So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân lớp 9

so sánh nguyên phân, giảm phân và thụ tinh


Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút [1 tiết] - Đề số 4 - Học kì 1 - Sinh học 9

Đề bài

I. Trăc nghiệm: [4 đim] Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Trong quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật, từ mỗi noãn bào bậc 1:

A. Nguyên phân cho 2 noãn bào bậc 2.

B. Giảm phân cho 2 noãn bào bậc 2 và trứng,

C. Giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng.

D.  Nguyên phân cho 3 thể cực

 Câu 2 . cặp tính trạng tương phản là:

A. hai tính trạng khác nhau

B. Hai trạng thái khác nhau ở hai cá thổ có giới tính khác nhau.

C. Hai trạng thái khác nhau thuộc cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau.

D.  Hai trạng thái khác nhau có biểu hiện trái ngược ở hai cá thể khác nhau.

Câu 3 . Nếu đời p là BB ×  bb thì ở F2 sẽ có tỉ lệ các kiểu gen:

A. 3BB: 1 bb          C. 1 BB : 2 Bb : lbb

B. 1 BB : 1 bb        D.  2 Bb : 1 bb

Câu 4. Có 4 tinh bào bậc 1 tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng?

A. Có 16 tinh trùng.      B. Có 20 tinh trùng,

C. Có 12 tinh trùng.      D.  Có 4 tinh trùng.

Câu 5. Để xác định thuần độ chủng của giống cần thực hiện phép lai nào?

A. Lai với cơ thể đồng hợp trội                  C. lai với cơ thể dị hợp

B. Lai phân tích.                                        D.  Câu A và B đúng.

Câu 6. Ở mỗi loài sinh vật, trong tế bào có một bộ NST đặc trưng về:

A. Số lượng                                                  B. Số lượngvà hình dạng xác định.

C.thành phần hoá học.                                  D.  Hinh dạng.

Câu 7. Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào sau đây là đúng?

A. A + G=T + X    B. A + T + G = A + T + X

C. A = T; G = X    D. Cả A,B  và C đều đúng.

II. Tự luận: [6 điểm]

Câu 1. So sánh sự giống nhau và khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân

 Câu 2 . Ở bắp, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.

Khi cho cây có thân cao chưa biết kiểu gen giao phấn với cây có thân thấp thu được F1 có 128 cây thân cao và 130 cây thân thấp.

Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai minh họa.

 Câu 3 . Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:

Mạch 1: - A-  T –G - X-T-  X - G

Mạch 2: - T - A - X - G A - G - X -

1. Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 ?

2. Hãy nêu các nguyên tắc tổng hợp phân từ ARN này.

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: [4 điểm]

 Câu 1  

1

2

3

4

5

6

7

C

C

C

A

B

B

D

II. Tự luận: [6 đim]

Câu 1.  So sánh sự giống nhau và khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.

a. Sự giống nhau:

- Đều là quá trình phân bào gián phân

- Đều có sự nhân đôi của NST, tập trung của NST ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào.

- Đều có sự biến đổi hình thái của NST

- Đều là cơ chế duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ.

- Có các kì: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối

b. Sự khác nhau:

Nguyên phân

Giảm phân

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng [2n]

Xảy ra ở tế bào sinh dục [2n], thời kì chín.

Xảy ra 1 làn phân bào [có tính chất chu kì]

Xảy ra 2 lân phân bào liên tiếp [không có tính chất chu kì]

Không xảy ra sự tiếp hợp của NST

Có xảy ra sự tiếp hợp của NST vào kì đầu 1

Ở kì giữa xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo

Ở kì giữa xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo [lần phân bào I].

Có sự phân li đồng đều của NST về 2 cực của tế bào

Có sự phân li độc lập của các NST kép tương đồng về 2 cực của tế bào.

Từ 1 tế bào mẹ [2n NST] → 2 tế bào con [2n NST]

Từ 1 tế bào mẹ [2n NST] → 4 tế bào con [n NST]

Câu 2 . Quy ước gen

Theo đề bài, quy ước: gen A: thân cao

gen a: thân thấp

xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ

F1 có 128 cây thân cao: 130 cây thân thấp xấp xỉ 1 thân cao : 1 thân thấp.

F1 có thân thấp [aa]. Suy ra cả 2 cây P đều tạo được giao tử a.

→ cây thân cao P có kiểu gen Aa và cây P còn lại có thân thấp mang kiểu gen aa.

Sơ đồ lai

P:         Aa [thân cao] x aa [thân thấp]

Gp:                   A, a             a

F1: kiểu gen:         1 Aa : 1 aa

Kiểu hình:       1 thân cao : 1 thân thấp  

Câu 3 . Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:

Mạch 1: - A-T-G-X- T-X-G-

Mạch 2: - T-A-X -G-A-G-X-

a. Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 :

- Mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2:

Mạch 2: -T-A-X - G-A-G-X-

Mạch ARN: -A-U-G-X-U-X-G-

b. Nguyên tắc tổng hợp:

- Khuôn mẫu: dựa trên 1 mạch khuôn của ADN.

-NTBS:  A-U; T-A

   G-X; X - G

loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Trước khi so sánh 2 quá trình nguyên phân và giảm phân, các em học sinh cần nắm vững khái niệm và đặc điểm của hai quá trình này. Hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết dưới đây.

Quá trình nguyên phân

Khái niệm:

Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm , quá trình này giúp tạo ra hai tế bào có có bộ máy di truyền trong tế bào giống với tế bào mẹ ban đầu. Nguyên phân xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai [ tế bào sinh tinh và sinh trứng không có khả năng này].

Quá trình nguyên phân:

– Kì đầu: quá trình này các NST kép co xoắn, màng nhân sẽ xảy ra hiện tượng tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.

– Kì giữa: NST kép sẽ có tình trạng co xoắn cực đại, dàn thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào dính vào 2 phía của NST tại tâm động.

– Kì sau: crômatit sẽ diễn ra hiện tượng tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.

– Kì cuối: các NST dần dãn xoắn, màng nhân xuất hiện. Lúc này thì tế bào chất sẽ phân chia tạo thành 2 tế bào con.

Quá trình giảm phân

Định nghĩa:

Giảm phân quá trình từ tế bào phân chia để tạo ra giao tử [tinh trùng và trứng ] Sau khi qua giam phân thì đc 4 tế bào con có 1 nửa bộ NST của tế bào mẹ, tức là n [vì n [từ trứng] + n[từ tinh trùng] =2n [bộ NST bình thường] Giảm phân là quá trình tạo ra tế bào con có 1 nửa bộ NST để làm giao tử.

Quá trình giảm phân:

– Kì trung gian: các nst lúc này ở trạng thái duỗi xoắn, tự tổng hợp nên 1 nst sẽ giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép.

– Kì đầu: các nst kép bắt đầu tự co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Trong thời gian này có thể xảy ra quá trình trao đổi đọan giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng [cơ sở của hiện tượng hoán vị gen ].

– Kì giữa: các nst kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân bào dàn thành hai hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào .

– Kì sau: các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tở hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập về hai cực của tế bào .

– Kì cuối: các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào .

– Màng nhân và nhân con đã xuất hiện, tế bào phân chia tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội nhưng khác nhau về nguồn gốc.

So sánh giữa nguyên phân và giảm phân

Giống nhau:

- Đều là hình thức phân bào.

- Đều có một lần nhân đôi ADN.

- Đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- NST đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,...

- Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.

- Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

- Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.

Khác nhau:

Nguyên phân

Giảm phân

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
Có một lần phân bào. Có hai lần phân bào.
Kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo. Kì đầu I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.
Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Kì sau mỗi NST kép tách thành hai NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào. Kì sau I, mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào.
Kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con. Kết quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con.
Số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên. Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa.
Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ. Tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.

Sự khác nhau thể hiện ở nhiều chi tiết. Đáng lưu ý là trong kỳ trước I của giảm phân, các NST tương đồng bắt cặp rồi sau đó đẩy nhau ra đi về các cực. Nhờ đó mỗi tế bào con trong giảm phân  chỉ nhân 1 NST của cặp tương đồng. Sự kiên này tương đương với việc tâm động giữa 2 chromatid chị em cùng đi với nhau trong nguyên phân và khi tâm động chia thì mỗi tế bào con chỉ nhận 1 chromatid. Cơ chế thực hiện tuy có khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ chia đều một cách đồng bộ các NST về các tế bào con.

Sự biến đổi trong quá trình phân bào:

- Hình thành NST khổng lồ: vào kì trước, sau khi DNA tự nhân đôi, hình thành các nhiễm sắc tử, nhưng sau đó chúng không tách rời nhau.

- Nội nguyên phân: ở tiền kì, màng nhân không tiêu biến, quá trình phân chia sẽ xảy ra ở bên trong màng nhân. Kết quả tạo ra nhân mới có bộ NST tăng gấp đôi.

- Hình thành thể đa bội: Sau khi NST tự nhân đôi, màng nhân tiêu biến nhưng thoi vô sắc không xuất hiện, tạo ra những tế bào có số lượng NST tăng gấp bội.

- Tế bào 2 nhân: sau khi phân chia nhân, tế bào chất không phân chia hình thành tế bào mới có hai nhân.

Trong  giảm  phân  cũng  xảy  ra  những  biến  đổi: do sự tiếp hợp và phân ly không bình thường của các NST, có thể làm phát sinh các giao tử thừa hoặc thiếu NST. Có trường hợp thoi vô sắc không xuất hiện, sẽ tạo thành các giao tử không giảm nhiễm.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân [đầy đủ và chi tiết] file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề