Sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Vừa qua, ngày 24/12/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] đã tổ chức họp báo triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2021. Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.Tại buổi họp báo, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục của NHNN đã thông tin một số kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2020, định hướng nhiệm vụ năm 2021.

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô


Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN xác định năm 2020 là năm vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định trong thực hiện mục tiêu kế hoạch 5 năm. Vì vậy, bám sát chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường trong và ngoài nước, trong năm 2020, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ [CSTT] chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.


Đồng thời, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng [TCTD] triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó với tác động của dịch; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn do Covid-19, lũ lụt để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh; tiếp tục triển khai quyết liệt công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Nhờ đó, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt hoạt động.


Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước [NHNN] đã điều hành chính sách tiền tệ [CSTT] chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó với tác động của dịch; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn do covid-19, lũ lụt để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh; tiếp tục triển khai quyết liệt công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Nhờ đó, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt hoạt động. Cụ thể: Đến ngày 18/12/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 12,83% so với cuối năm 2019 và tăng 14,62% so với cùng kỳ 2019. Thanh khoản của hệ thống TCTD thông suốt.


Về điều hành lãi suất: Tính chung từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã 03 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành [là một trong các ngân hàng trung ương [NHTW] có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực]; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.


Về điều hành tỷ giá, NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày phù hợp diễn biến thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Tỷ giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và biến động của USD trên thị trường thế giới.


Về điều hành tín dụng: NHNN chủ động điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ mức hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên, theo chủ trương của Chính phủ, góp phần quan trọng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh,  duy trì tăng trưởng kinh tế sau dịch. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Các TCTD đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Do cầu tín dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp hơn các năm trước. Đến 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019, tăng 11,62% so cùng kỳ 2019.


Để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất sớm và ban hành 2 văn bản quan trọng là Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Chỉ thị 02/CT-NHNN chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiết giảm chi phí hoạt động, để có điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt [TTKDTM], đa dạng các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ để hạn chế giao dịch trực tiếp mà vẫn tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng. 


Đến nay, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi [thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch] với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 390 nghìn khách hàng. Mặc dù không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 01, nhưng NHCSXH đã thực hiện gia hạn nợ cho gần 168 nghìn khách hàng với dư nợ 4.183 tỷ đồng, cho vay mới trên 2 triệu khách hàng với số tiền 72.531 tỷ đồng. 


Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng. Tăng trưởng TTKDTM đạt tốc độ ấn tượng với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt yêu cầu. Đến cuối tháng 10 năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng [tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019]; số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng [tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019]. So cùng kỳ năm 2016, trong 10 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng [TTĐTLNH] tăng 83,67% về số lượng và 135,04% về giá trị; số lượng và giá trị thanh toán qua kênh Internet tăng 276,4% và 343%; số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 1.037% và 972,5%. Hoạt động thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công được đẩy mạnh, đáp ứng được nhu cầu thu, chi ngân sách của người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời. Đến nay, 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử; 98,6% trên tổng số thu Ngân sách Nhà nước [NSNN] của cơ quan hải quan được thực hiện qua phương thức điện tử; doanh thu tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%... Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán tiếp tục được rà soát, bổ sung và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển TTKDTM.


Công tác cải cách hành chính [CCHC], cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp tục đạt kết quả tích cực. NHNN tiếp tục đứng đầu các Bộ, ngành về chỉ số cải cách hành chính [Par index] năm 2019 và là năm thứ 5 liên tiếp đứng đầu  trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam ở vị trí 25/190 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 7 bậc so với Doing Business 2019 và đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, thứ 2 trong khu vực Châu Á [chỉ sau Brunei], hoàn thành mục tiêu tăng ít nhất một bậc mà Chính phủ yêu cầu.

Công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD đã đạt được những kết quả quan trọng theo mục tiêu, lộ trình đề ra tại Đề án 1058. Năng lực tài chính, quản trị điều hành và hiệu quả hoạt động, các chỉ số an toàn, tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD được cải thiện rõ rệt và ngày càng tiệm cận với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Việc triển khai Basel II tiếp tục được các TCTD tập trung thực hiện để đáp ứng các thông lệ quốc tế về an toàn vốn. 

Nợ xấu được kiểm soát và xử lý quyết liệt bằng nhiều giải pháp, trong đó giải pháp thu hồi nợ được các TCTD nỗ lực thực hiện đạt kết quả tích cực, chứng minh sự đúng đắn, hiệu quả của Nghị quyết 42. Mặc dù đến cuối tháng 10/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã vượt 2%, nhưng đây là tất yếu khách quan và thể hiện sự nỗ lực rất lớn của ngành Ngân hàng hàng trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm.

Quan điểm xuyên suốt của NHNN là tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, trong khi sẽ kiểm soát chặt chẽ dòng vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán và các dự án BOT…

Khó đảo ngược điều hành chính sách tiền tệ

Hiện dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới khiến chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa chưa thể nối lại. Rủi ro càng gia tăng khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế thế giới, đặc biệt là áp lực lạm phát. Để ứng phó với lạm phát, nhiều NHTW trên thế giới, trong đó có Fed, đã buộc phải đảo chiều chính sách từ nới lỏng sang thắt chặt.

Tất cả những điều đó đang gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung, công tác điều hành chính sách tiền tệ nói riêng. Nhiệm vụ càng thêm khó khăn khi chính sách tiền tệ vẫn đang phải đảm bảo đa mục tiêu: Vừa kiểm soát lạm phát, song vẫn phải đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Theo các chuyên gia, bối cảnh hiện tại khiến việc lựa chọn chính sách nới lỏng hay thắt chặt đối với NHNN đều không hề dễ dàng. Nếu thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để chống lạm phát lại lo ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng, ảnh hưởng tới đà phục hồi của nền kinh tế, của doanh nghiệp sau hai năm vật lộn với muôn vàn khó khăn vì dịch bệnh. Nhưng nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, lại lo thổi bùng ngọn lửa lạm phát khi mà giá cả nhiều loại hàng hóa, đặc biệt xăng dầu đang có xu hướng tăng cao.

Vì vậy giới chuyên gia cho rằng, chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành hết sức linh hoạt, theo sát diễn biến thị trường trong nước và thế giới như NHNN đã thực hiện trong suốt thời gian qua.

TS. Châu Đình Linh - Chuyên gia ngân hàng cho rằng, dù áp lực là hiện hữu, nhưng mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã đưa ra rất rõ ràng là kiên định ổn định chính sách. Trong đó ưu tiên ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. “Điều này thấy rất rõ, trong giai đoạn vừa qua, dù sức ép bủa vây, nhưng NHNN cố gắng sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, điều phối nhịp nhàng thông qua thị trường liên ngân hàng, đảm bảo thanh khoản hệ thống ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất liên ngân hàng hợp lý. Qua đó, hỗ trợ được thị trường ngoại hối và tỷ giá, mặt khác, hỗ trợ việc giảm lãi suất trên thị trường cho vay dân cư và doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, hỗ trợ ổn định được nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong giai đoạn qua”, TS. Linh nhìn nhận.

Các chuyên gia phân tích thuộc CTCK VnDirect, kỳ vọng NHNN sẽ duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ cho đến ít nhất là cuối quý II/2022 do ba nguyên nhân. Thứ nhất, mặc dù áp lực lạm phát dự kiến sẽ gia tăng trong những tháng tới, nhưng chỉ số giá tiêu dùng bình quân nửa đầu năm 2022 dự báo ở mức 2,5% so với cùng kỳ, vẫn thấp hơn nhiều so với mức trần 4%. Thứ hai, sức cầu trong nước vẫn tương đối yếu, chưa phục hồi hoàn toàn về mức bình thường trước đại dịch. Cuối cùng, NHNN vẫn ưu tiên mục tiêu duy trì lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Đáng chú ý dù không kỳ vọng NHNN sẽ cắt giảm thêm các lãi suất chủ chốt, nhưng VnDirect cũng tin rằng, NHNN sẽ không nâng lãi suất điều hành trong vòng 3-6 tháng tới nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh

Theo các chuyên gia, đà phục hồi của nền kinh tế khiến nhu cầu tín dụng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ lãi suất cũng sẽ kích thích nhu cầu vay vốn, khiến tín dụng tăng trưởng tốt hơn. Tuy nhiên quan điểm xuyên suốt của NHNN là tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, trong khi sẽ kiểm soát chặt chẽ dòng vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán và các dự án BOT…

Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, điều quan trọng đối với tín dụng bây giờ không phải số lượng mà là chất lượng. Cụ thể tín dụng phải vào khu vực sản xuất, tức là nền kinh tế thực chứ không phải chảy vào các kênh đầu cơ. Bên cạnh đó, vị chuyên gia này khuyến nghị cần thận trọng, kiểm soát tăng trưởng cung tiền ở mức phù hợp, có thể thấp hơn năm ngoái để phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp. “Việc kiểm soát cung tiền cần thận trọng. Thời điểm này nếu bơm tiền quá mạnh, tăng trưởng cung tiền quá cao thì lạm phát sẽ nhân đôi, vừa lạm phát do chi phí đẩy, vừa lạm phát tiền tệ rất nguy hiểm”, vị chuyên gia này lưu ý.

TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng cho rằng, kiểm soát cung tiền là chốt chặn quan trọng. Cách NHNN kiểm soát cung tiền mấy năm gần đây rất tốt, nên không lo rằng lạm phát cung tiền trong nước sẽ kích hoạt thêm lạm phát chi phí đẩy. Bằng chứng là chỉ số lạm phát cơ bản trong mấy tháng gần đây vẫn ở mức thấp, không phải mức đáng lo ngại. Khi NHNN kiểm soát được cung tiền, lạm phát chi phí đẩy cũng được kiềm chế khá nhanh, không bị kích hoạt lên và vòng sau giảm so với vòng trước.

“NHNN điều hành chính sách tiền tệ ngày càng vững vàng, chuyên nghiệp. Tôi vẫn tin vào cách điều hành chính sách tiền tệ của NHNN sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả. Nếu NHNN và Chính phủ quyết tâm kiểm soát cung tiền, thì mục tiêu giữ lạm phát dưới 4% là hoàn toàn có thể đạt được”, TS. Nghĩa nhấn mạnh.

Về lãi suất, TS. Châu Đình Linh nhận định, năm 2022 xu hướng lãi suất tiếp tục ổn định, trong tầm kiểm soát của NHNN. Còn việc giảm lãi suất thêm được hay không còn phụ thuộc nhiều biến số, nhất là diễn biến lạm phát.

Trên thực tế, lường trước những nhất định của kinh tế toàn cầu, tại Chỉ thị 01/CT-NHNN được ngay những ngày đầu năm, Thống đốc NHNN đã khẳng định sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.

Các số liệu thống kê cũng đã minh chứng rõ sự hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN khi mà trong quý I vừa qua, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung [tăng 1,92%]. Trong khi chính sách tiền tệ cũng góp phần tích cực giúp GDP quý I tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý I năm 2020.

Nguyễn Vũ [TBNH]

Video liên quan

Chủ Đề