Số đồ tư duy Công nghệ 10 Bài 20

SƠ ĐỒ TƯ DUY CÔNG NGHỆ NGUYỄN PHẠM HỒNG THẢO-10 VĂN

1.1.1. 1. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống

1.1.2. 2. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà

1.1.3. 3. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất

1.2. HỆ THỐNG SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

1.2.1. GIAI ĐOẠN 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng

1.2.2. GIAI ĐOẠN 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng

1.2.3. GIAI ĐOẠN 3: Sản xuất hạt giống xác nhận

1.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

1.3.1. SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP

1.3.1.1. a. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn

1.3.1.1.1. Giống cây trồng do tác giả cung cấp hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng -> sơ đồ duy trì

1.3.1.1.2. Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa [không còn giống siêu nguyên chủng] -> sơ đồ phục tráng

1.3.1.2. b. Sản xuất giống ở cây trồng ở thụ phấn chéo

1.3.1.3. c. Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính

1.3.1.3.1. - Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp siêu nguyên chủng

1.3.1.3.2. - Tổ chức sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống cấp nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng

1.3.1.3.3. - Sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm từ giống nguyên chủng

2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP

2.1. KHÁI NIỆM

2.1.1. Tế bào, mô thực vật là một phần của cơ thể nhưng có tính độc lập. Nuôi cấy mô tế bào trong môi trường thích hợp và cung cấp đủ chất dinh dưỡng gần giống như trong cơ thể sống thì mô tế bào có thể sống. Qua nhiều lần phân bào liên tiếp, biệt hoá thành mô và cơ quan, mô tế bào có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh.

2.2. MỤC ĐÍCH

2.2.1. Điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hoá, phản phân hoá trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật khi được nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo, vô trùng.

2.3. QUY TRÌNH

2.3.1. Quy trình

2.3.1.1. Chọn vật liệu nuôi cấy

2.3.1.2. Khử trùng

2.3.1.3. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo

2.3.1.4. Tạo rễ

2.3.1.5. Cấy cây vào môi trường thích ứng

2.3.1.6. Trồng cây trong vườn ươm

2.3.2. Ý nghĩa

2.3.2.1. Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả trên các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường

2.3.2.2. Hệ số nhân giống cao

2.3.2.3. Sản phẩm đồng nhất mặt di truyền

2.3.2.4. Nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm hoàn toàn sạch bệnh.

3. KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

3.1. Mục đích

3.1.1. Để biết cây trồng có phù hợp với điều kiện ngoại cảnh cụ thể của từng vùng hay không. Đồng thời cung cấp những thông tin về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới.

3.2. Ý nghĩa

3.2.1. Để cây trồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt và sử dụng khai thác tối đa hiệu quả của giống.

3.3. Các loại thí nghiệm

3.3.1. Thí nghiệm so sánh giống

3.3.1.1. Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.

3.3.1.2. So sánh toàn diện về các chỉ tiêu: Sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi

3.3.1.3. Nếu giống mới vượt trội thì được chọn và gửi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm.

3.3.2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật

3.3.2.1. Kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng.

3.3.2.2. Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống…

3.3.2.3. Sau khi khảo nghiệm, giống đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được cấp phép phổ biến trong sản xuất.

3.3.3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

3.3.3.1. Để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà, cần bố trí thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

3.3.3.2. Được triển khai trên diện tích rộng lớn.

3.3.3.3. Trong thời gian thí nghiệm, cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả. Đồng thời cần phổ biến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết về giống mới.

4. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

4.1. KEO ĐẤT

4.1.1. Khái niệm

4.1.1.1. Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1 µm, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù [lơ lửng trong nước]

4.1.2. Cấu tạo

4.1.2.1. Mỗi một hạt keo có một nhân

4.1.2.2. Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất. Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.

4.2. KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA ĐẤT

4.2.1. Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét, …; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

4.3. PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT

4.3.1. Phản ứng chua của đất

4.3.1.1. Độ chua hoạt tính

4.3.1.1.1. Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên

4.3.1.1.2. Được biểu thị bằng pH [H20]

4.3.1.2. Độ chua tiềm tàng Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

4.3.2. Phản ứng kiềm của đất

4.3.2.1. Một số loại đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,... thủy phân tạo thành NaOH và Ca[OH]2 làm cho đất hóa kiềm

4.3.2.2. Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất

4.4. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT

4.4.1. Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

4.4.2. Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

4.4.3. Độ phì nhiêu nhân tạo: Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án công nghệ 10 bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 20: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức :

Học xong bài này, HS cần đạt được:                  

 - Biết được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật.

 - Biết được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, vi rút và nấm trừ sâu.

  1. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh.

3.Thái độ: Tuyên truyền mọi người sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

  1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
  2. Các năng lực chung

1.1. Năng lực tự học : - Nêu được khái niệm các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Hiểu được quy trình sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Trình bày khái niệm, quy trình, cơ chế tác động của các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung

1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : phân biệt các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

2 . Năng lực chuyên biệt: Nhận biết một số loại chế phẩm bảo vệ thực vật ở địa phương.

III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:

  1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:

Nội dung

Nhận biết [MĐ 1]

Thông hiểu [MĐ 2]

Vận dụng thấp [MĐ 3]

Vận dụng cao

[MĐ 4]

Ứng dụng công nghệ vi sinh  sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật.

-Biết được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng.

- Biết được các khái niệm: Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu, chế phẩm virút trừ sâu, chế phẩm nấm trừ sâu.

Hiểu được cơ sở khoa học  và quy trình sản xuất một số chế phẩm Vi Khuẩn, ViRút và nấm trừ sâu.

Phân biệt thành phần và phương thức diệt trừ sâu giữa hai chế phẩm Bt và chế phẩm NPV

So sánh hai loại nấm túi và nấm phấn trắng trừ sâu.

  1. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá

     2.1 Trắc nghiệm

  1. 1. Sâu bị nhiễm chế phẩm Bt, thì cơ thể sẽ:
  2. trương phồng lên, nứt ra bộc lộ lớp bụi trắng như bi rắc bột
  3. bị tê liệt, không ăn uống rồi chết
  4. cứng lại và trắng ra như bị rắc bột rồi chết
  5. mềm nhũn rồi chết
  6. Chế phẩm vút được sản xuất trên cơ thể:
  7. Sâu trưởng thành B. Sâu non            
  8. Nấm phấn trắng D. Côn trùng

2.2 Tự luận

Câu 1: Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu? Vi khuẩn dùng sản xuất? Đặc điểm?

Câu 2: Thế nào là chế phẩm virus trừ sâu? Virus dùng sản xuất?

Câu 3: Thế nào là chế phẩm nấm trừ sâu? Nhóm nấm dùng sản xuất?

Câu 4: Để góp phần thực hiện tốt việc sử dụng các loại chế phẩm bảo vệ thực vật, chúng ta cần làm gì?

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.Chuẩn bị của giáo viên :

- Giáo án.- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, tự luận.

- Nghiên cứu tài liệu.- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.- Bảng phụ, SGK, ...

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.

 * Kiểm tra bài cũ :  - Giải thích hiện tượng xuất hiện quần thể địch hại kháng thuốc?

- Giải thích những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến MT và con người?

Hoạt động 1. Khởi động

GV: Đưa ra tình huống

- Trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp cây trồng thì biện pháp nào là tiên tiến nhất, nên khuyến khích sử dụng.

- Yếu tố thiên địch còn hạn chế thì con người chủ động sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật. Thế nào là chế phẩm bảo vệ thực vật? Gồm có những loại nào à tìm hiểu bài 22.

1] Mục đích

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.

- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.

- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.

- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.

 2] Nội dung

- HS nghe thông tin, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

3] Kĩ thuật tổ chức hoạt động

- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.

  4] Sản phẩm học tập

          - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

- Học sinh biết được khái niệm, biểu hiện khi sâu bị nhiễm, quy trình sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

- Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động.

  2] Nội dung

Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành

- Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu. 

- Chế phẩm virus trừ sâu.

- Chế phẩm nấm trừ sâu.

3] Kĩ thuật tổ chức hoạt động

Các bước

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:

Nhóm 1:  Tìm hiểu Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.

+ Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?

+ Loài vi khuẩn nào được sử dụng để sản xuất ra chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?

+ Vì sao vi khuẩn này tiêu diệt được sâu hại?

+ Triệu chứng của sâu hại khi bị bệnh do vi khuẩn gây ra?

Nhóm 2:  Tìm hiểu Chế phẩm virus trừ sâu

+ Thế nào là chế phẩm virus trừ sâu

+ Đối tượng virus nào thường được sử dụng để tạo chế phẩm?

+ Triệu chứng bị bệnh của sâu hại khi bị nhiễm virus?

+ Giới thiệu quy trình sản xuất

Nhóm 3: Tìm hiểu Chế phẩm nấm trừ sâu.

+ Nhóm nấm nào được sử dụng để tạo chế phẩm nấm trừ sâu?

+ Khi bị nhiễm nấm [ nấm túi & nấm phấn trắng] sâu hại có triệu chứng bệnh tích như thế nào?

+ Giới thiệu quy trình sản xuất

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời

Báo cáo kết quả

GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới

Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

Đánh giá kết quả

GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.

- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .

                                                                       “Chốt” kiến thức mới:

* Khái niệm chế phẩm bảo vệ thực vật:

Là chế phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính là những VSV sống, có tác dụng gây bệnh cho sâu để diệt sâu  không gây ảnh hưởng cho môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái Nông nghiệp; Đảm bảo an toàn thực phẩm

I. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu

- Vi khuẩn được sử dụng để sản xuất chế phẩm trừ sâu là những vi khuẩn có tinh thể Protein độc ở giai đoạn bào tử

- Loài vi khuẩn có tác nhân này là vi khuẩn Bacillus thuringiensis [Bt]

- Sau khi nuốt phải bào tử có tinh thể protein độc, cơ thể sâu bọ bị tê liệt và bị chết sau 2-4 ngày.

- Quy trình sx: Hình 20.1 SGK

II – CHẾ PHẨM VIRUS TRỪ SÂU:

- Gây nhiễm virus nhân đa diện [N.P.V] lên sâu non ® nghiền nát sâu non bị nhiễm virus ® pha với nước theo tỷ lệ nhất định ® lọc ® thu nước dịch virus đậm đặc ® pha chế chế phẩm.

- Khi mắc bệnh vius, cơ thể sâu bọ mềm nhũn do các mô bị tan rã. Màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi.

Quy trình sản xuất: Hình 20.2 SGK

III – CHẾ PHẨM NẤM TRỪ SÂU:

- 2 nhóm nấm được sử dụng: Nhóm nấm túi và nấm phấn trắng [Beauvaria bassiana]

- Khi bị nhiễm nấm túi, cơ thể sâu bị  trương lên, sâu bọ yếu dần rồi chết.

- Khi bị nhiễm nấm phấn trắng, cơ thể sâu bị cứng lại và trắng như rắc bột. Sâu bọ bị chết sau vài ngày nhiễm bệnh.

- Quy trình sx : Hình 20.3 SGK

Hoạt động 3.  Luyện tập

1] Mục đích  Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.

2]Nội dung:  Làm bài tập về ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

3] Kĩ thuật tổ chức hoạt động

 * Chuyển giao nhiệm vụ:  GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá

*Thực hiện nhiệm vụ: - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.

 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

          Làm việc cả lớp

          - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời.        

           - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.

*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3

     HS đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá. Ghi kết quả đánh giá vào vở.

 Hoạt động 4.  Vận dụng: Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp

1] Mục đích

          Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.

2] Nội dung

Yêu cầu HS trả lời: + Để góp phần thực hiện tốt ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật. chúng ta cần làm gì?

3] Kĩ thuật tổ chức hoạt động

- GV đưa câu hỏi.

- HS làm việc cá nhân ở nhà và trình bày vào vở.

- GV sẽ kiễm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào tiết sau.

  4] Sản phẩm học tập:  Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.

Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng

          Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.

1] Mục đích

          Học sinh mở rộng hiểu biết về ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

2] Nội dung và kĩ thuật thực hiện

          Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

3] Sản phẩm học tập

          Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

Video liên quan

Chủ Đề