So sánh shipped on board b/l và received for shipment b/l

On board – phân biệt ngày giao hàng và ngày cấp B/L

Theo các điều khoản 20 – 27 của UCP600 quy định về On board: “ Việc bốc hàng hoặc xếp hàng lên một con tàu đích danh phải được chứng minh bằng ghi chú trên vận đơn là hàng đã bốc lên tàu và ngày xếp hàng lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu trực tuyến ở đâu

1.Vận đơn đã xếp hàng lên tàu [“On board” bill of lading]

Vận đơn đã xếp hàng [shipped on board B/L]: là loại vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. Trên B/L thường thể hiện:

“Shipped On Board”

“On Board”

“Shipped”

Như vậy, loại vận đơn này có giá trị chứng cứ rất lớn- chứng tỏ hàng hóa đã được xếp lên tàu và người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo hợp đồng mua bán, đặc biệt khi mua bán theo các điều kiện FOB, CIF, CFR [incoterms 2010]

Ghi chú received for shipment, shipped on board, clean on board

  • 13/08/2019
  • Logistics

Vận đơn đường biển và ghi chú received for shipment, shipped on board, clean on board

Có 3 thuật ngữ thường thể hiện trên vận đơn đường biển [Bill of Lading]

– Received for shipment [đã nhận hàng để xếp]

– Shipped/ Laden on board [đã xếp hàng lên tàu]

– Clean on board [hàng đã xếp lên tàu, không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng]

Trong bài viết này, Mr Ha Le sẽ làm rõ 1 số khái niệm để các bạn sinh viên có thể tham khảo thêm & thực tế công việc để các bạn đang đi làm có thể áp dụng

Cụ thể:

– Trên vận đơn show*“Received for shipment”gọi là Vận đơn đã nhận hàng để xếp.

Tại mặt trước của vận đơn thường in sẵn câu: “Nhận để xếp…” [Received for shipment…] hoặc “Nhận để vận chuyển. . . ” [Received for carriage hoặcTaken in charge…].

Thường vì lý do thanh toán & điều kiện giao hàng là FCA nên chủ hàng yêu cầu người vận chuyển cấp trước khi hàng lên tàu. Ở những vận đơn này, ngày cấp vận đơn chưa phải là ngày giao hàng theo hợp đồng mua bán [ngày tàu đi – ATD: Actual time of departure] vì vào ngày ký vận đơn, Cont hàng đang nằm trong CY hoặc ICD, trạng thái của Cont hàng lúc này là CHƯA được XẾP LÊN TÀU [H1]

H1: Vận đơn [đang ở trạng thái] nhận hàng để xếp

– Trên vận đơn show“Shipped on board”gọi là Vận đơn đã xếp hàng lên tàu.

Vận đơn này được ký phát sau khi hàng hóa đã THỰC SỰ ĐƯỢC XẾP LÊN TÀU tại cảng xếp hàng.

H2: Vận đơn đã xếp hàng lên tàu

– Trên vận đơn show“Clean on board”hay“Cleaned on board”, đôi khi“Clean shipped on board”gọi là Vận đơn hoàn hảo.

Vận đơn này được cấp khi hàng đã THỰC SỰ được XẾP LÊN TÀU & không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng hay Hàng đã được xếp lên tàu hoàn hảo.

Những ghi chú chung chung như: “không biết về trọng lượng, phẩm chất và nội dung bên trong” hay “bao bì dùng lại” không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn.

Như ví dụ trên, [H1]là vận đơn nhận hàng để chở. Ngày cấp vận đơn chưa phải là ngày giao hàng theo hợp đồng mua bán, vì vào ngày ký vận đơn hàng đang nằm đâu đó trong kho bãi của người vận chuyển [thông thường là đang ở trong CY hoặc ICD], chứ chưa xếp lên tàu.

Muốn thỏa mãn yêu cầu ngày cấp vận đơn sẽ trở thành ngày giao hàng [như quy định trong L/C và hợp đồng mua bán] thì sau khi hàng hóa đã thực sự xếp lên tàu người vận chuyển phải đề thêm dòng chữ “Đã xếp lên tàu [hoàn hảo] ngày…tháng… năm…: shipped or laden/ Clean on board date…” và ký đóng dấu thể hiện tư cách người ký phát, từ đó nó sẽ trở thànhvận đơn hàng đã xếp lên tàu [hoàn hảo][H3] và có thể thanh toán được theo quy định trong L/C và hợp đồng mua bán.

H3: Vận đơn đã được xếp lên tàu hoàn hảo

Mạn bàn những vấn đề, khía cạnh liên quan đến công việc:

Q1: Sử dụng những vận đơn trên khi nào?

A1: Để chủ hàng đi đến việc quyết định sử dụng vận đơn loại nào, có nhiều yếu tố tác động

+ Đặc thù hàng hóa & sản lượng hàng hóa [VD đang cập nhật]

+ Điều khoản giao hàng [Incoterms], điều khoản thanh toán & Năng lực thương lượng, đàm phán của chủ hàng với người mua [VD đang cập nhật]

Q2: Tại sao có vận đơn thì show “Shipped on board” hoặc “Laden on board”, có vận đơn lại show “Clean on board”

A2: Về bản chất thì những vận đơn show “Shipped on board” hoặc “Laden on board”, “Clean on board” đều thể hiện rằng

– Cont hàng đã được xếp lên tàu vào ngày cụ thể và vận đơn được cấp vào một ngày cụ thể

– Tình trạng của hàng hóa trong điều kiện hoàn hảo

Dẫn chiếu Điều 27 của UCP 600 quy định: “Ngân hàng sẽ chỉ chấp nhận chứng từ vận tải hoàn hảo. Chứng từ vận tải hoàn hảo là chứng từ mà trên đó không có điều khoản hoặc không có ghi chú nào đó chỉ ra một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng đó hoặc bao bì. Chữ “hoàn hảo” không nhất thiết phải xuất hiện trên chứng từ vận tải, dù cho tín dụng có yêu cầu đối với chứng từ vận tải là hàng đã được “xếp lên tàu hoàn hảo” ~ Clean shipped on board. Và ngay ở mặt trước của vận đơn loại này thường in sẵn câu “Shipped on board/Received/ Taken in chargein apparent good order and conditions…” [hàng hóa được bốc lên tàu/hàng hóa được nhận để chở~ chưa xếp lên tàu, trong tình trạng bên ngoài có vẻ tốt]

Theo định nghĩa này của UCP 600, một vận đơn không có những ghi chú như quy định nói trên đã là vận đơn hoàn hảo rồi chứ không nhất thiết trên bề mặt phải ghi chữ “Clean” mới gọi là hoàn hảo. Điều này cũng có nghĩa là nếu một vận đơn thỏa mãn những quy định như trên mà trên bề mặt không có chữ “Clean” thì cũng không thể vin vào đó mà bắt lỗi gây khó dễ cho người bán hoặc hãng tàu.

* Show ~ ghi chú, thể hiện [Chúng mình không sính ngoại, nhưng trong ngành thường mọi người hay nói vậy khi trao đổi công việc thì Mr Ha Le cũng đề cập trong bài viết luôn cho sát thực tế nhất]

*************

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm XNK – Logistics Hà Lê.

  • Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Logistics
  • Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
  • Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 5, số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Hotline: 098 577 4289 //

vận đơn đường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [522.87 KB, 27 trang ]

BILL OF LADING
1. KHÁI NIỆM
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng tàu biển, do
người vận tải hoặc đại diện của người vận tải cấp cho người gửi hàng sau khi hàng
hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp nhằm xác định quan hệ
pháp lý giữa người vận tải với người chủ hàng.
Trong khái niệm trên có các thuật ngữ như sau:
• Vận đơn đường biển [Ocean Bill of Lading]
• Người vận chuyển [carrier]
• Đại lý của người vận chuyển [Agent of carrier]
• Người gửi hàng [Shipper]
• Hàng hóa đã được xếp lên tàu [shipped on board]
• Hàng để xếp [received for shipment].
Chức năng: Vận đơn có 3 chức năng chính
Vận đơn là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên
chở, thực hiện hợp đồng vận chuyển
Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trong vận đơn
Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường
biển đã được ký kết.
• Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường
biển, người thuê tàu và người cho thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng
thuê tàu chuyến [charter party]. Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để
xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển.
Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.
• Trong trường hợp thuê tàu chợ thì không có sự ký kết trước một
hợp đồng thuê tàu như thuê tàu chuyến mà chỉ có sự cam kết [từ phía tàu
hay người chuyên chở] sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù. Sự cam
kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước [booking note].
 Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để
giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ


vận đơn.
Tác dụng:
Là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng, người nhận hàng
và người chuyên chở.
1
BILL OF LADING
• Đối với nhà Xuất Khẩu: B/L là bằng chứng đã giao hàng, hoàn thành
theo HĐ và L/C
• Đối với nhà Nhập Khẩu: B/L là cơ sở để nhận hàng, để đối chiếu khi
nhận hàng từ người chuyên chở, để theo dõi thực hiện HĐ và để chuyển
nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp,…
• Đối với người chuyên chở: B/L là cơ sở để nhận và giao hàng – hoàn
thành nghĩa vụ, để làm cơ sở xác định thông tin về hàng hóa khi có tranh
chấp
Làm căn cứ để khai thuế xuất nhập khẩu và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng
hoá.
2. NỘI DUNG – PHÂN LOẠI
• Tiêu đề: thường là “Bill of Lading”.
• Số vận đơn “ Bill of Lading No”.
• Tên người vận tải: “ shipping company”.
• Người gửi hàng [ Shipper].
• Tên người nhận hàng [ nếu là vận đơn đích danh ] hoặc ghi theo lệnh …
[ nếu là vận đơn theo lệnh ] hoặc không ghi rõ người nhận hàng [ nếu là vận
đơn xuất trình ].
Lưu ý: người nhận hàng phải ghi rõ đơn vị nhận hàng [ consignee] đây là một
điểm rất trọng yếu của vân đơn, cần ghi chính xác đúng như L/C quy định.
• Bên được thông báo: “ Notify Party”: được miễn trách nhiệm nếu thông báo
không tới.
• Tên tàu
• Nơi nhận hàng để gửi [ Place of Receipt].

• Cảng bốc hàng lên [ Port of Loading]: cần ghi chính xác đúng như L/C quy
định.
• Cảng dỡ hàng [Port of Discharge] – nơi đến cuối cùng [Place of Delivery].
+ Nếu trạm giao nhận hoặc kho CFS được ghi là nơi nhận
hàng và nơi đó trùng với cảng bôc hàng chỉ định thì những nơi này
được coi là như nhau, và do đó việc quy định cảng bốc hàng và têu
tàu ở trong ghi chú về hàng đã bốc lên tàu là không cần thiết.
2
BILL OF LADING
+ Trường hợp nếu L/C quy định một khu vực địa lý hay một
loạt cảng bốc [hoặc dỡ] thì cảng bốc [hoặc dỡ] thực tế phải được thể
hiện trên vận đơn và các cảng trên vận đơn phải nằm trong khu vực
địa lý hoặc trong số các cảng đã quy định trong tín dụng thư.
•Cước phí, phụ phí phải trả cho người vận tải. [Freight Details, Charges
etc]: Nếu trả trước thì ghi “Freight prepaid/Freight paid”, nếu trả sau ghi
“Freight to collect/Freight to be paid at destination”.
+ Cước và phụ phí cũng là nội dung mà các ngân hàng
thường chú ý kiểm tra khi vận đơn được xuất trình. Nếu tín dụng thư
yêu cầu vận đơn phải ghi rõ cước phí đã trả hoặc sẽ trả ở cảng đến
thì trên tờ vận đơn phải thể hiện rõ ràng. Nếu không đáp ứng như
yêu cầu thì vận đơn xuất trình coi như là không hợp lệ
+ Nếu L/C quy định không chấp nhận các phụ phí thì vận
đơn không được thể hiện là phụ phí đã hoặc sẽ có… Việc thể hiện
như vậy có thể nói một cách rõ ràng về phụ phí hoặc có thể sử dụng
các thuật ngữ mà đề cập các chi phí gắn liền với việc xếp dỡ hàng
hóa như: Miễn xếp[FI], miễn dỡ[FO], miễn xếp dỡ[FIO], miễn xếp
dỡ và sắp xếp[FIOS].
•Điều kiện thanh toán, đã trả tại cảng dỡ hàng
•Thời gian và địa điểm cấp vận đơn . [Place and Date of Issue].
+ Khi giao hàng bằng đường biển, vận đơn xuất trình tại

ngân hàng phải có ghi chú “đã bốc hàng – shipped on board”. Nếu
trên tờ vận đơn đã in sẵn từ “đã bốc hàng” được xuất trình thì ngày
phát hành vận đơn được coi là ngày bốc hàng lên tàu và cũng chính
là ngày giao hàng.
+ Trường hợp trên tờ vận đơn lại ghi chú ngày bốc hàng lên
tàu riêng biệt, khác với ngày phát hành vận đơn, thì ngày bốc hàng
lên tàu vẫn được coi là ngày giao hàng cho dù ngày bốc hàng lên tàu
có thể trước hoặc sau ngày phát hành vận đơn. Vận đơn thể hiện
hàng đã được bốc lên tàu trên thực tế có thể được diễn đạt bằng
nhiều cụm từ khác nhau:
“Đã bốc hàng lên tàu – Laden on board”;
“Đã bốc hàng lên tàu, hoàn hảo – Clean on board”;
“Đã bốc hàng – shipped”;
“Đã bốc lên tàu – on board”
3
BILL OF LADING
Các cụm từ thể hiện như trên đều cùng nghĩa với cụm từ “shipped on board -
đã bốc hàng lên tàu”.
+ Thời điểm cấp vận đơn này rất quan trọng vì thời điểm này
là căn cứ để tính:
 Trách nhiệm chuyên chở hàng hóa.
 Trách nhiệm đối với hàng hóa.
 Xác nhận đã giao hàng hóa
 Thời điểm tính hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Phân loại:
Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và thời gian bốc xếp hàng:
Vận đơn đã xếp hàng [Shipped on board bill of lading]: là vận đơn được ký
phát cho người gởi hàng sau khi hàng hóa đã thực sự xếp trên tàu. Là B/L được in sẵn,
ghi thêm, đóng dấu chữ sau Shipped on Board, On Board, Shipped, Laden on Board.
Trong các điều kiện giao hàng FOB, CIF, CFR thì hàng phải giao qua lan can, do vậy

thường yêu cầu B/L “đã bốc hàng lên tầu” mới thanh toán tiền hàng, vì nó chứng tỏ
hàng đã bốc lên tầu và người bán hoàn thành nghĩa vụ. còn đối với người nhập khẩu,
thường muốn được cung cấp vận đơn đã xếp hàng vì khi có vận đơn, người nhận hàng
yên tâm về hang hóa hơn là vận đơn nhận hàng để xếp.
Vận đơn nhận hàng để xếp [Received for shipment bill of lading]: ]: là vận
đơn được ký phát cho người gởi hang khi người vận tải nhận hàng để xếp lên tàu[ tức
là trước khi hàng hóa được xếp lên tàu]. Là cam kết của người vận tải rằng hàng sẽ
được bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn. Do đó, khi cấp vận đơn
này, thông thường người vận tải sẽ ghi ngày giờ dự định xếp hàng lên tàu.
Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn :
Vận đơn đích danh [Straight Bill of Lading]: trong vận đơn này, người ta ghi
rõ tên và địa chỉ người nhận hàng. Chỉ người có tên trên B/L mới được nhận hàng.
Vận đơn này không chuyển nhượng được.
Vận đơn theo lệnh [Order Bill of Lading]: không ghi rõ tên người nhận hàng
nhưng ghi rõ hàng được giao theo lệnh của một người nào đó, có thể là “theo lệnh
người gởi hàng” hoặc “theo lệnh người nhận hàng”. Khi dung vận đơn này, chủ hàng
ghi “ theo lệnh” [ to order] người thứ hai va người thứ hai có thể chuyển tiếp cho
người thứ ba, thứ tư, …cho đến khi người tag hi đích danh người nhận hàng. Có nghĩa
là người chủ hàng sẽ ký chuyển nhượng bằng cách ký hậu[ Endorsement ], ký hậu để
4
BILL OF LADING
trống [In Blank], …cho người thứ ba, thứ tư, … cho đến khi chỉ định đích danh người
nhận hàng.
Vận đơn vô danh hay vận đơn xuất trình [Bearer Bill of Lading]: trên vận
đơn này người ta không ghi rõ tên người nhận hàng, và không ghi rõ theo lệnh của ai.
Hàng hóa sẽ được giao cho người cầm vận đơn gốc. Có thể chuyển nhượng bằng cách
trao tay.
Chú ý:
• Vận đơn theo lệnh có thể trở thành vận đơn đích danh, nếu người ký hậu cuối
cùng ghi đích danh người nhận hàng.

• Vận đơn theo lệnh có thể trở thành vậ đơn xuất trình, nếu ký hậu cuối cùng là
loại ký hậu để trống, nghĩa là ký hậu mà không ghi rõ tên người nhận hàng.
Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn
Vận đơn hoàn hảo [Clean Bill of lading]: là vận đơn mà người vận tải khi cấp
không có ghi chú xấu về tình trạng của hàng hóa hay bao bì.
Vận đơn không hoàn hảo [Unclean Bill of Lading]: là vận đơn trên đó người
vận tải có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì như: Bao bì không đáp ứng
yêu cầu, Một thùng vỡ, Hàng ướt, bị hôi, Ký hiệu không rõ rang, thủng, cháy, bao
rách, … Trong quá trình vận chuyển người chuyên chở được miễn trách nhiệm.
Lưu ý: Nếu ghi chú không rõ ràng thì B/L không bị coi là không hoàn hảo.
Phân biệt B/L là hoàn hảo hay không hoàn hảo phụ thuộc vào ghi chú chứ không phụ
thuộc vào có hay không ghi từ hoàn hảo [không hoàn hảo] trên B/L.
Căn cứ vào hành trình của hàng hoá và phương thức chuyên chở:
Vận đơn đi thẳng [direct bill of lading]: được sử dụng trong trường hợp hàng
hóa được chuyên chở trên một tàu đi thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà
không chuyển tải dọc đường. Trong L/C yêu cầu B/L có chữ “transhipment not
allowed”. Nếu vi phạm có thể bị từ chối thanh toán.
Vận đơn chở suốt/ chuyển tải [through/transhipment bill of lading]: được sử
dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng
cuối cùng bằng hai hay nhiều con tàu của hai hay nhiều bên vận chuyển, tức là hàng
hóa phải chuyển tải ở dọc đường. Người vận tải đầu tiên phải ký phát một vận đơn đại
diện cho tất cả chuyến đi đó. Vận đơn bao trùm lên tất cả hành trình gọi là vận đơn
chở suốt hoặc vận đơn chuyển tải. vận đơn chở suốt va vận đơn chuyển tải cùng nội
dung, chức năng, tác dụng, chỉ khác nhau ở tiêu đề mà thôi. Khi có tranh chấp người
gửi hàng chỉ cần biết đến người chuyên chở đã cấp B/L chở suốt hay chuyển tải.
5
BILL OF LADING
Vận đơn vận tải liên hợp/đa phương thức [combined/multimodal transport
bill of lading]: phát hành cho việc cho việc chuyên chở hàng hoá bằng container theo
phương thức "door to door", mà theo đó hàng hóa được chuyên chở bằng nhiều

phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển.
Căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông
Vận đơn gốc [Original Bill of Lading]: Là vận đơn được ký bằng tay có thể
không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
Vận đơn bản sao [Copy Bill of Lading]: Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc,
không có chữ ký tay, thường có dấu " Copy" và không giao dịch chuyển nhượng
được.
Có 5 cách để phân biệt bản gốc và bản sao: ngân hàng chỉ chấp nhận bả gốc để
thanh toán.
Cách Bản gốc Bản sao
1 In sẵn chữ “Original” In sẵn chữ “Copy”
2 Đóng dấu chữ “Original” Đóng dấu chữ “Copy”
3 In chữ “Negotiable” In chữ “Copy Non-Negotiable”
4
Ghi thứ tự “First Original”; “Second
Original”; “Third Original”
Không ghi gì.
5
Ghi thứ tự “Original”; “Duplicate”;
“Triplicate”
Không ghi gì
Căn cứ vào phương thức thuê tàu
Vận đơn tàu chợ [Liner B/L]: Là B/L cấp bởi tàu chạy thường xuyên trên
tuyến đường lịch trình nhất định. Mặt sau của B/L in sẵn các điều khoản, điều kiện về
chuyên chở, vận đơn này ngoài giá trị là chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị
pháp lý như một hợp đồng chuyên chở.
Vận đơn tàu chuyến [Voyage Charter B/L]: Là loại vận đơn được ký phát cho
người gửi hàng khi sư dụng phương thức thuê tàu chuyến. trên B/L thường có câu " sử
dụng với hợp đồng thuê tàu -tobe used with charter party" hoặc “phụ thuộc vào HĐ
6

BILL OF LADING
thuê tàu – Issued pursuant to charter party dated…”. Như vậy B/L không có tính độc
lập, khi chuyển nhượng phức tạp hơn và tranh chấp phải dùng HĐ thuê tầu làm căn cứ
giải quyết.
Ngoài ra còn có các loại vận đơn đặc biệt khác:
Vận đơn đã xuất trình [ Surrendered B/L ]: .
Được sử dụng trong trường hợp: vì thời gian hành trình vận chuyển ngắn nên
việc chuẩn bị chứng từ không kịp hoặc do thỏa thuận cuối cùng giữa người mua và
người bán về việc nhận hàng thuận lợi tại cảng đến không cần xuất trình B/L gốc.
Là loại B/L thông thường như các B/L khác, chỉ khác là khi cấp B/L này người
vận tải hay đại lý của người vận tải đóng dấu “ Surrendered B/L” , sau đó điện báo và
fax cho đại lý tàu tại cản đến để biết và giao hàng cho người nhận mà không cần phải
xuất trình B/L gốc  Người nhận chỉ cần xuất trình bản fax của Surrendered B/L là
có thể nhận hàng tại cảng nhận.
Surrendered ở đây Đại lý giao hàng sẽ hiểu rằng khách lấy hàng theo lệnh
không cần phải trình vận đơn gốc. Thay vì phải phát hành ra 1 bộ gốc rồi lại thu hồi
lại, người ta ký phát luôn 1 vận đơn có dấu "surrendered".
Trường hợp B/L gốc chưa được phát hành, chủ hàng sẽ ghi chú “ Surrendered
B/L “ khi gởi chi tiết làm B/L cho hãng tàu tại cảng đi và việc thông báo từ hãng tàu
cho văn phòng tại cảng đến cũng giống như đã nêu.
Linh hoạt vì thủ tục nhanh, chỉ cần bản fax cũng nhận được hàng. Do đó họ sẽ
yêu cầu người xuất khẩu nhờ hãng tàu phát hành surrender bill và chỉ cần fax qua đối
tác. Tuy nhiên, tính rủi ro cao vì người nào cầm tờ fax surrendered B/L coi như người
đó có quyền nhận hàng hóa, không có giá trị trong việc giải quyết tranh chấp.và thanh
toán trong L/C.
Vận đơn thay đổi [ Switch B/L ]: là vận đơn được cấp lại theo yêu cầu của người giao
hàng hay người cầm vận đơn để thay đổi một số chi tiết trên vận đơn.
Switch B/L thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán tay ba [“Cross
trade” hay "Triangle"] .
Ví dụ: - A : Người bán hàng [ Shipper ]: là Nhà sản xuất và bán cho nhà buôn trung

gian tại Singapore.
- B : Nhà buôn [ Trader ] tại Singapore : Nhà buôn này lại bán hàng cho Nguời
mua tại Châu Âu.
- C : Nguời mua hàng [ Consignee ] : Người này sẽ nhận hàng ở Châu Âu
7
BILL OF LADING
Những ưu điểm của Switch B/L:
Tránh lộ thông tin về người bán hàng : Hàng sẽ được vận chuyển trực tiếp
bẳng container đường biển từ quốc gia của nhà sản xuất đến địa điểm giao hàng tại
Châu Âu nhưng để tránh cho Người mua hàng cuối cùng tại Châu Âu biết về nguồn
gốc hàng hoá và đề phòng việc người mua hàng cuối cùng sẽ liên lạc với nhà sản xuất
để mua hàng trực tiếp thì Nhà buôn trung gian yêu cầu hãng tàu đổi bộ vận đơn khác
cho mình và trong đó có thay đổi một số thông tin như cảng xếp hàng, tên shipper,
Thuận tiện cho việc thanh toán : Sau khi Nhà buôn trung gian đã thanh toán
tiền hàng cho Người bán hàng thì Nhà buôn này sẽ có được bộ vận đơn trong tay và
giao nộp bộ vận đơn này cho hãng tàu rồi yêu cầu hãng tàu đổi sang bộ vận đơn khác
với tên Shipper và tên Consignee khác để dùng nó thanh toán với Người mua hàng ở
Châu Âu.
Ví dụ: như lấy ví dụ ở trên, thì lúc này nhà trung gian sẽ yêu cầu hang tàu đổi
bộ vận đơn với tên của shipper và consignee như sau:
• Shipper : tên của nhà buôn tại Singapore
• Consignee: tên của người mua hàng tại Châu Âu.
Tìm cách giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các
qui định khác của các quốc gia mà hàng hóa luân chuyển.: Trong nhiều trường hợp
do các chính sách về thuế và các qui định khác của các quốc gia, Người mua hàng và
Người bán hàng phải tìm cách "lách luật" bằng biện pháp switch B/L.
Ví dụ: Hàng của quốc gia A khi bán vào quốc gia C sẽ bị đánh thuế với thuế
xuất cao nhưng hàng của quốc gia B bán cho quốc gia C thì lại được ưu đãi về thuế
quan nên nhiều khi Người bán và Người mua hàng thường sử dụng cách này để giảm
thuế.

Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu [ Charter party B/L ]: là vận đơn được sử dụng trong
trường hợp hàng hóa được vận chuyển theo các điều khoản của hợp đồng vận chuyển
theo chuyến.
Thông thường, trong vận đơn này, không bao gồm mục “ cơ sở pháp lý của vận
đơn” và các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận tải. Về
những vấn đề này, người ta dẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu và công ước Bruxelles.
Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu muốn có tác dụng đầy đủ phải có hợp đồng thuê tàu
kèm theo [ và trên vận đơn phải dẫn chiếu đến các điều khoản của hợp đồng kèm
theo]. Do đó, nó không được sử dụng độc lập mà phải đi kèm với hợp đồng thuê tàu
mà nó dẫn chiếu.
8
BILL OF LADING
Một số cụm từ thể hiện sự tham chiếu trong vận đơn này: "All terms and
conditions as per charter party" hoặc " To be used with charter party".
Sử dụng một vận đơn Charter party độc lập [không kèm theo hợp đồng thuê
tàu] sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến việc xác định chính xác người vận chuyển
là chủ tàu đích thực hay chủ tàu danh nghĩa, và trách nhiệm của các bên liên quan theo
vận đơn đặc biệt khi nội dung/trách nhiệm trong hợp đồng thuê tàu có khác biệt [mẫu
thuẫn] với nội dung/trách nhiệm theo vận đơn. Tình huống này thường xảy ra khi chủ
tàu đích thực cho thuê định hạn và người thuê định hạn [chủ tàu danh nghĩa] cho bên
thứ ba thuê lại dưới hình thức tàu chuyến. Vận đơn tàu chuyến do chủ tàu danh nghĩa
phát hành. Giả sử, chủ tàu danh nghĩa vì lý do nào đó không thanh toán đủ tiền thuê
tàu khiến chủ tàu thực phải cầm giữ hàng hoá vận chuyển trên tàu để đòi nợ theo đúng
hợp đồng time charter, thì chủ hàng [người cầm giữ vận đơn gốc] khó có thể mang
Charter Party Bill of Lading gốc ra đòi hàng mặc dù vận đơn ghi "freight prepaid".
Đây là lý do khiến các L/C thường ít chấp nhận loại vận đơn này vì e ngại rủi ro.
Vận đơn chủ [ Master B/L ]: là vận đơn do người chuyên chở chính thức phát hành.
Vận đơn thứ cấp hay vận đơn tập thể [ House B/L ]: là vận đơn do người chuyên chở
không chính thức [ còn gọi là người giao nhận ] phát hành trên cơ sở vận đơn chủ khi
họ thực hiện chức năng của người vận chuyển.

B/L thực xuất
Xác nhận thực xuất:
Việc "xác nhận thực xuất" là: xác nhận "tình trạng" một lô hàng xuất khẩu
[được coi là đã thực xuất khẩu khi] đã được giao cho người giao nhận/ đại lý hãng tàu
để xếp lên phương tiện vận tải hoặc đã được xếp lên phương tiện vận tải của cán bộ
hải quan.
Công chức thực xuất sẽ phải kiểm tra trên B/L các dấu hiệu cho thấy hàng hóa
đã được người vận chuyển nhận/hoặc xếp lên tàu. Theo tập quán thương mại thì khi
hàng đã được xếp lên phương tiện vận tải hoặc giao cho người vận chuyển để xếp lên
phương tiện vận tải thì người vận tải sẽ phát hành B/L cho lô hàng đó. Về hình thức,
các dấu hiệu thể hiện trên B/L để xác định hàng hóa đã được giao/ nhận như thế nào
cho người vận chuyển gồm các cụm từ "shipped on board", "Loaded on M/V" "Laden
on board", "clean on board" [đương nhiên được hiểu là hàng đã xếp lên tàu]… hoặc,
các B/L có cụm từ "Received for shipment ". Đây là B/L được phát hành khi người
vận tải/ đại lý giao nhận mới nhận chứ chưa xếp lên tàu.
Lưu ý: các vận đơn thứ cấp House B/L đường biển không thuộc đối tượng được
xem xét để xác nhận thực xuất.
9
BILL OF LADING
QUY TRÌNH B/L
Trường hợp không qua trung gian mà liên hệ trực tiếp hãng tàu
Bước 1: Shipper book với hang tàu là cần xuất một lô hàng và cung cấp đầy đủ
những thông tin về lô hàng với hãng tàu.
Bước 2 : Hãng tàu xác nhận booking với Shipper.
Bước 3 : Shipper giao hàng cho đại lý tàu tại cảng bốc đồng thời gởi L/C và yêu
cầu ký phát vận đơn.
Bước 4 : Nhằm xác định bằng chứng của việc giao nhận hàng, đại lý tàu cảng bốc
ký phát cho người gởi hàng vận đơn gốc, thông thường nó gồm 3 bản: 3/3 original
B/L. sau đó, shipper xác nhận B/L phù hợp.
Bước 5 : Có 2 trường hợp:

Cách 1 : Shipper trực tiếp gởi 1 bản original B/L cho consignee [ nhưng phải
gởi nhanh vì sợ trễ hàng và phải gởi đảm bảo].
Cách 2 : Shipper gởi original B/L cho consignee thông qua hệ thống bank
[ gởi bằng cách nào là phụ thuộc vào các phương thức thanh toán trong contract].
10
Gởi
B/L
gốc
Xác nhận mẫu B/L
Gởi
email
số B/L
Trình B/L gốc
Gởi L/C
Shipper
Carriers
Carrier AgentConsignee
Đưa mẫu B/L lập
Gởi B/L gốc
Đưa hàng
BILL OF LADING
Bước 6: Đại lý của hãng tàu tại cảng dỡ gởi thông báo hàng tới cho consignee
[ NOA: notice of Arrival]. Ở đây thường thì consignee phải chủ động đoán ngày
tàu tới cảng dỡ để lấy hàng chủ động hơn.
Bước 7: Consignee xuất trình B/L hợp lý.
Bước 8: Bước đổi lệnh:
Đại lý tàu cảng dỡ ký phát D/O [ delivery Order] ,thông thường 1 tờ B/L đổi được
3 tờ D/O [ cầm 3 tờ đem về ]. Consignee làm thủ tục nhập khẩu, nếu là hàng
nguyên container thì đi tới đại lý hãng tàu làm thủ tục đóng thuế bank [ nếu có] và
ký cược mượn container.

Bước 9: Đại lý tàu cảng dỡ giao hàng cho consignee trên cơ sở consignee xuất
trình lệnh giao hàng.
Trường hợp qua trung gian là một dịch vụ logistics
Lô hàng nhiều consignee:
Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Shipper book với trung gian chuyển hàng là cần xuất một lô hàng và cung
cấp đầy đủ những thông tin về lô hàng với hãng tàu.
Bước 2: nhà trung gian bây giờ sẽ dựa vào những thông tin mà shipper đưa để book
với hãng tàu.
11
BILL OF LADING
Bước 3: hãng tàu xác nhận booking với trung gian, đồng thời hãng tàu cấp cont rỗng
cho trung gian.
Bước 4: trung gian xác nhận booking với shipper.
Bước 5: shipper sau khi có được booking của trung gian thì đi lấy cont tại bãi cont
rỗng, sau đó xếp hàng vào và mang cont tới bãi cont đầy.
Bước 6 : Sau khi đóng hàng xong, shipper gởi chi tiết bill cho trung gian. Trung gian
làm một bill hoàn chỉnh và đưa lại cho shipper. Bill này gọi là House bill.
Bước 7: shipper kiểm tra bill lại một lần nữa và xác nhận là bill hoàn chỉnh, đúng yêu
cầu với nhà trung gian. Sau đó, trung gian mới gởi chi tiết bill này cho hãng tàu. Hãng
tàu sẽ phát hành lại một bill với tên của shipper là: “ tên của nhà trung gian”,
consignee là “ tên của đại lý trung gian ở bên nước nhập khẩu”. Bill này gọi là Master
bill.
Bước 8 : Có 2 trường hợp:
Cách 1 : Shipper trực tiếp gởi 1 bản original B/L cho consignee [ nhưng phải
gởi nhanh vì sợ trễ hàng và phải gởi đảm bảo].
Cách 2 : Shipper gởi original B/L cho consignee thông qua hệ thống bank [ gởi
bằng cách nào là phụ thuộc vào các phương thức thanh toán trong contract].
Bước 9: Đại lý của hãng tàu tại cảng dỡ gởi thông báo hàng tới cho đại lý của trung
gian bên nước nhập khẩu [ NOA: notice of Arrival]. Ở đây thường thì đại lý trung

gian chuyển hàng phải chủ động đoán ngày tàu tới cảng dỡ để lấy hàng chủ động hơn.
Bước 10: đại lý của trung gian chuyển hàng xuất trình Master B/L hợp lý. Đồng thời,
đại lý trung gian làm thủ tục nhập hàng tại CFS [ container freight station] hay CY
[ container Yard].
Bước 11: Bước đổi lệnh đại lý tàu cảng dỡ ký phát D/O [ delivery Order] ,thông
thường 1 tờ B/L đổi được 3 tờ D/O [ cầm 3 tờ đem về ]. Đại lý trung gian làm thủ tục
nhập khẩu, nếu là hàng nguyên container thì đi tới đại lý hãng tàu làm thủ tục đóng
thuế bank [ nếu có] và ký cược mượn container.
Bước 12: Đại lý tàu cảng dỡ giao hàng cho đại lý trung gian chuyển hàng trên cơ sở
đại lý trung gian xuất trình lệnh giao hàng. Sau đó, đại lý trung gian chuyển hàng và
bên CFS bên nước nhập khẩu sẽ thực hiện nhận container tại cảng và chuyển hàng
hóa vào kho CFS, CY.
Bước 13: lúc này, bên đại lý trung gian chuyển hàng sẽ báo cho consignee là hàng đã
đến. consignee xuất trình House bill do shipper gởi cho đại lý trung gian này. Sau khi
xác nhận tính đúng đắn của B/L thì Forwarding Agent tiến hành giao hàng như sau:
12
BILL OF LADING
• Bên CFS tổ chức xuất hàng, nhập hàng căn cứ vào lệnh của bên thuê kho [ là
đại lý trung gian chuyển hàng] theo các nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu ra vào kho CFS và Pháp luật hiện hành cho Consignee.
• CFS thu các khoản phí trên cơ sở căn cứ vào hợp đồng với bên thuê kho
[ Forwarding Agent]. CFS kết hợp với Hải quan kho bãi quản lý xuất nhập
hàng hoá ra vào kho CFS theo quy chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu chung
chờ hoàn thành thủ tục hải quan.
Lô hàng chỉ có một consignee: quy trình cũng tương tự như trường hợp qua
Forwarding có nhiều consignee. Nhưng chỉ khác là khi hàng qua bên nước nhập khẩu
thì đại lý trung gian tiến hành chuyển hàng hóa vào kho CY. Còn trường hợp nhiều
consignee thì có thể chuyển hàng hóa vào kho CFS, CY.
3. KIỂM TRA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỀN
Kiểm tra số bản gốc [Original]: bản copy của vận đơn có được xuất trình đầy đủ

theo quy định của L/C không?
Trường hợp phát hành nhiều bản thì nội dung của các bản phải thống nhất với
nhau. Trên mỗi bản phải ghi rõ số bản được lập ở mục “Number of Original B[s]/L”
Ví dụ: trên bản copy phải ghi là:
13
BILL OF LADING
 nội dung thống nhất với nhau và với
bản chính
Nếu L/C quy định “FULL SET OF CLEAN ON BOARD OCEAN BILL OF
LADING” đơn vị phải xuất trình đủ bộ B/L, thường gồm 3 bản Original.
Nếu L/C quy định:” FULL 3/3 SET OF CLEAN ON BOARD MARINE BILL
OF LADING AND TWO NON-NEGOTIABLE”  phải xuất trình một bộ B/L gốc
[3 bản] và 2 bản B/L không thương lượng.
Đơn vị xuất khẩu phải gửi chứng từ đúng theo quy định của L/C: có thể là đủ
bộ hoặc 1/3, 2/3 bản Original.
Nếu gửi đủ bộ thì L/C phải nói rõ là cho phép xuất trình bản copy hay bản
không thương lượng, như: “COPY NON-NEGOTIABLE BILL OF LADING FOR
PRESENTATION IS ACCEPTABLE”.
Kiểm tra tên người gửi hàng [Shipper]:
Nếu L/C không qui định gì khác thì mục Shipper được ghi tên và địa chỉ của
người thụ hưởng [Beneficiary] chính xác như L/C qui định.
14
BILL OF LADING
Nếu người mua không muốn cho người mua khác biết tên và địa chỉ của người
khác nhằm để tránh trường hợp người mua khác liên hệ trực tiếp với người bán  qui
định một tên nào đó ở mục Shipper [mua bán tay ba].
Kiểm tra tên người nhận hàng [Consignee]:
L/C qui định: “MAKE OUT TO ORDER OF SHIPPER AND BLANK
ENDORSED…”  TO ORDER OF SHIPPER
L/C qui định: “MAKE OUT TO ORDER AND BLANK ENDORSED ” 

TO ORDER
 Và mặt sau được chủ hàng [Shipper] ký hậu để trống.
L/C qui định: “MAKE OUT TO ORDER OF… [tên Ngân hàng phát hành]” 
TO ORDER OF…[tên Ngân hàng]
 Người chủ hàng không cần ký hậu. Sau này khi đơn vị nhập khẩu muốn
nhận hàng thì phải chờ Ngân hàng phát hành làm thủ tục ký hậu B/L để
chuyển quyền sở hữu cho nhà nhập khẩu.
Ví dụ:
Bên L/C qui định là:
Bên B/L ghi là:
15
BILL OF LADING
L/C qui định: “MAKE OUT TO APPLICANT”  tên và địa chỉ của
Applicant.
 Chủ hàng không cần ký hậu
Một số L/C qui định đặc biệt: “MAKE OUT TO ORDER OF
VIETCOMBANK HOCHIMINH CITY BLANK ENDORSED TO ORDER OF
ISSUING BANK”  TO ORDER OF VIETCOMBANK HOCHIMINH CITY
 VCB sẽ ký hậu để trống ở mặt sau B/L. Khi người mua nhận hàng chỉ cần
cầm B/L này thì sẽ đủ điều kiện nhận hàng.
 Tóm lại, B/L chỉ cần có ký hậu của Shipper hoặc của Issuing bank hoặc
Negotiating bank… thì người nào cầm B/L sẽ nhận được hàng.
Kiểm tra tên người được thông báo [Notify Party]:
Thông thường L/C qui định thông báo cho người yêu cầu mở thư tín dụng
[Applicant]  “…NOTIFY APPLICANT…”. Nếu L/C không qui định thì mặc nhiên
hiểu là như vậy.
Người được thông báo có thể là đại lý của người yêu cầu mở L/C hoặc một
người nào đó trong trường hợp mua bán tay ba  “NOTIFY PARTY ”
16
BILL OF LADING

Kiểm tra cảng bốc hàng [Port of loading] và cảng dỡ hàng [Port of Discharge]:
phải ghi theo yêu cầu của L/C
Theo UCP: “Trừ khi có sự qui định khác trong L/C, nếu một tín dụng yêu cầu
vận đơn chuyển hàng từ cảng đến cảng, các Ngân hàng sẽ chấp nhận vận đơn ghi rõ
cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng theo qui định trong L/C mặc dù nó ghi một nơi nhận
hàng để gửi [Port of taking in charge] khác với cảng bốc hàng hoặc một nơi để cuối
cùng [Place of final destination] khác với cảng dỡ hàng.
Ngân hàng cũng chấp nhận vận đơn có ghi chữ dự định ‘intended” hoặc một từ
tương tự nói về cảng bốc hàng và/hoặc cảng dỡ hàng theo qui định của L/C”
 Nếu B/L có đề cập “intended” thì trên mục “Clean on Board” phải thể hiện
hàng hóa được xếp lên con tàu nào, tại cảng nào một cách rõ rang.
 Nếu L/C qui định: “TRANSHIPMENT: PROHIBITED” thì trên B/L không
được có biểu hiện nào của chuyển tải. Ngược lại, nếu L/C cho phép chuyển
tải thì mọi qui định về tuyến đường cũng như tên cảng chuyển tải, tên tàu
phải đúng như L/C qui định và chỉ có một vận đơn cho toàn bộ cuộc hành
trình.
Kiểm tra các thông số:
Kiểm tra phần mô tả hàng hóa:
Có thể ghi tổng quát không cần đầy đủ chi tiết như trên Hóa đơn hoặc L/C
nhưng phải thể hiện được loại hàng hóa chuyên chở là đúng với hàng hóa đã được tính
tiền trên Hóa đơn.
Kiểm tra các số liệu:
Trọng lượng gộp [Gross Weight]
Thể tích [Measurement]
17
BILL OF LADING
Số kiện hàng….
 Có phù hợp với các chứng từ khác không? [thường so sánh với Packing list]
Kiểm tra số lượng Container: hoặc số bao kiện được ghi bằng số và bằng chữ có khớp
với nhau không?

Ví dụ:
Kiểm tra các điều kiện ghi thêm như: số L/C, số hợp đồng…có được thể hiện đầy
đủ hay chưa?
Kiểm tra các nhóm từ thể hiện hàng hóa đã được bốc lên tàu [theo điều khoản 20
của UCP 600] :
Trong tất cả trường hợp việc bốc hàng hoặc việc xếp hàng lên một con tàu đích
danh phải được chứng minh bằng lời ghi chứ trên vận đơn là hàng đã bốc lên tàu và
trong trường hợp đó ngày ghi thông báo được coi là ngày giao hàng.
 Việc kiểm tra các nhóm từ thể hiện hàng hóa đã được xếp lên tàu và ngày lên
tàu để đảm bảo tính hợp lệ của vận đơn
Các nhóm từ thường xuất hiện để xác nhận hàng hóa đã được bốc lên tàu như:
“Shipped on board” hoặc “Clean on board” hoặc “Clean shipped on board”
Nhóm từ thể hiện nhận hàng để xếp là “Received on board”
Ví dụ 1: Chỉ có một tàu chuyên chở chẳng hạn là tàu CAPE FALCON
V.0012S

Thì việc xác nhận hàng hóa đã được bốc lên tàu chỉ cần có từ CLEAN ON BOARD
18
M/V HARI BRUM V.138
NOV 14, 2010
BILL OF LADING
Ví dụ 2 : Có hai tàu chuyên chở được thể hiện trên B/L như

Thì việc xác nhận hàng hóa đã được bốc lên tàu ngoài từ CLEAN ON BOARD,
phải có thêm tên tàu
Một điều cần lưu ý là UCP không yêu cầu “On Board” khi được ghi thêm phải
ký thường hoặc ký tắt [trừ khi thư tín dụng bắt buộc]. Cho đến nay các công ty xuất
khẩu yêu cầu đại lý/ hãng tàu/ thuyền trưởng ký vào phần này nhưng không cần thiết
Kiểm tra ngày giao hàng lên tàu trước hay sau ngày giao hàng cuối cùng quy
định L/C.

Ví dụ: Nếu L/C quy định cụ thể việc giao hàng cho mỗi chủng loại hàng hóa
vào các thời điểm khác thì phải đối chiếu xem có phù hợp không chẳng hạn L/C quy
định
5 MT DRIED ROASTED SQUID
SIZE 3L – L: 3 MT IN MAY 2010
SIZE 2M – M: 2 MT IN JUNE 2010
19
Ngày giao hàng
HARI BRUM V.138
BILL OF LADING
Giả sử đơn vị xuất khẩu giao hàng loại “SIZE 3L-L” vào ngày 29/5/2010 là
hợp lệ theo L/C. Còn trước ngày 1/5 hay sau ngày 31/5 là bất hợp lệ
Kiểm tra ngày lập B/L: ngày lập B/L thường được ghi ở góc dưới bên phải của
B/L
Nếu vận đơn có ghi sẵn “SHIPPED ON BOARD” thì ngày phát hành B/L là
ngày xếp hàng lên tàu cũng chính là ngày giao hàng
Nếu vận đơn ghi “Received For Shipment” thì ngày phát hành B/L có thể trước
hoặc trùng ngày xếp hàng lên tàu.
Ngày phát hành hay ngày ký vận đơn ở đây phải là ngày trước hay trùng với
ngày của thời hạn giao hàng cuối cùng được ghi trong L/C
Ngoài ra, người ta dựa vào ngày phát hành vận đơn để xác định xem vận đơn
này còn hiệu lực hay không?
Có trường hợp tàu đến trước vận đơn [gọi là vận đơn đến chậm – Stale Bill of
Laiding] do khoảng cách di chuyển ngắn thì các nhà xuất khẩu phải dự tính thời gian
giới hạn xuất trình được ghi trong chứng từ L/C. Nếu không quy định trong L/C thì
các Ngân hàng sẽ không chấp nhận vận đơn xuất trình sau 21 ngày kể từ ngày ký B/L
[cũng nên lưu ý đến thời hạn của L/C].
Kiểm tra người ký phát vận đơn:
Nếu L/C chỉ định đích danh hãng tàu sẽ chuyên chở lô hàng thì B/L phải được
lập bởi hãng tàu đã được chỉ định

Ví dụ: L/C chỉ đích danh nhà chuyên chở như sau
“SHIPMENT MUST BE EFFECTED ONLY BY MAERSK LINE AND/OR SEA
LAND, OTHER COMPANIES ARE PROHIBITED”.
20
Ngày lập B/L = ngày xếp
hàng lên tàu = ngày giao hàng
BILL OF LADING
 Nhà chuyên chở phải là MAERSK LINE hoặc SEA LAND hoặc đại lý của
những hãng tàu này cấp thì mới được Ngân hàng chấp nhận
Nếu L/C không quy định cụ thể thì Ngân hàng sẽ chấp nhận vận đơn do bất kỳ
hãng tàu nào cấp miễn là có ghi rõ tên nhà chuyên chở, được ký tên hoặc chứng thực
bởi nhà chuyên chở, đại diện cho nhà chuyên chở hay thuyền trưởng
Chữ ký hay chứng thực phải ghi rõ tên và năng lực của họ chẳng hạn, người ký
chứng thực B/L là:
• Là nhà chuyên chở thì phải ghi rõ là AS CARRIER bên dưới chữ ký và dấu
chứng thực
• Là thuyền trưởng thì ghi là AS MASTER
• Là đại lý đại diện cho nhà chuyên chở thì ghi là AS AGENT FOR THE
CARRIER… [Tên hãng tàu]
Lưu ý: Tên và năng lực pháp lý của người ký phát vận đơn cũng phải được thể hiện
chỗ nội dung xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu
Kiểm tra các điều kiện đặc biệt khác:
Nếu L/C quy định “SHIPMENT MUST BE EFFECTED BY FCL CARGO
AND B/L TO EVIDENCE THIS EFFECTED IS REQUIRED” thì trên B/L phải có
nội dung “FCL/FCL” [Full container load] – hàng hóa phải được xếp vào container
riêng biệt [có thể đầy hoặc không đầy]
21
BILL OF LADING
Ngoài ra còn có một số thuật ngữ trong vận đơn như:
• LCL/LCL [hoặc là CFS/CFS] : có thể nhiều người gởi hàng trong một

container
• CY/CY [Container Yard] : được xếp hàng vào tại xí nghiệp sau đó mới chuyển
ra kho [thường dùng cho FCL/FCL]
Nếu L/C quy định hàng hóa phải được chuyên chở trong Container như sau:
“GOODS STOWED IN REFRIGERATED CONTAINER THAT MUST KEEP
THE GOODS DURING THE VOYAGE AT THE TEMPERATURE OF MINUS 18
DEGREES CELCIUS OR LOWER”  hãng tàu phải ghi lại nguyên văn nội dung
trên vào vận đơn.
Kiểm tra B/L có được ký hậu và ký hậu theo đúng yêu cầu của L/C hay không
Nếu L/C yêu cầu ký hậu để trống “BLANK ENDORSED” thì người gởi hàng
chỉ cần ghi tên, địa chỉ của mình và đóng dấu, ký tên mặt sau của B/L
Nếu L/C yêu cầu ký đích danh “ENDORSED TO ORDER OF DAO HENG
BANK” thì người gởi hàng sẽ thể hiện ở mặt sau B/L như sau
TO ORDER OF DAO HENG BANK
[Tên và địa chỉ công ty]
Ký tên
22
BILL OF LADING
Kiểm tra vận đơn có hoàn hảo hay không: Theo điều 27 UCP 600 thì vận đơn hoàn
hảo là một vận đơn không có các điều khoản hay ghi chú nêu tình trạng khuyết tật của
hàng hóa và/ hoặc của bao bì như “broken case” hay “secondhand bags”
Theo phòng Thương mại quốc tế [ICC] thì Ngân hàng không có trách nhiệm
kiểm tra những điều kiện, điều khoản thể hiện những nội dung sau:
• Thông tin ghi thêm của hãng tàu về : tên, địa chỉ của đại lý hãng tàu tại nước
nhập khẩu sẽ phụ trách việc giao hàng khi tàu cập bến, các chi phí lưu kho mà
khách hàng phải chịu [nếu có] …
• Các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của nhà chuyên chở thể
hiện ở mặt sau của B/L
Cần lưu ý mọi sửa đổi, ghi chú bổ sung phải được đóng dấu và xác nhận của
hãng tàu. Tham chiếu thêm thông tin mà L/C yêu cầu có phù hợp với quy định trong

L/C hay không như số L/C, số giấy phép xuất khẩu.
* CÁC BẤT HỢP LỆ THƯỜNG GẶP
1. Bất hợp lệ giao hàng trễ : ngày xếp hàng lên tàu sau ngày giao hàng cuối cùng
quy định trong L/C
Ví dụ: L/C quy định “LATEST DATE OF SHIPMENT 101101” nhưng trên B/L thể
hiện ngày “CLEAN ON BOARD” là “NOV 3, 2010”
2. Tên và địa chỉ của người gởi hàng, người nhận hàng, người được thông báo
không khớp với quy định của L/C hoặc sai về lỗi chính tả
Đơn vị xuất khẩu thường hiểu lầm Consignee phải ghi tên người xin mở L/C nhưng
thực tế mục này có thể ghi tên APPLICANT hoặc tên một người khác [Third Party]
hoặc không ghi tên ai mà chỉ ghi “TO ORDER” [phổ biến là “TO ORDER OF
ISSUING BANK” ]
 Sai sót ở phần này dễ làm cho Ngân hàng phát hành từ chối thanh toán
Ngoài ra, B/L cũng thường sai về tên người đọc thông báo [Notify Party] đặc biệt
trong trường hợp L/C quy định Notify khác với Applicant
23
BILL OF LADING
3. Cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng không khớp với quy định của L/C
Ví dụ: L/C quy định bốc hàng từ cảng SAIGON giao đến cảng BUSAN KOREA
nhưng thực tế người bán lại bốc hàng từ cảng SAIGON và giao đến cảng INCHON
KOREA nguyên nhân do
• Đơn vị xuất khẩu không thuê được tàu chạy đúng hành trình của L/C 
đơn vị xuất khẩu phải thương lượng với đơn vị nhập khẩu chấp nhận
việc giao hàng sai cảng quy định. Khi nhà nhập khẩu đồng ý thì mới yêu
cần Ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên phía Ngân
hàng chiết khấu vẫn xem đây là một bất hợp lệ nên có thể từ chối hoặc
hạn chế việc chiết khấu bộ chứng từ
• Hoặc do Ngân hàng phát hành quy định cảng bốc hàng là
“HOCHIMINH PORT” nhưng thực tế không có cảng HOCHIMINH mà
chỉ có SAIGON, TANTHUAN, … nên họ đã lập theo hiểu biết của

mình và ghi là “SAIGON PORT” ở phần “Port of Loading” trên B/L
dẫn đến bất hợp lệ
4. Có sai sót về lỗi chính tả khi mô tả hàng hóa hoặc các thông tin về số lượng, ký
mã hiệu…bị thiếu hoặc không đồng nhất với các chứng từ khác.
5. Thiếu điều khoản qui định cước phí trả trước hay trả sau hoặc do sai sót mà
người lập chứng từ thể hiện điều này một cách mâu thuẫn như: Điều khoản
cước phí thì ghi “FREIGHT PREPAID” [phí trả trước] nhưng ở mục “Payable
at” lại ghi chữ “DESTINATION” [phí trả ở nơi đến]
Ví dụ:
Điều kiện cước phí ghi là
24
, SAIGON VIETNAM
BILL OF LADING
Với thông tin về cảng bốc hàng và nơi đến là:
Nhưng ở mục “Freight payable at” lại ghi:
Thay vì
6. Trên B/L không thể hiện các điều kiện đặc biệt như L/C qui định.
Ví dụ: Trên L/C qui định “CONTAINER WERE LINE WITH FRAFT PAPER
BOARD ON ALL SIDES INCLUDING FLOOR/ROOF TO AVOID BAGS
IN DIRECT
CONTACT WITH CONTAINER AND STUFFED WITH SILICA GEL TO
AVOID CONDENSATION OF MOITURE AND B/L EVIDENCE THIS
EFFECTED IS REQUIRED”.
Tuy nhiên trên B/L không xác nhận
Hoặc trên L/C qui định : “ B/L MUST SHOW FCL/FCL AND L/C NUMBER”
nhưng trên B/L không thể hiện điều này.
7. B/L được lập bởi đại lý của hãng tàu nhưng người này không nêu rõ năng lực
pháp lý của mình.
25

On Board là gì? Shipped On Board Date và Bill Of Lading Date !!

By Khánh Ngọc

Nội Dung Chính

  • 1 Bill of Lading là gì?
  • 2 Shipped on board date là gì?
  • 3 Bill of Lading Date là gì?
  • 4 Shipped On Board Date – On board – phân biệt ngày giao hàng và ngày cấp B/L
    • 4.1 [1] On Board B / L
    • 4.2 [2] Received for shipment B / L

Bài viết hôm nay sẽ nêu ra định nghĩa của một số thuật ngữ trong vận chuyển, phát đơn… Không biết có bạn nào biết đến Shipped On Board Date và Bill Of Lading Date. Hoặc On board – phân biệt ngày giao hàng và ngày cấp B/L hay không? Nếu chưa biết thì các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của AirportCargo nhé.

Bill of Lading là gì?

Vận đơn đường biển [Bill of Lading] được sử dụng trong các lô hàng vận chuyển bằng đường biển. Cụ thể, đó là hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý giữa nhà vận chuyển và người gửi hàng. Đồng thời là một chứng từ sở hữu. Vận đơn đường biển là chứng từ vận chuyển quan trọng. Do hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu phát hành cho khách hàng.

Nhiều nhà xuất khẩu có thể lưu ý thuật ngữ “Shipped On Board” trong vận đơn. Vì các nhà xuất khẩu này tham gia vào thương mại toàn cầu và thường xuyên sử dụng L/C. Chú ý“Shipped On Board Date” cũng có thể được ghi trong vận đơn là “Clean On Board Date” hoặc “Laden On Board Date.”

Bill of Lading là gì?

Vận đơn đường biển [Bill of Lading] được áp dụng trong những lô sản phẩm tải bằng đường biển. Cụ thể, chính là thích hợp đồng ràng buộc về khía cạnh pháp lý thân nhà vận động với người gửi sản phẩm. Đồng thời là 1 trong những hội chứng tự cài. Vận đối chọi đường biển là chứng trường đoản cú vận chuyển quan trọng đặc biệt. Do thương hiệu tàu hoặc đại lý của hãng sản xuất tàu kiến thiết mang đến người sử dụng.

hầu hết công ty xuất khẩu rất có thể chú ý thuật ngữ “Shipped On Board” trong vận 1-1. Vì những công ty xuất khẩu này tsi mê gia vào tmùi hương mại trái đất và thường xuyên sử dụng L/C. Chụ ý“Shipped On Board Date” cũng có thể được ghi vào vận 1-1 là “Clean On Board Date” hoặc “Laden On Board Date.”

Shipped on board date là gì?

Có thẻ hiểu “Shipped On Board Date” là ký kết hiệu được cung ứng bởi vì fan xuất bản vận solo. Xác nhận hàng hóa đã có được xếp lên tàu. Ký hiệu này được chế tạo bởi hãng sản xuất tàu hoặc đại lý của hãng sản xuất tàu tại cảng đi. Và ghi rõ sản phẩm & hàng hóa được xếp lên tàu làm sao. Vận đối chọi có ký kết hiệu “Shipped On Board” đưa về sự an ninh cao hơn cho những công ty nhập vào cùng bank của các công ty nhập khẩu.

đa phần L/C đề xuất một “Shipped On Board Ocean Bill of Lading”. có nghĩa là Vận đối chọi đề xuất là phiên bản cội cùng hiển thị “Shipped On Board Date” thì mới thỏa mãn nhu cầu được yêu cầu của L/C. Ký hiệu này thường xuyên được ghi trong nội dung của Vận solo cùng hiển thị cùng rất “On Board Date”.

Video liên quan

Chủ Đề