Sự khác biệt giữa CNXH và CNTB

Khác biệt căn bản giữa CNXH và CNTB

kenminhthien
7 năm trước

CƠ HỘI!

Khác biệt căn bản giữa CNXH và CNTB xoay quanh giá trị thặng dư. Thế nào là giá trị thặng dư? Hiểu đơn giản là anh A bỏ tiền mua sợi bông thuê người dệt vải may áo và bán. Tiền vốn với tiền thuê nhân công hết 5 đồng, anh A bán cái áo được 10 đồng, 5 đồng tiên lời vào túi anh A được gọi là giá trị thặng dư.

Xã hội XHCN hay xã hội TBCN đều tạo ra giá trị thặng dư. Khác biệt là phân phối giá trị thặng dư thế nào. Làm sao để giá trị thặng dư mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội thì đó là xã hội XHCN. Giá trị thặng dư chảy vào túi cá nhân sở hữu tư liệu sản xuất thay vì ngân sách nhà nước, đấy là xã hội TBCN.

Ở một nước đa đảng có trình độ sản xuất cao có khả năng tạo ra lượng lớn giá trị thặng dư, muốn có xã hội XHCN thì cần điều kiện nào? Ấy là đảng cẩm quyền phải là một đảng có tinh thần, xu hướng xã hội. Cái đảng ấy phải vét được giá trị thặng dư đưa vào ngân sách. Ngân sách dồi dào thì mới đảm bảo phúc lợi xã hội, mang lại cuộc sống tốt cho người dân, xây dựng đất nước.

Nghe qua thấy rất dễ, thế nhưng với một nước đa đảng thì các đảng là đại diện nhóm lợi ích chứ không phải đại diện giai cấp. Các ông trùm tư sản với tài sản siêu khủng, nắm giữ các ngành kinh tế xương sống dư sức mua đứt truyền thông, hội đoàn, phong trào để đưa đảng của họ lên nắm quyền. Đấy là lý do tại sao những nước đa đảng thiên tả ở châu Mỹ Latinh rất chật vật khi muốn kiên định con đường XHCN, các đảng xã hội ở đây chả mấy khi yên ổn. Và trên quả địa cầu mênh mông này không nhiều nước đa đảng được lãnh đạo bằng các đảng có tinh thần xã hội như Thụy Điển, Na Uy. Tất nhiên, chả ai cấm dân Campuchia, Philippin, Nigeria, Cameroon mơ ước mình được lãnh đạo dài hạn bởi các đảng như vậy. Nào ai oánh thuế ước mơ đâu.

Một đảng tư sản đại diện nhóm lợi ích cầm quyền mà bảo họ tự giác sử dụng ngân sách sao cho toàn dân được hưởng lợi ích thì khó lắm. Cứ 4 năm một lần dân Mỹ hăm hở đi bầu Tổng thống, các ứng viên Tổng thống đều hứa hẹn rất hoành tráng nhưng về cơ bản chính sách của Mỹ đối với phần còn lại của thế giới chả có gì khác biệt hàng trăm năm nay. Ngân sách Mỹ è cổ nuôi một quân đội tốn kém nhất hành tinh để đóng quân khắp nơi, oánh nhau hà rầm. Để làm gì? Làm giàu cho các ông trùm dầu lửa, vua vũ khí, và bảo vệ thị trường của các tập đoàn kinh tế. Tất nhiên là khi kiếm được tiền các trùm cũng đóng thuế cho ngân sách nhưng chả đáng là bao so với cái họ nhận được từ ngân sách Mỹ [đôi khi là máu xương con em Mỹ].
Nước Mỹ có nền tảng kinh tế, trình độ sản xuất quá tốt để lên XHCN, cái thiếu của họ là một đảng cầm quyền có xu hướng xã hội. Người lao động ở Mỹ vẫn bị bóc lột. Bóc lột ở đây phải được hiểu là chia sẻ giá trị thặng dư bất hợp lý chứ không phải bóc lột là bị ép tăng ca 16 giờ /ngày, bỏ đói, đánh đập như bọn ngu dốt chính trị vẫn hiểu. Chủ nghĩa tư bản ngày nay về phương diện phương thức sản xuất vẫn thế nhưng cái trình độ bóc lột giá trị thặng dư đã quá thượng thừa tinh vi sau mấy thế kỷ tiến hóa.

Chúng ta phải nhìn nhận rằng chế độ đãi ngộ lao động đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên không phải chủ nghĩa tư bản tự giác làm điều đó mà do sức ép từ các phong trào vô sản hồi đầu thế kỷ trước cũng như các ông chủ nô không tự nhiên trả tự do cho nô lệ. Chủ nghĩa tư bản ít nhất là có sự thay đổi bề ngoài để đảm bảo sự tồn tại của nó. Không có chuyện CNTB chuyển mình thành XHCN như một số người ngây thơ vẫn nghĩ. Cái gọi là xã hội XHCN đặc trưng của nó nằm ở phân chia giá trị thặng dư và các chính sách phục vụ lợi ích số đông nhằm xây dựng một xã hội thịnh vượng và công bằng.

CÒN VIỆT NAM THÌ SAO ?

Tính chất, cương lĩnh, tinh thần của Đảng cộng sản VN thì khỏi phải bàn. Chúng ta trèo lên XHCN bằng cách nào? Rõ ràng với cái trâu con cày chúng ta không thể tạo đủ giá trị thặng dư để phục vụ các mục tiêu chính sách có tính XHCN. Có thực mới vực được đạo.

Chúng ta phải đồng thời làm 3 việc:

Nâng cao trình độ sản xuất

Kiếm được lượng lớn tiền cho ngân sách

Phân phối lợi ích vào xã hội cho công bằng

Ở đây chúng ta thấy nổi bật lên vai trò của công hữu tư liệu sản xuất. Sở hữu toàn dân ruộng đất, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế trọng điểm ngoài vai trò đảm bảo quyền làm chủ đất nước thực sự của người dân , nó còn đảm nhiệm việc kiếm tiền cho ngân sách và ngăn chặn kinh tế nước ta bị nuốt chửng, cả dân tộc thoát kiếp làm thuê cho nước ngoài.

Kết toán ngân sách VN năm 2014 , thu vào là 915 ngàn tỷ đồng tương đương với 30% GDP . Không có nước nào ở Đông Nam Á huy động được của cải chung cở đó. Thái Lan chỉ có 19,3% thôi . Bà con cũng đã từng uống nước giải khát đường hóa học pha hương liệu gọi là Coca Cola , tập đoàn này làm ăn ở VN kiếm lợi không nhỏ đang bị truy tố về tội trốn thuế đấy , nếu mà tập đoàn này làm ăn sòng phẵng đàng hoàng thì ngân sách VN chắc cũng thu được tiền thuế ít nhất vài chục tỷ .

Chủ nghĩa tư bản không có tổ quốc, chỗ nào có lợi lộc là nó mò tới thôi nên bà con cũng đừng ngạc nhiên một ông Mỹ, ông Tây sở hữu nguyên một hòn đảo du lịch ở Nam Thái Bình Dương, làm chủ hàng chục ngàn hecta cao su, cà phê, coca ở đâu đó bên Nam Mỹ hay mấy chục giếng dầu của Iraq Việt Nam mà cho tư hữu những món đó thì các nhà tư sản dân tộc ta trình độ gì, tư bản gì mà đấu lại với người ta? Chúng ta sẽ không có cái may mắn như người Nhật làm mướn cho Honda, người Hàn làm thuê cho Hyundai Những kẻ kêu gào kinh tế thị trường 100% hay tư hữu tài sản đất nước nếu không phải đầu đất thì cũng vì lợi ích riêng mờ ám nào đó của mình chứ chả phải yêu nước thương dân gì hết .

Việt Nam 2014 có thịnh vượng không? Không, chỉ đủ ăn đủ mặc thôi. Có bất công khi phân chia giá trị thặng dư không? Có. Người lao động có bị bóc lột không? Vẫn có. Bà con đừng ngạc nhiên tại sao quốc hiệu chúng ta là CHXHCN Việt Nam mà chúng ta vẫn có những vấn nạn trên, bởi vì chúng ta đã xây dựng được XHCN đâu, vẫn còn trong thời kỳ quá độ. Xã hội XHCN không phải là một xã hội có hiện trạng như Việt Nam bây giờ. Chớ có ngộ nhận rằng hiện tại Việt Nam còn chỗ này tiêu cực chỗ kia đen ngòm mà chúng ta từ bỏ con đường mà đích đến rất tốt đẹp.

CHÚNG TA CÓ ĐỨNG NGOÀI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG XHCN KHÔNG ?

Nếu có chỗ nào bà con không hài lòng, bà con có thể dùng quyền dân chủ của mình tác động lên Quốc hội, để Quốc hội gõ đầu mấy ông hành pháp cụ thể là Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng ban ngành vụ việc. Hoặc giả bà con quá bức xúc muốn đi tắt đón đầu thì trèo lên Blog, lên face mà chửi giải tỏa stress, chả có công an nào bắt bớ cả. Tuy nhiên lời khuyên dành cho bà con là hãy hiểu đúng vấn đề rồi hãy chửi, chửi đúng người đúng việc cần chửi, chửi sao cho hàm lượng chất xám kha khá một tí mới gọi là đóng góp, mới gọi là phát huy trí tuệ quần chúng chứ bà con nhại cái giọng mấy đài tâm lý chiến của đám chống phá thù địch Việt Nam như con vẹt thì bà con khác gì bọn chúng.

Chúng ta có một Đảng tinh thần XHCN và một Hiến pháp đảm bảo đảng này cầm quyền, đảm bảo quyền làm chủ đất nước của chúng ta nghĩa là chúng ta đang có cơ hội để xây dựng một xã hội tốt đẹp là xã hội XHCN. Vì vậy chúng ta hãy chung tay nắm bắt cơ hội này, đừng nghe mấy ông mắt xanh mũi lõ, hay tóc đen mũi tẹt nào tuyên truyền , xúi làm kinh tế thị trường , nhưng vất cái đuôi định hướng XHCN đi để từ bỏ cơ hội này : cơ hội thoát khỏi đói nghèo và nô lệ kiểu cũ lẫn kiểu mới .
-
Tác giả: BBĐ

kenminhthien.net share:

Print

Có liên quan

  • VẠCH MẶT ÂM MƯU LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ XHCN VIỆT NAM
  • 30.05.2013
  • Trong "Chính Trị"
  • Những bài thơ về lẽ sống của chúng ta
  • 17.11.2014
  • Trong "Những Bài Viết Hay"
  • [Tham Khảo] Chuyện về Đại biểu Hoàng Hữu Phước và Đại biểu Dương Trung Quốc [Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ [tứ đại ngu]]
  • 19.02.2013
  • Trong "Chính Trị"
Danh mục: Chính TrịKhu vực Widget dưới ChânChia sẽ kinh nghiệm
Thẻ: giá trị thặng dưKhu vực Widget dưới ChânTBCNKhu vực Widget dưới ChânXHCN
Để lại nhận xét

Video liên quan

Chủ Đề