So sánh gạo lứt đen với nếp cẩm

Gạo nếp cẩm có phải là gạo lứt không?

Để trả lời câu hỏi gạo nếp cẩm có phải là gạo lứt không, hãy cùng Shop Rừng Vàng tìm hiểu về khái niệm của hai loại gạo này.

– Gạo nếp cẩm [hay nếp than]: là một loại gạo nếp có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks. Ở nước ta, gạo nếp cẩm có 2 loại: một loại màu đỏ đậm, khi nấu lên có màu đỏ. Hai là loại màu tím đen, khi nấu lên sẽ có màu tím đậm.

Hình ảnh gạo nếp cẩm

– Gạo lứt [hay gạo lức]: là khái niệm chỉ chung các loại gạo chỉ loại bỏ vỏ trấu, vẫn được giữ lại lớp cám bên ngoài. Gạo lứt không trắng như các loại gạo thông thường, nhưng đổi lại nó rất giàu dinh dưỡng.

Hình ảnh một số loại gạo lứt

Vậy thì gạo nếp cẩm và gạo lứt có phải là một không? Shop Rừng Vàng xin khẳng định đây là hai loại gạo hoàn toàn khác nhau, và GẠO NẾP CẨM KHÔNG PHẢI LÀ GẠO LỨT. Ngoài ra trên thị trường có một loại gạo lứt có màu đỏ gần giống như gạo nếp cẩm, đó là gạo lứt đỏ Điện Biên rất nổi tiếng.

Nếp cẩm có tác dụng gì? Gạo lứt đen có phải là gạo nếp cẩm không?

Nếp cẩm có tác dụng gì? Gạo lứt đen có phải là gạo nếp cẩm không? Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về gạo nếp cẩm các bạn nhé!

Nội dung
  • Gạo nếp cẩm là gạo gì?
  • Nếp cẩm có tác dụng gì?
  • Gạo lứt đen có phải là gạo nếp cẩm không?
  • Phân biệt gạo lứt và nếp cẩm

Sự khác nhau gạo nếp cẩm và gạo lứt huyết rồng

Gạo và gạo lứt là chỉ chung một loại gạo trước và sau thành phẩm trong quá trình chế biến. Gạo lứt đen và đỏ hay còn gọi là huyết rồng và nếp than, vốn là gạo còn lớp cám, dễ nhận diện hơn, chứa nhiều dinh dưỡng và thành phần tinh bột ít hơn gạo trắng, dạo gần đây được ưa chuộng. Loại gạo này chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe nhưng lại ít đường nên là món rất lành mạnh, gạo lứt đen còn có nhiều chất oxy hóa giúp ngừa tim và ung thư. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về hai loại gạo đang thành “trend” nhé

Gạo nếp cẩm có phải là gạo lứt không?

Gạo nếp cẩm [hay nếp than]Gạo lứt [hay gạo lức]Gạo lứt huyết rồng
Khái niệmLà nếp có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks. Nếp cẩm, gạo cẩm hay còn gọi là gạo đen [trong tiếng anh thường gọi là black rice], bổ huyết mễ. Gạo nếp cẩm có màu đen tím, hạt tròn, mẩy thường được trồng ở vùng Điện Biên nước ta.Là khái niệm chỉ chung các loại gạo chỉ loại bỏ vỏ trấu, vẫn được giữ lại lớp cám bên ngoài. Gạo lứt không trắng như các loại gạo thông thường, nhưng đổi lại nó rất giàu dinh dưỡng.Gạo lứt [hay còn gọi là gạo rằn, gạo lức hay gạo lật] là loại gạo có rất nhiều chất dinh dưỡng, đây là loại gạo rất giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Khi gạo xay chỉ loại bỏ phần vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Gạo lứt thường có màu đậm [thông thường là màu vàng nâu].
Phân loạiỞ nước ta, gạo nếp cẩm có 2 loại: một loại màu đỏ đậm, khi nấu lên có màu đỏ. Hai là loại màu tím đen, khi nấu lên sẽ có màu tím đậm.Gạo lứt không chỉ có 1 loại mà phân chia thành nhiều loại khác nhau tương tự như gạo trắng chúng ta thường sử dụng. Các loại gạo lứt chính bao gồm gạo lứt tẻ, gạo lứt nếp, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen.
Hình ảnh

Tại sao gạo nếp lại có màu tím

  • Gạo nếp cẩm có màu tím đặc trưng là do có thừa chất anthocyanin, là một loại chất chống oxy hoá [tương tự như trong quả việt quất, súp lơ tím, bắp cải tím,…]. Nghiên cứu chỉ ra rằng, gạo nếp cẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ hơn bất kì thực phẩm nào, bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa ung thư.
  • Nếp cẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác. So với các giống gạo thông thường thì nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn hẳn [6,8%] và chất béo cao hơn khoảng 20%. Không chỉ vậy, gạo nếp cẩm còn chứa tới 8 loạt axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng khác.
  • Theo các nghiên cứu gần đây, trong men gạo nếp cẩm có chứa các chất lovastatin và ergosterol. Hai chất này giúp hạn chế các bệnh tai biến tim và đồng thời giúp tái tạo mạch máu. Hơn nữa, các loại thuốc chữa bệnh tim được chiết xuất từ nếp cẩm đều không gây ra các phản ứng phụ như buồn nôn, mẩn ngứa, dị ứng,…
  • Trong y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tỳ vị, giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, dạ dày, ruột hư hàn, hay đi tiểu, tiểu về đêm nhiều. Với cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Ngoài ra, bên ngoài lớp màng đen của gạo nếp cẩm có chứa rất nhiều vitamin E. Đặc biệt, rượu nếp cẩm sau khi lên men còn chứa các nhóm vitamin B cùng nhiều các vi chất khác rất có lợi cho cơ thể. Do đó, gạo nếp cẩm ngoài các công dụng trên còn được các chị em phụ nữ tin dùng với mục đích làm đẹp.

Xem thêm: Phân biệt gạo nếp cẩm, ST tím và gạo nếp than

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng giảm cân của gạo huyết rồng?

Hiện chúng tôi chưa có chi tiết về thành phần dinh dưỡng cụ thể trên 100g gạo huyết rồng như thế nào, tuy nhiên, các trang uy tín đều đưa ra thông tin liên quan tới hàm lượng các chất trong gạo huyết rồng như sau:
– Gạo huyết rồng chứa đầy đủ chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin: B1, B2, B3, B5, B6… và các acid như: paraaminobenzoic [PABA], Folic [vitamin M], phytic tốt cho sức khỏe và ngoài ra còn chứa các nguyên tố vi lượng tốt cho xương như : can-xi, sắt, magie, selen, glutathione [GSH], kali và natri.
– Hàm lượngchất xơ cao hơn gấp 2 lần
– Chỉ sốđường huyết 75,1– ở mức rất cao so với gạo thông thường và các thực phẩm khác

Phân biệt gạo nếp cẩm và gạo lứt như thế nào?

Gạo nếp cẩm [hay nếp than]Gạo lứt huyết rồng
Hình dángHạt tròn, mẩy, gần giống hạt gạo nếpCó nhiều hình dáng. Gạo lứt nếp thì tròn, gạo lứt tẻ thì thon hơn
Màu sắcMàu tím sẫmĐỏ tươi là gạo huyết rồng mới, đỏ sẫm là hàng cũ
Chất lượngĐộ dẻo cao, dễ bám dính vào nhau, mềm và thơmĐộ dẻo không cao, tương tự như gạo thông thường. Cảm giác hơi cứng và ít thơm
Độ dẻo khi nấuRất dẻo, các hạt bám dính vào nhau, chín mềm và mang đặc trưng của gạo nếpkể cả là gạo lứt tẻ hay gạo lứt nếp thì độ dẻo cũng không được như hạt gạo thông thường
Khả năng nảy mầmkhông thể nảy mầm vì đã được loại bỏ lớp vỏ cám và phôi mầm trong quá trình xay xáthoàn toàn có thể nảy mầm nếu được ủ đúng cách do còn giữ nguyên vỏ cám và phôi mầm. Mầm gạo lứt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe

Loại gạo lứt tím "gây nghiện" vì dẻo như nếp cẩm

Video liên quan

Chủ Đề