Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn là gì

Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ Văn phòng Sở

1. Chức năng: Văn phòng là Phòng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý về văn thư, quản trị hành chính, tài sản, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn cơ quan Sở, công tác tổng hp và hp tác quốc tế.

2. Nhiệm vụ:

a] Công tác tổng hp:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ, đột xuất của sở. Theo dõi và đôn đốc việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Sở;

- Xử lý thông tin, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của Ngành cho Lãnh đạo Sở kịp thời, chính xác và giúp lãnh đạo sở thực hiện chế độ thông tin báo cáo cấp trên theo quy định [gồm báo cáo tháng, quý, 6 tháng, một năm, báo cáo trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri, ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Sở];

- Theo dõi tiến độ, thông báo tình hình sản xuất nông nghiệp hàng tuần theo yêu cu của Ban Giám đốc Sở;

- Tham gia các hội nghị, cuộc họp về công tác chuyên môn; dự thảo các báo cáo, biên bản, thông báo ý kiến kết luận cuộc họp, hội nghị theo yêu cầu của lãnh đạo Sở. Làm nhiệm vụ thư ký các kỳ họp giao ban hàng tháng, quý, 6 tháng và tng kết năm của Sở.

- Thực hiện nhiệm vụ đột xuất khác về công tác tổng hợp do Giám đốc Sở giao.

b] Hợp tác quốc tế:

- Chủ trì, phối hp với các Phòng, đơn vị tổ chức tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo về hp tác quốc tế và các hoạt động đối ngoại khác thuộc phạm vi quản lý của sở theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, quy định của pháp luật;

- Phối hp với các Phòng, đơn vị xây dựng cơ chế chính sách, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án về hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế và công tác đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Sở.

- Theo dõi, tổng hp trình Giám đốc Sở các giải pháp về hp tác quốc tế và hội nhập quốc tế, giải quyết các vướng mắc trong hoạt động hợp tác Quốc tế.

- Phối hợp với các Phòng, đơn vị xúc tiến các chương trình đầu tư trực tiếp của nước ngoài [FDI] trong các lĩnh vực quản lý của Ngành .

- Theo dõi, tổng hợp báo cáo theo quy định việc thực hiện công tác hội nhập quốc tế, hỗ trợ phát triển chính thức [ODA], đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] và đầu tư của các t chức phi chính phủ nước ngoài [INGO] trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ngành.

c] Cải cách thủ tục hành chính:

- Tham mưu giúp Giám đốc Sở rà soát thủ tục hành chính, là đầu mối rà soát thủ tục hành chính của Ngành, kiểm tra tổng hợp các thủ tục hành chính của các đơn vị trong Ngành, tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nhà nước

- Tổ chức thực hiện chưong trình cải cách thủ tục hành chính của tỉnh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở sau khi được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, chế một cửa liên thông.

- Chuẩn bị các báo cáo, đề án, chương trình, kế hoạch và các văn bản khác về cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của cấp trên.

d] Hành chính quản trị:

- Văn thư, lưu trữ:

+ Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định để kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo và điều hành của Ban Giám đốc Sở;

+ Quản lý và sử dụng các loại con dấu của cơ quan theo quy định;

+ Tiếp nhận các tài liệu, công văn đi, đến theo quy định về công tác văn thư lưu trữ hiện hành;

+ Phân phối các tài liệu, công văn đến cho các cá nhân, đơn vị sau khi đã có ý kiến của người có thẩm quyền;

+ Kiểm tra hình thức, thể thức văn bản đi của sở theo quy trình chữ ký khóa số;

+ Thực hiện thu nộp hồ sơ lưu trữ, quản lý, bảo quản, khai thác sử dụng hồ sơ tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động của Sở theo quy định của Nhà nước;

+ Tổ chức lưu trữ văn bản đi, văn bản đến bằng fìle điện t theo quy định.

- Hiện đại hóa nền hành chính:

+ Quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả mạng Internet, mạng văn phòng điện tử của Sở đ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Sở;

+ Tham mưu việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Sở theo chương trình xây dựng Chính phủ điện tử của cấp có thẩm quyền quy định;

+ Quản lý, cung cấp thông tin cho trang website của Sở;

+ Tham mưu xây dựng áp dụng, cải tiến hệ mở rộng, thu hẹp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với cơ quan Văn phòng Sở.

- Quản lý, mua sắm, sửa chữa tài sản của cơ quan Văn phòng Sở:

+ Tổ chức quản lý và sử dụng tài sản thuộc cơ quan Sở;

+ Triển khai thực hiện việc mua sắm, sữa chữa thường xuyên: trang thiết bị, phương tiện máy móc, vật tư văn phòng, điều kiện làm việc của cán bộ, công chức cơ quan bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

+ Quản lý và bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, định kỳ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, điều kiện, phương tiện hoạt động của cơ quan theo chế độ quy định;

+ Quản lý, điều hành, vận hành xe ô tô cơ quan phục vụ công tác của Sở bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

- Phục vụ:

+ Khánh tiết, tiếp khách của sở bảo đảm văn minh, lịch sự và tiết kiệm;

+ Tham mưu t chức và phục vụ hội nghị, các cuộc họp của Sở;

+ T chức thực hiện công việc tạp vụ phục vụ Lãnh đạo sở; chăm sóc vườn hoa cây cảnh, vệ sinh môi trường khuôn viên Cơ quan Sở...;

+ Tham mưu t chức chúc mừng các cơ quan nhân ngày thành lập, kỷ niệm, ngày l; chúc mừng các đám hỷ thuộc cơ quan; t chức thăm viếng các đám hiếu trong và ngoài cơ quan theo quy định;

+ Tham mưu công tác bảo vệ thường trực cơ quan; công tác phòng chống cháy n, bảo đảm an ninh trật tự quan Sở.

đ] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Sở.

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ Phòng Kế hoạch - Tài chính

1. Chức năng: Phòng Kế hoạch - Tài chính là phòng trực thuộc sở Nông nghiệp và Phát triến nông thôn, có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, kế hoạch, tài chính, kế toán, khoa học, công nghệ và môi trường trong lĩnh vực thuộc phạm vi Sở quản lý.

2. Nhiệm vụ:

a] Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực kế hoạch, quy hoạch thuộc phạm vi sở quản lý:

- Giúp Giám đốc sở xây dựng quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, kế hoạch đầu tư phát triển, phối hợp xây dựng các chương trình, đề án, dự án phát triến ngành. Theo dõi, đôn đc, kiếm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án sau khi đã được phê duyệt;

- Phối hợp với các đơn vị tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra các địa phương, đon vị trong ngành thực hiện;

- Tham mưu, xây dựng chương trình khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp nông thôn; theo dõi quản lý các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất của Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; Thường trực Hội đồng khoa học công nghệ của Sở;

- Tham mưu giúp Giám đốc Sở quản lý, điều phối các chương trình, dự án hỗ tr kỹ thuật và các chương trình, dự án trọng đim của Ngành; Phối hp với các ngành, địa phương xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn;

- Chủ trì tham mưu, phối hp với các ngành, các địa phương triển khai các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; là đầu mối trong việc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư, liên kết sản xuất.

b] Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế toán thuộc phạm vi Sở quản lý:

- Tống hợp xây dựng trình kế hoạch ngân sách dài hạn, ngắn hạn hàng năm của Sở; chủ trì phối hợp với các phòng ban thuộc Sở, các cơ quan liên quan thẩm định, trình Giám đốc Sở phê duyệt dự toán; giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị lập dự toán, đơn vị thực hiện dự án chương trình thuộc sở quản lý;

- Tham mưu cho Giám đốc Sở cân đối hoặc điều chỉnh dự toán ngân sách hàng năm và đề xuất xử lý các vấn đề về tài chính của Sở;

- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính - kế toán, đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; thẩm tra tổng hợp số liệu quyết toán tài chính của các đơn vị trực thuộc Sở; lập báo cáo quyết toán tài chính của đơn v dự toán cấp I theo chế độ tài chính hiện hành;

- Thực hiện công tác kế toán và thủ quỹ của Cơ quan Sở Nông nghiệp và PTNT. Kết hợp với Văn phòng Sở t chức quản lý tài sản, hướng dẫn thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ thuộc Cơ quan Văn phòng Sở.

c] Thực hiện nhiệm vụ Thống kê:

Chủ trì phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở và các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan thu thập, xử lý số liệu thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước.

d] Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ Phòng Tố chc Cán bộ

1. Chức năng: Phòng T chức Cán bộ là phòng của Sở có chức năng tham mưu giúp Giám đốc sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong công tác t chức, biên chế, cán bộ, đào tạo bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Nhiệm vụ:

a] Về tố chức, biên chế:

- Giúp Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở; thành lập, tổ chức lại, giải thể các Phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc theo quy định; giao chỉ tiêu biên chế: hành chính, sự nghiệp của Sở và các đon vị trực thuộc;

- Phối hp vi các phòng và đơn vị có liên quan xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của các Phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b] V công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:

- Chủ trì, phối hp với các Phòng và đơn vị có liên quan xây dng quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Công chức lãnh đạo, công chức chuyên môn nghiệp vụ và công chức, viên chức có chức danh khác trình Giám đốc Sở phê duyệt;

- Xây dng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại về lý luận chính trị, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ;

- Xây dựng Quy chế b nhiệm, b nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm cán bộ thuộc diện Sở quản lý và quy định về phân cấp quản lý cán bộ thuộc thẩm quyền của Sở;

- Trình Giám đốc Sở bổ nhiệm, b nhiệm lại, miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc diện Sở quản lý và các chức danh khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Trình Giám đốc Sở phương án cơ cấu ngạch công chức, viên chức của các phòng và đơn vị trực thuộc. Tham gia việc tuyn dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức, viên chức và người lao động theo phân công ca Giám đốc Sở;

- Hướng dẫn xây dựng mô tả vị trí việc làm và nhận xét đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo hướng dẫn của cấp có thm quyền;

- Tham mưu, thực hiện các biện pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với các tập th, cá nhân thuộc diện Sở quản lý và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật và phân cp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Tổng hợp, trình Giám đốc Sở việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức theo quy định;

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ cán bộ công chức theo quy định của cấp có thẩm quyền.

c] Về chính sách lao động, tiền lương:

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng đăng ký quỹ tiền lương hàng năm, thẩm định trình Giám đốc Sở phê duyệt;

- Thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung và chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Pháp luật và phân cấp của y ban nhân dân tỉnh;

- Thực hiện chế độ: nghỉ hưu, thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của cấp có thẩm quyền.

d] Về công tác thi đua, khen thưởng:

- Tham mưu cho Giám đốc và Hội đồng Thi đua, khen thưởng Sở để cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi quản lý;

- Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng;

- Xây dựng chương trình kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng hàng năm của Sở và theo phong trào thi đua do Tỉnh, Trung ương phát động;

- Giúp Giám đốc Sở tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng trong phạm vi quản lý;

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đôn đốc các phòng, đơn vị trực thuộc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;

- Giúp Giám đốc và Hội đồng Thi đua, khen thưởng Sở trong việc sơ kết, tổng kết, phát hiện điển hình, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng phong trào thi đua và các đin hình tiên tiến; kiến nghị đối mới công tác thi đua, khen thưởng; xem xét, thẩm định đề xuất các hình thức khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật;

- Kiếm tra việc thực hiện các quy định về chính sách khen thưởng; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng;

- Quản lý, cấp phát hiện vật khen thưởng và thực hiện việc tổ chức và trao tặng khen thưởng theo quy định của pháp luật, Làm thủ tục cấp đi hiện vật khen thưởng bị hư hỏng, thất lạc và xác nhận các hình thức khen thưởng.

đ] Công tác Cải cách hành chính:

- Chủ trì tham mưu Giám đốc Sở thực hiện công tác cải cách hành chính;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính của sở. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các phòng của Sở và đơn vị trực thuộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này.

- Tng hp số liệu, thông tin về cải cách hành chính của Sở và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

e] Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.

Điều 4. Chc năng, nhiệm vụ Phòng Quản lý xây dựng công trình

1. Chức năng: Phòng Quản lý xây dựng công trình là phòng của Sở Nông nghiệp và PTNT, tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Sở.

2. Nhiệm vụ:

a] Hướng dẫn, kiểm tra và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật đối với lĩnh vực xây dựng công trình nông nghiệp và PTNT thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Sở.

b] Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch năm năm, kế hoạch hàng năm của ngành về lĩnh vực xây dựng công trình phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn vặ phòng chống thiên tai.

c] Thẩm định thiết kế cơ sở, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình nông nghiệp phát triển nông thôn theo quy định hiện hành của nhà nước.

d] Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình nông nghiệp phát triến nông thôn, bao gồm các nhiệm v:

- Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các t chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trôn địa bàn tỉnh;

- T chức kim tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định;

- Tham gia giám định công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và t chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành;

- Định kỳ hàng năm và đột xuất, tổng hợp, báo cáo quan thẩm quyền về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh;

đ] Là thành phần tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào quản lý, sử dụng theo quy định.

e] Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnh vực chuyên môn được giao.

g] Phối hp với Thanh tra Sở trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp PTNT.

h] Theo dõi tổng, hợp, thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định hiện hành của nhà nước.

i] Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ Thanh tra sở

1. Chức năng: Thanh tra Sở là quan thuộc Sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; công tác pháp chế; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ:

a] Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 của Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật có liên quan.

b] Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chưong trình, kế hoạch, thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.

c] Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở.

d] Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

đ] Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

e] Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g] Thực hiện công tác pháp chế:

- Chủ trì phối hp với các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật;

- Tham mưu cho lãnh đạo Sở giao cho các Phòng, đon vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành trình cấp thm quyền phê duyệt;

- Phối hợp với các Phòng, đom vị thuộc Sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kim tra việc thực hiện pháp luật;

- Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện công tác kim tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác bồi thường của nhà nước; công tác hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp; công tác thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế;

- Chuẩn bị các báo cáo, đề án, chương trình, kế hoạch và các văn bản khác về công tác pháp chế theo yêu cầu của cấp trên.

[Trích Quyết định số 484/QĐ-SNNPTNT ngày 24/7/2017 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình]

Video liên quan

Chủ Đề