đề