So sánh hệ thống điện và lưới điện

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 12 – Bài 22: Hệ thống điện quốc gia giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 12

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 22 trang 85: Trong hệ thống điện có rất nhiều đường dây truyền tải. Tại sao đường dây truyền tải công suất lớn càng dài điện áp càng cao?

    Trả lời

    Vì tăng điện áp để giảm dòng điện truyền tải trên đường dây, từ đó sẽ giảm tổn thất công suất, tổn thất điện áp trên từng dây.

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 22 trang 86: Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân phối hay lưới điện truyền tải? Vì sao?

    Trả lời

    Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân. Vì nó có điện áp thấp [ ⟨ 1000 V].

    Trả lời câu hỏi Công nghệ 12 Bài 22 trang 87: Em hãy giải thích tại sao nhờ có hệ thống điện quốc gia, việc cung cấp và phân phối điện được đảm bảo với độ tin cậy cao và kinh tế?

    Trả lời

    Trong hệ thống điện quốc gia, có nhiều nhà máy điện cùng cung cấp điện, nhờ đó sẽ đảm bảo độ tin cậy cao và sự phân phối phụ tải sẽ có giá trị kinh tế nhất.

    Câu 1 trang 87 Công nghệ 12: Thế nào là hệ thống điện quốc gia?

    Trả lời

    Hệ thống điện quốc gia là hệ thống điện gồm có nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc.

    Câu 2 trang 87 Công nghệ 12: Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp nào?

    Trả lời

    Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau như: 800 kV; 500 kV; 220 kV; 110 kV; 66kV; 35 kV; 22 kV; 10,5 kV; 6 kV; 0,4 kV.

    Câu 3 trang 87 Công nghệ 12: Vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia?

    Trả lời

    Cần phải có hệ thống điện quốc gia vì:

    – Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,… và sinh hoạt.

    – Hệ thống điện quốc gia có độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.

    Lý thuyết Công nghệ 12: Bài 22. Hệ thống điện quốc gia

    - Hệ thống điện quốc gia gồm: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc.

    - Các phần tử được nối với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

    II. Sơ đồ lưới điện quốc gia:

    1. Cấp điện áp của lưới điện:

    - Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp khác nhau như: 800 KW ; 500 KW ; 200 KW ; 110KW ; 66 KW ; 35 KW ; 22 KW ; 10,5 KW ; 6 KW ; 0,4 KW.

    - Lưới điện truyền tải từ: 66 KW trở lên.

    - Lưới điện phân phối từ: 35 KW trở lên.

    2. Sơ đồ lưới điện:

    Gồm: Đường dây, máy biến áp… và các nối giữa chúng.

    III.Vai trò của hệ thống điện quốc gia: Hệ thống điện quốc gia có vai trò quan trọng:

    - Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công , nông nghiệp và sinh hoạt.

    - Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện tốt, an toàn và kinh tế.

    • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

    I - KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

    Hệ thống điện quốc gia gồm có: nguồn điện [các nhà máy điện], các lưới điện, các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.

    Trước năm 1994, nước ta có ba hệ thống điện khu vực độc lập: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Từ tháng 5 năm 1994 với sự xuất hiện đường dây truyền tải điện năng Bắc – Nam 500 kV [dài 1870km], hệ thống điện Việt Nam trở thành một hệ thống điện quốc gia cung cấp điện toàn quốc.

    II - SƠ ĐỒ LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA

    Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm các đường dây dẫn điện và các trmaj điện có chức năng truyền tải điện năng được sản xuất ở các nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ điện trên toàn quốc.

    1. Cấp điện áp của lưới điện

    Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau như: 800 kV; 500kV; 110kV; 66kV; 35kV; 22kV; 10,5kV; 6kV; 0,4 kV.

    Lưới điện quốc gia được chia thành: lưới điện truyền tải [từ 66kV trở lên] và lưới điện phân phối [từ 35kV trở xuống]

    2. Sơ đồ lưới điện

    Sơ đồ lưới điện trình bày các phần tử chủ yếu của lưới điện như đường dây, máy biến áp… và cách nối giữa chúng. Trên sơ đồ ghi rõ các cấp điện áp, các số liệu kĩ thuật chủ yếu của các phần tử.

    III - VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

    Hệ thống điện quốc gia có vai trò rất quan trọng:

       - Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… và sinh hoạt.

       - Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.

    Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án hay khác:

    Giới thiệu kênh Youtube VietJack

    bai-22-he-thong-dien-quoc-gia.jsp

    Để phân tích cũng như giải thích rõ ràng hơn cho các bạn về một quan điểm sai lầm phổ biến mà tôi bắt gặp liên quan đến năng lượng mặt trời là “Chỉ nên lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời độc lập” thì tôi xin gửi đến các bạn bài viết về những điểm khác nhau giữa hệ thống điện mặt trời độc lập và hoà lưới ngay sau đây:

    Rất nhiều người gọi cho chúng tôi tìm kiếm sự tư vấn để thiết lập một hệ thống năng lượng mặt trời. Và sau khi tìm hiểu về lý do thì hầu hết nguyên nhân là họ không muốn hợp tác cùng với các công ty điện lực nữa. Vì họ mong muốn có một hệ thống cung cấp điện độc lập, linh hoạt trong sử dụng và không phải trả phí hàng tháng nữa.

    Nhưng có thể các bạn chưa biết, lắp điện mặt trời không nhất thiết phải tách biệt hoàn toàn với hệ thống lưới điện quốc gia. Đây gọi là hệ thống hoà lưới. Hệ thống này rẻ hơn rất nhiều so với hệ thống độc lập.

    Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

    1. Khác biệt giữa hệ thống hoà lưới và độc lập:

    Nhìn chung sự khác biệt chủ yếu giữa 2 loại hệ thống này là nơi lưu trữ năng lượng điện mà các tấm pin mặt trời tạo ra.

    Mỗi hệ thống đều cần có một nơi lưu trữ điện năng để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt. Vì các tấm pin thu năng lượng mặt trời chỉ có thể tạo ra điện vào ban ngày khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhưng vào ban đêm bạn vẫn cần có điện để cung cấp cho các thiết bị của bạn.

    Đối với điện mặt trời hoà lưới, nguồn điện được tạo ra từ các tấm pin sẽ được lưu trữ vào mạng lưới điện quốc gia. Nguồn điện này tạo ra này có thể sẽ được công ty điện lực phân phát cho các gia đình khác trong khu vực của bạn để sử dụng. Nhưng đừng lo lắng, nguồn điện mà các tấm pin của bạn tạo ra sẽ được công ty điện lực mua lại với một mức giá nhất định nào đó và bạn cũng có thể sử dụng điện bất cứ lúc nào.

    Nói rõ hơn về điều này là khi bạn sử dụng điện hoà lưới, nếu mức tiêu thụ điện của bạn hàng tháng vượt quá sản lượng điện mà hệ thống năng lượng mặt trời của bạn tạo ra thì công ty điện lực sẽ tính phí hoá đơn tiền điện theo số chênh lệch đó. Ngược lại, nếu sản lượng điện tạo ra từ năng lượng mặt trời đủ cho bạn sử dụng và còn dư thừa một phần thì cuối tháng công ty điện lực sẽ mua lại sản lượng điện dư thừa đó của bạn theo mức giá Nhà Nước quy định.

    Còn đối với điện mặt trời độc lập lại khác. Nó không kết nối với mạng điện quốc gia nên bạn cần phải tìm một phương pháp khác để có thể lưu trữ lượng điện tạo ra đó.

    Vì thế, bạn cần trang bị thêm một hệ thống những bình ắc quy để lưu trữ điện. Từ đó, những bình ắc quy này sẽ cung cấp điện cho các thiết bị trong gia đình bạn. Đây là bộ phận quan trọng bắt buộc phải có đối với hệ thống điện độc lập.

    Tóm lại điểm khác nhau lớn nhất giữa 2 loại này là hệ thống hoà lưới thì lưu trữ điện trực tiếp lên mạng lưới điện quốc gia, còn hệ thống độc lập thì cần có thêm các bình ắc quy để lưu trữ điện.

    2. Khi bạn vẫn còn phân vân, tốt nhất hãy chọn hệ thống hoà lưới:

    Khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời độc lập bạn sẽ phải tốn thêm một khoảng chi phí đáng kể để đầu tư cho dàn ắc quy trữ điện. Trong khi lắp đặt hệ thống hoà lưới bạn sẽ không mất thêm bất kỳ chi phí nào cho việc tìm nơi lưu trữ năng lượng điện.

    Trong thực tế, hệ thống những bình ắc quy chiếm chi phí khá cao lên đến 40% tổng chi phí cho một dự án lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.

    Tại sao phải tốn thêm một khoảng chi phí lớn như vậy khi bạn không thực sự cần đến nó? Chính vì thế, tôi khuyên bạn nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới nếu không thực sự có mục đích rõ ràng trong việc tìm nơi lưu trữ điện.

    3. Liệu có thể vừa hoà lưới vừa lưu trữ vào ắc quy được hay không?

    Khi sử dụng mạng lưới điện quốc gia sẽ không thể tránh khỏi trường hợp có một số ngày công ty điện lực sẽ ngừng cấp điện để bảo trì hệ thống. Điều này sẽ rất bất tiện với một số gia đình có nhu cầu sử dụng điện liên tục.

    Để đáp ứng điều này nên đã xuất hiện một hệ thống thứ ba, gọi là hệ thống hoà lưới có pin trữ điện

    Các hệ thống này kết nối với mạng lưới điện quốc gia và có trang bị thêm bình ắc quy trữ điện. Dưới đây là hai lý do có thể khiến bạn muốn thêm ngay bộ lưu trữ năng lượng vào hệ thống hoà lưới:

    • Lưu trữ điện dự phòng cho các trường hợp mất điện [rất hữu ích nếu bạn sống ở khu vực thường xuyên mất điện]
    • Linh động trong việc có thể sử dụng hoặc bán lượng điện lưu trữ nếu bạn không cần đến chúng.

    Để đánh đổi với những lợi ích này thì như trên đã nói, việc đầu tư các bình ắc quy khá tốn kém nên sẽ kéo dài thời gian hoàn vốn của bạn. Tuy nhiên, đối với một số vùng có điều kiện khí hậu không thuận lợi và thường xuyên mất điện thì sự kết hợp này rất thích hợp để ứng dụng.

    Hệ thống lưu trữ điện giúp bạn an tâm hơn và bạn tận dụng được tối đa điện năng bạn tạo ra. Hãy xem xét thật kỹ điệu kiện sống, nhu cầu của gia đình bạn để đưa ra quyết định khi lựa chọn kiểu hệ thống này.

    Video liên quan

    Chủ Đề