Sensory register là gì

Trí nhớ hình tượng [Iconic memory] là gì?

Như Trang
3 năm trước
X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

Con người ta ghi nhớ sự vật hiện tượng theo nhiều cách khác nhau. Trí nhớ hình tượng là trí nhớ ghi lại những kích thích thị giác quan sát được. Đó là cách não bộ ghi nhớ một hình ảnh bạn đã thấy trong thế giới quanh bạn. Ví dụ, hãy nhìn vào một đồ vật trong căn phòng bạn đang ở, nhắm mắt lại và mường tượng đồ vật đó. Hình ảnh bạn thấy trong tâm trí là ký ức về kích thích thị giác đó.

People remember things in different ways. Iconic memory involves the memory of visual stimuli. It is how the brain remembers an image you have seen in the world around you. For example, look at an object in the room you are in now, and then close your eyes and visualize that object. The image you see in your mind is your iconic memory of that visual stimuli.

Nguồn:iHLS Israel Homeland Security

Trí nhớ hình tượng là một phần của bộ nhớ thị giác, bao gồm bộ nhớ dài hạn [BNDH] và bộ nhớ thị giác ngắn hạn.

Iconic memory is part of the visual memory system which also includes long-term memory and visual short-term memory.

Nó là một dạng trí nhớ cảm giác tồn tại trong một thời gian ngắn và nhanh chóng phai mờ đi. Người ta cho rằng trí nhớ hình tượng chỉ kéo dài được vài milli giây trước khi biến mất.

It is a type of sensory memory that lasts very briefly before quickly fading. Iconic memory is thought to last mere milliseconds before disappearing.

Từ hình tượng chỉ một biểu tượng, có thể là một hình ảnh hoặc một đại diện hình ảnh nào đó.

The word iconic refers to an icon, which is a pictorial representation or image.

Ví dụ về trí nhớ hình tượng. Examples of Iconic Memory

Bạn liếc nhìn điện thoại của bạn mình khi cô ấy lướt tin tức Facebook. Bạn phát hiện có thứ gì đó mà cô bạn lướt nhanh qua, nhưng bạn có thể nhắm mắt và mường tượng ra hình ảnh ấy một cách chớp nhoáng.

You glance over at a friends phone as she is scrolling through her Facebook newsfeed. You spot something as she quickly thumbs past it, but you can close your eyes and visualize an image of the item very briefly.

Đêm bạn thức dậy uống nước và bật điện phòng bếp lên. Gần như ngay lập tức, bóng đèn đột ngột tắt để bạn lại trong bóng tối, nhưng bạn có thể hình dung sơ sơ căn phòng trông như thế nào từ khoảnh khắc thoáng nhìn qua ấy.

You wake up at night to get a drink of water and turn the kitchen light on. Almost instantly, the bulb burns out and leaves you in darkness, but you can briefly envision what the room looked like from the glimpse you were able to get.

Bạn lái xe về nhà vào một đêm nọ, một con nai băng ngang qua đường ngay trước xe bạn. bạn có thể ngay lập tức hình dung ra hình ảnh của con nai nhảy bổ qua đường được chiếu bởi ánh đèn pha xe.

You are driving home one night when a deer bounds across the road in front of you. You can immediately visualize an image of the deer bolting across the road illuminated by your headlights.

Vai trò của trí nhớ hình tượng trong hiện tượng Mù thoáng qua. Iconic Memorys Role in Change Blindness

Người ta tin rằng trí nhớ hình tượng góp phần tạo nên hiện tượng mù thoáng qua, hay nói cách khác là hiện tượng một người không thể phát hiện ra những thay đổi ngay trong tầm nhìn của mình.

Iconic memory is believed to play a role in change blindness, or the failure to detect changes in a visual scene.

Trong nhiều thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người gặp khó khăn trong việc phát hiện ra những thay đổi trong cảnh đang quan sát khi họ bị phân tán tư tưởng trong một khoảng thời gian ngắn. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc gián đoạn này đã xóa đi trí nhớ hình tượng, khiến việc so sánh và nhận ra những thay đổi trở nên khó khăn hơn.

In experiments, researchers have shown that people struggle to detect differences in two visual scenes when they are interrupted by a brief interval. Researchers suggest that the brief interruption effectively erases iconic memory, making it much more difficult to make comparisons and notice changes.

Thí nghiệm của Sperling về trí nhớ hình tượng. Sperlings Experiments on Iconic Memory

Năm 1960, George Sperling đã thực hiện một số thí nghiệm nhằm mô tả sự tồn tại của trí nhớ thị giác. Ông cũng tập trung tìm hiểu dung lượng và thời lượng của dạng trí nhớ này. Trong thí nghiệm của mình, Sperling đã cho tham dự viên xem một chuỗi các chữ cái trên màn hình máy tính. Những chữ cái này chỉ được hiện lên trong tíc tắc, nhưng người tham gia nghiên cứu ít nhiều vẫn có thể nhận ra một vài chữ. Tuy nhiên, rất ít người có thể xác định được nhiều hơn 4 hoặc 5 chữ.

In 1960, George Sperling performed experiments designed to demonstrate the existence of visual sensory memory. He was also interested in exploring the capacity and duration of this type of memory. In Sperlings experiments, he showed a series of letters on a computer screen to participants. These letters were only visible on the screen for a fraction of a second, but the subjects were able to recognize at least some of the letters. However, few were able to identify more than four or five letters.

Kết quả của những thí nghiệm này cho thấy hệ thống thị giác của con người có thể lưu trữ lại thông tin ngay cả khi thời gian tiếp xúc rất ngắn. Sperling cho rằng sở dĩ ta chỉ nhớ được một số ít chữ cái là bởi dạng trí nhớ này chỉ tồn tại trong thời gian vô cùng ngắn.

The results of these experiments suggested that the human visual system is capable of retaining information even if the exposure is very brief. The reason so few letters could be recalled, Sperling suggested, was because this type of memory is so fleeting.

Trong những thí nghiệm sau đó, Sperling đưa ra một số gợi ý giúp tham dự viên nhớ tốt hơn. Các chữ cái được xếp theo hàng ngang và tham dự viên chỉ cần đọc lại hàng trên cùng, hàng giữa hoặc hàng dưới cùng. Tham dự viên có thể nhớ được chữ cái theo thứ tự khá dễ dàng, từ đây có thể thấy chính vì những hạn chế của dạng trí nhớ thị giác này mà ta không thể nhớ lại tất cả các chữ cái. Sperling tin rằng chúng ta nhìn thấy và ghi lại thông tin, những vì trí nhớ này phai nhạt quá nhanh nên ta chẳng thể nào gọi tên lại được.

In additional experiments, Sperling provided clues to help prompt memories of the letters. Letters were presented in rows, and the participants were asked to recall only the top, middle or bottom rows. The participants were able to remember the prompted letters relatively easily, suggesting it is the limitations of this type of visual memory that prevents us from recalling all of the letters. We see and register them, Sperling believed, but the memories simply fade too quickly to be recalled.

Mô tả thí nghiệm của Sperling. Nguồn:PsycholoGenie

Năm 1967, nhà tâm lý học Ulric Neisser đã gọi tên loại trí nhớ thị giác phai nhạt nhanh này là trí nhớ hình tượng.

In 1967, psychologist Ulric Neisser labeled this form of quickly fading visual memory as iconic memory.

Nguồn: //www.verywell.com/what-is-iconic-memory-2795272

Như Trang.

Quảng cáo

Share this:

Danh mục: Cognitive Psychology
Để lại nhận xét

Video liên quan

Chủ Đề