Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản Việt Nam năm 1929 có ý nghĩa như thế nào

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 1929 có ý nghĩa gì?


Câu 61992 Thông hiểu

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 1929 có ý nghĩa gì?


Đáp án đúng: b

Phương pháp giải

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời --- Xem chi tiết
...

Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Hoàn cảnh lịch sử cho sự ra đời của Đảng:

Năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển, kết thành làn sóng mạnh mẽ. Đặc biệt sự phát triển của phòng trào cách mạng quá khả năng lãnh đạo của các tổ chức cách mạng. Đặc biệt là sự xuất hiện các tổ chức cộng sản bao gồm:

+ Đông Dương Cộng sản Đảng:

Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5Đ, phố Hàm Long [Hà Nội], lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam có 7 Đảng viên mở cuộc vận động lập Đảng cộng sản. Từ ngày 01 – 09/05/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VN cách mạng thanh niên tại Hương Cảng [Trung Quốc], đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản song không được chấp nhận nên bỏ về nước.

17/6/1929 đại biểu cộng sản miền Bắc họp tại nhà số 312, phố Khâm Thiên [Hà Nội] quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa Liềm, cử ra Ban chấp hành Trung ương Đảng.

+ An Nam Cộng sản Đảng:

8/1929: Những cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam kỳ thành lập An Nam cộng sản đảng, ra tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận.

+ Đông Dương cộng sản liên đoàn:

9/1929: Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Tuy nhiên sự ra đời của ba tổ chức cộng sản không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Trách nhiệm lịch sử là phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam.

Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông [Trung Quốc] dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản.Tham dự Hội nghị gồm: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh [đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng], Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu [đại biểu của An Nam Cộng sản đảng]. Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng.

Trong đó, Chính cương vắn tắt của Đảng và sách lược vắn tắt của Đảng phản ánh nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng [9/1960] đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam.

Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

Mục IV

IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

* Bối cảnh:

- Cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ.

=> Đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên những bước mới.

* Ọuá trình ra đời:

- Trong nội bộ củaHội Việt Nam Cách mạng Thanh niênđã hình thành tổ chức cộng sản:

+ Đông Dương Cộng sản đảng [tháng 6-1929]:Tổ chức của những đảng viên tiên tiến ở Bắc Kì.

+ An Nam Cộng sản đảng [8-1929].Các đảng viên còn lại của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Kì.

- Bộ phận tiên tiến củaTân Việt Cách mạng đảng [từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên] đã thành lậpĐông Dương Cộng sản liên đoàn[9-1929].

* Ý nghĩa:

- Ba tổ chức cộng sản ra đời chứng tỏ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng ở Việt Nam đã chín muồi.

ND chính

Tóm tắt những nét chính: Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929: bối cảnh, quá trình ra đời và ý nghĩa.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

Loigiaihay.com

  • Lý thuyết Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

    Lý thuyết Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

  • Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926-1927 đã có những điểm mới nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 65 SGK Lịch sử 9

  • Tân Việt Cách mạng đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 65 SGK Lịch sử 9. Tân Việt Cách mạng đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?

  • Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 67 SGK Lịch sử 9

  • Tại sao một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 68 SGK Lịch sử 9

Video liên quan

Chủ Đề