So sánh các loại hợp đồng thuê tàu

Hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản quan trọng trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí.

Hợp đồng thuê tàu chuyến là gì?

Hợp đồng thuê tàu chuyến [voyage charter party] là một văn bản, trong đó chủ tàu hay người chuyên chở cam­ kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận hàng tại một cảng khác. Còn người thuê tàu cam kết trả cước phí theo mức hai bên đã thỏa thuận.

Hợp đồng thuê tàu chuyến được ký kết khi người đi thuê tàu có một khối lượng lớn hàng hóa phải chuyên chở như: dầu mở, than, quặng, ngũ cốc, xi măng, phân bón, sắt, thép,…

Hợp đồng thuê tàu chuyến thường được soạn theo mẫu có sẵn của một số tổ chức hàng hải như mẫu: Gencon, mẫu Centracon, mẫu Baltime,…

Nghiệp vụ thuê tàu chuyến thường phức tạp. Do đó, người thuê tàu thường thông qua các broker [là các công ty forwarder – đại lý của hãng tàu] để ủy thác thuê tàu.

Nội dung chính trong hợp đồng thuê tàu chuyến

1. Các bên của hợp đồng

  • Shipping line: shipping line với ship owner có thể là một, hoạc nếu shipping line không có tàu thì họ thuê tàu của ship owner để kinh doanh vận tải trong 10 năm, 20 năm,…].
  • Charterer: người thuê tàu. Người thuê tàu có thể là người XK hay người NK.
  • Broker: người môi giới cước tàu.

2. Quy định về thời gian tàu đến cảng để bốc hàng

Có thể quy định chính xác một ngày hoặc quy định trong một khoảng thời gian cố định, hoặc quy định sau. Tuy nhiên, người thuê tàu sẽ luôn muốn tàu đến chính xác ngày, còn hãng tàu thì muốn thời gian tàu đến cảng để bốc hàng linh động hơn.

Trong một vài trường hợp, người thuê cần gửi hàng gấp/ rất gấp và con tàu đang sẵn sàng, hai bên có thể thỏa thuận đặc biệt như:

  • Prompt: tàu sẽ đến cảng bốc hàng trong một vài ngày sau khi ký hợp đồng.
  • Promptismo: tàu sẽ đến cảng bốc ngay trong ngày ký hợp đồng.
  • Spot promt: tàu sẽ đến cảng bốc một vài giờ sau khi ký hợp đồng.

Theo một số luật định, nếu tàu đến trước thời gian bốc hàng theo quy định, người thuê tàu không nhất thiết phải giao hàng. Nếu người thuê bắt đầu thực hiện việc giao hàng lúc tàu đến sớm. Thì thời gian làm hàng sẽ bắt đầu được tính. Nếu tàu đến mà chưa có hàng để giao thì số ngày tàu phải chờ đợi sẽ tính vào thời gian làm hàng.

Để bảo vệ quyền lợi của mình. Một số chủ hàng sẽ thỏa thuận về ngày hủy hợp đồng nếu tàu không đến bốc hàng vào ngày đã thỏa thuận. Vì chủ hàng phải chịu chi phí lưu bãi ở cảng. Trên thực tế, chủ hàng thực sự cần tàu nên sẽ linh động thỏa thuận tỳ từng trường hợp.

3. Quy định về cảng bốc hàng/ cảng dỡ hàng

Tùy vào mục đích giảm thiểu rủi ro, loại tàu [tải trọng tàu], tập quán bốc/ dỡ hàng của hãng tàu, địa hình, luồng lạch và cơ sở vật chất của hệ thống cảng nước xuất/ nước nhập. Hai bên sẽ thỏa thuận cảng bốc/ cảng dỡ là một cảng xác định cụm có thể là một trong những cảng thuộc cụm cảng quy định.

  • Nếu quy định là một cảng duy nhất, hai bên ghi: loading port [tên cảng bốc] và discharging port [tên cảng dỡ].
  • Nếu quy định là một cụm cảng bốc/ cảng dỡ, hai bên ghi: range of loading port [tên cụm cảng bốc] và range of discharging port [tên của cụm cảng dỡ].

Việc không quy định chính xác tên cảng bốc/ dỡ mà chỉ ghi tên khu vực cảng/ cụm cảng sẽ gây rủi ro cho cả hai bên vì cước phí phát sinh thêm [chi phí vận tải nội địa đối với chủ hàng hoặc chi phí vận tải trong luồng lạch sông đối với hãng tàu] do vị trí cảng xếp dỡ chính xác nằm ngoài dự trù.

4. Quy định về hàng hóa

Khi thuê tàu chuyên chở một khối lượng hàng hóa nhất định. Hai bên phải quy định rõ tên hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hóa. Người thuê chở hai loại hàng hóa trên cùng một chuyến tàu thì chú ý ghi chú vào hoặc tránh việc tranh chấp sau này.

Về số lượng hàng hóa, có thể thuê chở theo trọng lượng hoặc theo thể tích, tùy đặc điểm của mặt hàng. Thông thường, rất ít khi quy định chính xác về số lượng hàng hóa chuyên chở. Người thuê tàu có trách nhiệm xếp đầy đủ toàn bộ số lượng hàng hóa đã được thông báo. Nếu giao và xếp lên tàu ít hơn số lượng quy định, người chuyên chở sẽ thu tiền cước khống [dead freight]. Ngược lại, người chuyên chở không nhận hết số lượng quy định thì người thuê tàu có quyền lợi đòi bồi thường những chi phí liên quan đến việc tàu bỏ lại hàng.

5. Quy định về cước phí và việc thanh toán cước phí

Hiện nay, có 2 cách tính cước phí như sau:

  • Chở bao nhiêu tính bấy nhiêu [trường hợp hàng không đầy tàu]: số lượng căn cứ tính cước có thể là số lượng ở cảng đi hoặc số lượng ở cảng đến. Tuy nhiên, việc áp dụng số lượng ở cảng đến sẽ lại phát sinh thêm chi phí của việc cân/ đếm hàng lại nên hợp đồng thường sẽ ghi: “Số lượng căn cứ tính cước là số lượng ở cảng đi. Bên thuê tàu phải trả thêm 2% tổng tiền cước như một khoản bù đắp cho việc hãng tàu không cân lại hàng.”
  • Trường hợp thuê bao nguyên chuyến lumpsum: cước phí được tính chung một lần cho cả con tàu, miễn số lượng nằm trong tải trọng vận chuyển cho phép của con tàu.

Có 2 cách thanh toán cước phí/ thời gian thanh toán:

  • Trả trước = trả tại cảng bốc hàng = Freight Prepaid. Thường được áp dụng trong trường hợp người bán thuê tàu. Hãng tàu muốn giảm thiểu rủi ro nên yêu cầu người bán trả tiền thuê tàu trước rồi mới vận chuyển hàng đi. Người bán phải hoàn thành việc trả tiền cước, hãng tàu mới chở hàng đi và phát hành vận đơn gốc.
  • Trả sau = trả tại cảng dỡ hàng = Freight Collect. Thường áp dụng trong trường hợp người mua thuê tàu. Hãng tàu vẫn còn khống chế được hàng nên có thể cho bên thuê tàu nợ cước cho đến khi hàng đến đích. Người mua phải hoàn thành việc trả tiền cước, hãng tàu mới thả hàng ra.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về hợp đồng thuê tàu chuyến mà LEC Group chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn đang cần tìm một doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, uy tín. Hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay nhé!

Nguồn: simex.edu.vn/hop-dong-thue-tau-chuyen-voyage-charter-party.html

Công Ty Cổ Phần LEC GROUP

Địa chỉ: Đường số 4, khu công nghiệp Phú Mỹ 1, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Văn phòng đại diện: Tòa nhà The Galleria Office Building, 59 Xa lộ Hà Nội, phường Thảo Điền, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: [+84] 909 800 136 & [+84] 909 455 136.

Email: &

Website: //lecvietnam.com/

Các phương thức thuê tàu:

  • Thuê tàu chợ: chủ hàng thuê một phần con tàu hoặc một khoang tàu để đưa hàng đến nơi quy định.
  • Thuê tàu chuyến: chủ hàng thuê toàn bộ con tàu đủ để chở khối lượng hàng đến nơi quy định.
  • Thuê tàu định hạn là chủ tàu cho người thuê tàu thuê để chở hàng hóa hoặc cho thuê lại trong một thời gian nhất định.
  • Trách nhiệm của chủ tàu là bàn giao tàu có đủ khả năng đi biển trong suốt thời gian thuê và sau thời gian đó thì trao trả lại tàu theo hợp đồng.
  • Trách nhiệm của người thuê tàu là chịu trách nhiệm kinh doanh tàu trong thời gian thuê và giao trả tàu có tình trạng kỹ thuật tốt tại cảng quy định vào thời gian quy định.
  1. Tàu chợ [Liner Charter].

  • Tàu chợ [Liner] là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định theo lịch trình định trước.
  • Thuê tàu chợ [Booking Shipping Space] là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác.
  • Là những tàu chở hàng bách hóa, tốc độ tương đối nhanh, 18-20 hải lý/giờ.
  • Có trang bị thiết bị xếp dỡ riêng.
  • Chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước.
  • Quan hệ của chủ tàu và chủ hàng được điều chỉnh bởi Vận đơn đường biển [Bill of lading].
  • Điều kiện, điều khoản chuyên chở được in trên vận đơn.
  • Cước phí tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ, được tính theo biểu cước [Tariff] của hãng tàu.
  • Chủ tàu là người chuyên chở, chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Số lượng hàng gửi không hạn chế.
  • Thủ tục Gửi – Nhận hàng đơn giản.
  • Biểu cước ổn định.
  • Chủ động.
  • Cước cao.
  • Chủ hàng không được thỏa thuận các điều kiện chuyên chở.
  • Thời gian vận chuyển lâu.
  1. Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ:
  • Chủ hàng tự tìm tàu hoặc thông qua người môi giới tìm tàu để vận chuyển hàng hóa.
  • Người môi giới tìm được tàu, gửi giấy lưu cước tàu chợ [Liner Booking Note].
  • Người môi giới với chủ tàu thỏa thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển.
  • Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước.
  • Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hóa ra cảng giao lên tàu.
  • Chủ tàu hay đại diện của chủ tàu cấp cho chủ hàng vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.
  1. Tàu chuyến [Voyage Chartering]

  • Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu của chủa hàng trên cơ sở hợp đồng thuê tàu.
  • Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu theo yêu cầu thuê lại toàn bộ con tài chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu của mình.
  • Chạy theo yêu cầu của chủ hàng.
  • Thường vận chuyển đầy tàu 1 hoặc vài loại hàng có khối lượng lớn, tính chất hàng tương đối thuần nhất.
  • Tàu thường không có trang thiết bị xếp dỡ riêng.
  • Quan hệ của chủ hàng và chủ tàu được điều chỉnh bởi Hợp đồng thuê tàu chuyến [Voyage charter – C/P].
  • Quan hệ giữa người chuyên chở và người cầm vận đơn được điều chỉnh bởi Vận đơn đường biển [B/L].
  • Người thuê tàu có thể thỏa thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở và giá cước trong trường hợp đồng thuê tàu.
  • Giá cước bao gồm chi phí xếp dỡ hoặc không do thỏa thuận của hai bên.
  • Người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu.
  • Chủ hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn thời gian và cảng xếp hàng.
  • Giá cước thuê tàu thấp hơn so với chi phí cước tàu chợ.
  • Có thể thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng.
  • Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh.
  • Không kinh tế khi chở hàng nhỏ.
  • Kỹ thuật và nghiệp vụ thuê tàu phức tạp.
  • Giá cước biến động.
  1. Các hình thức thuê tàu chuyến:
  • Thuê chuyến một [Single Trip]: chủ hàng thuê tùa chở hàng từ một cảng đến cảng khác. Hợp đồng chấm dứt khi việc dỡ hàng tại cảng đến đã hoàn thành.
  • Thuê tàu khứ hồi [Round Trip]: thuê tàu chở hàng đến một cảng rồi chở hàng từ cảng đó về cảng khởi hành.
  • Thuê chuyến liên tục [Consecutive Voyage] – thuê tàu chở hàng từ cảng này đến cảng khác nhiều chuyến liên tiếp nhau.
  • Thuê khứ hồi liên tục: chủ hàng thuê tàu chở hàng liên tục cả hai chiều.
  • Thuê khoán: chủ hàng căn cứ vào nhu cầu chuyên chở của hàng hóa để khoàn tàu cho vận chuyển trong thời gian nhất định.
  • Thuê chuyến định hạn.
  1. Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến:
  • Người thuê tàu thông qua môi giới yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hóa.
  • Người môi giới cháo tàu: trên cơ sở thông tin về hàng hóa, người môi giới tìm tàu và giới thiệu cho chủ hàng tàu phù hợp.
  • Người môi giới đàm phán với chủ tàu về các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như: điều kiện chuyên chở, chi phí xếp dỡ, chi phí, vị trí tàu, thời gian đến cảng…
  • Người môi giới liên hệ với chủ hàng để chủ hàng chuẩn bị cho việc ký kết thuê tàu.
  • Ký kết hợp đồng.
  • Người thuê tàu đưa hàng ra cảng để xếp lên tàu.
  • Chủ hàng hoặc đại lý của tàu cấp vận đơn. Vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

Nguồn: Internet

Video liên quan

Chủ Đề