Sữa mẹ trữ ngăn mát được bao lâu

Đã từ lâu, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy ngày nay, ngoài việc cho bé bú trực tiếp, không ít bà mẹ chọn cách hút [vắt] sữa để dự trữ trong tủ lạnh. Phương pháp này khá hay vì vừa giúp lưu trữ được nguồn sữa cho con vừa giúp tuyến sữa được kích thích, hạn chế tình trạng mất sữa, tắc tia sữa.

Tuy nhiên, sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu sẽ đảm bảo thì không phải mẹ bỉm sữa nào cũng biết. Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé.

1. Dụng cụ cần thiết giúp bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh trước tiên các mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để đảm bảo sữa được an toàn không bị mất chất dinh dưỡng.

Sữa mẹ để trong ngăn mát được bao lâu

Các dụng cụ bao gồm:

  • Máy tiệt trùng bình sữa.
  • Bình đựng sữa.
  • Túi trữ sữa.
  • Sử dụng túi trữ sữa để tiết kiệm tối đa không gian tủ

2. Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu ?

Sữa được vắt ra nếu như bé chưa có nhu cầu sử dụng thì các mẹ có thể bảo quản ở ngăn mát. Thời gian tối đa để bảo quản sữa trong tủ mát là 48 giờ. Lưu ý nhiệt độ ngăn mát khoảng 4-13oC.

Trước khi cho bé uống sữa này các mẹ nên cho bình hoặc túi sữa vào bát nước ấm có nhiệt độ khoảng 40oC. Hoặc một cách đơn giản hơn các mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa ở mức 1. Với khoảng nhiệt độ này, sữa mẹ sẽ giữ được nguyên các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bảo quản sữa mẹ

3. Thời gian trữ sữa trong ngăn đá

Nếu các mẹ hút được nhiều sữa vượt nhu cầu ăn của bé thì mẹ có thể tận dụng để trữ đông ở ngăn đá. Đối với tủ lạnh 2 cánh thiết kế ngăn đá dưới hoặc trên theo kiểu truyền thống thì thời gian bảo quản sữa tối đa trong vòng 3 tháng.

Với tủ lạnh 1 cánh, tủ lạnh nhỏ thời gian tối đa là 2 tuần. Nếu quá nhiều sữa các mẹ nên sử dụng tủ đông chuyên dụng không nên để sữa ở cánh cửa tủ.

4. Những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá

  • Đổ sữa vào các túi trữ chuyên dụng. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm được không gian tủ để có thể vẫn bảo quản được các thực phẩm khác.
  • Không nên để các túi sữa ở cánh cửa tủ lạnh.
  • Với các thực phẩm tươi sống, có mùi, các mẹ nên để trong túi hoặc hộp để tránh gây mùi ảnh hưởng tới chất lượng sữa.
  • Mua sẵn thùng giữ lạnh trong nhà. Trong trường hợp mất điện các mẹ nên chuyển sữa đông đá vào thùng giữ lạnh sau đó mua đá bỏ đầy thùng để sữa không bị rã đông.
  • Trước khi cho các túi sữa vào ngăn đá, các mẹ nên ghi lại ngày vắt sữa, dung tích sữa. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi cho việc sử dụng và rã đông sau này.
  • Ngoài ra sữa mẹ vắt ra cũng bảo quản được ở nhiệt độ phòng, phòng máy lạnh nhưng thời gian sẽ không được lâu.
  • Ở nhiệt độ phòng trên 26oC là 1 tiếng.
  • Nhiệt độ phòng máy lạnh, điều hòa dưới 26oC là 6 tiếng.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách cho bé

Hiện nay các bà mẹ hiện đại đã không còn quá xa lạ với việc thực hiện cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Việc vắt sữa, trữ sữa giúp mẹ chủ động hơn khi chăm sóc con. Vì dù mẹ có bận làm việc hay đi công tác, bé vẫn luôn có sẵn một lượng sữa thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng bên cạnh đó nhiều chị em vẫn còn lúng túng trong việc này. Nếu bạn đanglăn tăn vớivấn đề bảo quản này, hãy tham khảo bài viết sauvềcách bảo quản sữa mẹ đúng cáchtrong tủ lạnh khoa học mà vẫn đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho con.

1. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách

Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu? Bảo quản sữanhư thế nào đúng cách? Bạn có thể tham khảotheo hướng dẫn sau để tích trữ sữa cho con uống lâu dài nhé.

1.1. Bảo quản sửa mẹ bằng túi trữ sữa

- Trong một ngày, nếu bạnhút được lượng sữa nhiều màbé không bú hết, lượng sữa đã hút, bạn hãy dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, sau đó thực hiện đúng theo cách bảo quản sữa mẹ cho bé trong tủ lạnh như sau:

+ Nếu bảo quản trong ngăn đông: Dùng bút ghi ngày tháng năm lên túi trữ sữa và cho ngăn đông lạnh để bảo quản ở nhiệt độ -18 độ C. Không nên bảo quản ở cánh cửa ngăn đông vì nhiệt độ không đủ lạnh.

+ Nếu bảo quản trong ngăn mát: Bạn có thể bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát trong 24 giờ. Do sữa để ngăn mát có hạn sử dụng 48 giờ nên có thể cứ mỗingày một lần, nếu không dùng hết sữa, các mẹ dồn sữa lại, ghi ngày tháng năm và chuyển lên ngăn đông lạnh.Khi sữa đã được làm lạnh, bạn sẽ thấy trên bề mặt sữa có một lớp váng mỏng. Điều này là hoàn toàn bình thường vì lớp váng mỏng này chính là lượng chất béo trong sữa. Do đó, trước khi làm ấm sữa, bạn lắc đều bình để lớp chất béo này hòa quyện đều trong sữa.

+Để thực hiệncách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnhđúng cách, bạnnên mua những chiếc túi trữ sữa chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để bảo quản sữa mẹ. Cho sữa vào túi để trữ, ép hết không khí ra ngoài. Lưu ý, bạn đừng đổ sữa vào túi quá đầy vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở.

- Bạn nên chọn loại túi 2 khóa kéo để trữ sữa sẽ đạt chất lượng tốt hơn. Các loại túi trữ sữa thường ghi dung tích 150 - 180 ml nhưng để tiết kiệm không gian tủ lạnh, bạn có thể chứa đến gần mép cách chỗ khoá kéo khoảng 2 - 3 cm [được khoảng 200 - 250 ml tuỳ loại túi]. Lưu ý, bạn chỉcó thể làm cách này với loại túi hai khóa kéo.

1.2. Bảo quản sữa mẹ bằng bình trữ sữa

- Dùng bình nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy để trữ sữa. Tuy nhiên, bình thủy tinh thường tốt hơn bình nhựa.

- Rửa sạch bình bằng dung dịch vệ sinh bình sữa và nước ấm, để khô trước khi sử dụng. Bạn không nên đổ sữa quá đầy mà hãy để lại một khoảng trống.

- Lưu ý: Bình nhựa có thể bị biến dạng khi sữa bị đóng băng nên rất dễ vỡ. Chai thủy tinh cũng có thể bị vỡ nếu không được sử dụng đúng cách do đó bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm trước khi dùng. Ngoài ra, bạn không được đựng sữa mẹ bằng bình bị mẻ, nứt.

2. Cách rã đông và hâm nóng sữa đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng

Sau khi biếtcách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, hãy theo dõi cách rã đông và hâm sữa cho bé sao cho đảm bảo giữ được đầy đủ dinh dưỡng.

- Dựa vào thời gian vắt sữa, bạn sẽ lấy sữa vắt trước rồi làm ấm và cho bé dùng trước, sữa vắt sau sẽ cho bé dùng sau.

- Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên. Để rã đông sữa mẹ, bạn có thể hấp cách thủy hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng khoảng 40 độ C.

- Lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Vì vậy, bạn không nên sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa.

- Lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa và sữa trộn lẫn với nhau. Đừng lắc quá mạnh vì sẽ làm phân hủy một số chất dinh dưỡng có giá trị có trong sữa. Trước khi cho bé uống, nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể. Nếu bé bú không hết sữa sau khi rã đông thì phải bỏ đi, không cho bé sử dụng lại.

- Một số mẹ có hàm lượng lipase [một loại men tiêu hóa chất béo] trong sữa cao, khi rã đông sẽ khiến sữa có mùi vị của xà phòng khiến nhiều bé không muốn uống. Trong trường hợp này, bạn có thể đun nhẹ sữa ở mức nhiệt 80 – 82 độ C để làm mất lipase. Sau đó làm lạnh nhanh và bảo quản sữa lại trong tủ lạnh.

3. Thời gian sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?

Khi thực hiện cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh trên đâysữa mẹ bảo quản được bao lâu? Sau đây là những thông tin mẹ cần biết:

- Ở nhiệt độ phòng: Sữa mẹ mới vắt có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 35 độ C trong khoảng 4 – 7 tiếng. Nếu bạn không dùng sữa đó sớm, hãy bảo quản ngay sữatrong tủ lạnh hoặc tủ đông.

- Tủ lạnh cách nhiệt: Sữa mẹ mới vắt có thể được để trong tủ ướp lạnh cách nhiệt với đá đến 1 ngày. Sau thời gian này, bạn nên cho bé dùng sữa hoặc chuyển qua dụng cụ đựng sữa chuyên dụng [túi, hộp] rồi cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông.

- Tủ lạnh: Sữa mẹ để trong tủ lạnh ở 0 độ C có thể giữ được đến 8 ngày.

- Sữa bảo quản trong tủ đông: Sữa mẹ trữ trong tủ đông ở khoảng -20 độ C sẽ giữ được trong vòng 2 tuần. Nếu tủ ủ đông có một cửa tách biệt và có nhiệt độ khoảng -35 độ C thì sữa mẹ có thể để được từ 3 – 6 tháng [điều này còn phụ thuộc vào tần suất đóng mở cửa tủ]. Nếu bạn có tủ đông kín, ít bị mở ra và nhiệt độ khoảng -40 độ C thì sữa có thể giữ được trong 12 tháng.

- Bạn nên dùng sữa càng sớm càng tốt. Vài nghiên cứu khuyên rằng thời gian bạn bảo quản sữa càng lâu, dù cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cáchthì lượng vitamin C có trong sữa cũng sẽ bị mất nhiều hơn. Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng, để sữa trong tủ lạnh hơn 2 ngày có thể làm giảm tính năng tiêu diệt vi khuẩn của sữa mẹ và việc trữ đông lâu có thể khiến hàm lượng chất béo trong sữa giảm.

4. Những lưu ý khi trữ đông sữa mẹ

Có nhiều lý do để người mẹ vắt sữa dự trữ cho con, có thể do mẹ đã đi làm trở lại, do sữa mẹ nhiều làm căng tức ngực, hoặc để thuận tiện hơn cho người nhà giúp đỡ mẹ cho con bú… Bạn hãy lưu ý những điều dưới đây để sữa mẹ sau khi được vắt ra và trữ vẫn an toàn và đảm bảo bổ dưỡng cho con nhé.

- Bạn có thể linh hoạt lựa chọn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hay tủ đôngtrên đây tùy thuộc vào ý định dùng ngay hay để lâu. Nếu bạn định dùng trong vòng vài ngày trở lại thôi thì nên bảo quản trong tủ lạnh hơn là tủ đông, vì tủ đông có thể làm mất đi một số chất có trong sữa – những chất có tác dụng giúp chống lại viêm nhiễm. Tuy vậy, sữa mẹ dù trữ đông vẫn được coi là lựa chọn được ưa chuộng hơn sữa công thức.

- Dù chọn trữ sữa trong tủ lạnh hay tủ đông thì bạn cũng đều nên:

+ Tiệt trùng vật dụng dùng đựng sữa. Bạn nên dùng chai nhựa hoặc túi trữ sữa chuyên dụng, tránh dùng chai thủy tinh vì có thể bị vỡ.

+ Dán nhãn, ghi ngày bạn vắt sữa lên chai hoặc túi để biết dùng theo thứ tự.

+ Luôn bảo đảm dụng cụ vắt sữa sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi vắt sữa cho con. Bạn càng lưu ý cẩn thận khâu vệ sinh này bao nhiêu thì càng tránh được nguy cơ có vi khuẩn có thể sinh sôi trong sữa vắt ra bấy nhiêu.

+ Khi thực hiện cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh,sau khi trữ một thời gian sữa có thể có hiện tượng tách sữa, và theo các chuyên gia, điều này là bình thường và bạn không cần lo lắng, chỉ cần lắc nhẹ cho đều là được. Hãy chừa một ít khoảng trống trên phía miệng chai hoặc túi vì khi đông lại, sữa sẽ “phồng” ra – bạn có thể quan sát hiện tượng này ở ngay khay đá nhà mình. Nếu bạn trữ sữa trong túi, hãy bảo đảm túi không bị có vết rách nào nếu không muốn bị phí sữa và phải mất công dọn dẹp về sau.

- Bạn cũng có thể trữ đông một lượng sữa nhỏ trong khay đá có nắp, hoặc cho khay đá vào trong túi kín. Lượng sữa ít một như vậy sẽ nhanh rã đông hơn, tiện lợi sử dụng nếu bạn muốn trộn sữa vào thức ăn dặm của con.

- Sữa trong tủ đông nên được rã đông trong tủ lạnh, và có thể trữ thêm ở đó trong vòng 12 giờ.

- Một số bé thích bú sữa mát lạnh lấy ra từ tủ lạnh, nhưng cũng có những bé thích sữa ấm hơn. Bạn hâm nóng sữa cho con bằng cách để chai sữa kín hoặc túi sữa kín trong một tô nước ấm chứ đừng tìm cách rã đông hoặc hâm nóng sữa cho con trong lò vi sóng.

- Nếu bạn có ít thời gian thì hãy rã đông trong nước mát rồi nước ấm, hoặc dùng cách như đã nói ở trên là ngâm trong tô nước ấm. Sau khi hoàn tất rã đông, bạn cần lau khô và sạch chai/túi đựng trước khi mở ra, đổ vào bình và cho con bú.

- Và bạn không nên làm đông sữa lại sau khi đã tan đá.

5. Mùi vị sữa có thay đổi khi bảo quản bằng tủ lạnh

Vừa rồi, bạn đã biết về cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, tuy nhiên nhiều trường hợp mùi vị của sữa thay đổi ngay sau đó. Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn của mẹ, thuốc men, sữa tiếp xúc với nhiệt độ không phù hợp hoặc do mẹ hút thuốc lá.

- Sữa được trữ trong tủ lạnh thường có mùi xà phòng.

- Sau rã đông sữa có mùi nặng hơn sữa để ngăn mát. Men lipase trong sữa mẹ phân hủy chất béo thành các axit béo.

- Khi bé bú trực tiếp, quá trình này thường xảy ra sau khi sữa vào hệ tiêu hóa của bé, mục đích hỗ trợ bé tiêu hóa tốt sữa mẹ.

Vì vậy, nó hoàn toàn không có hại gì với các bé, nhưng có một số bé sẽ từ chối không uống sữa này.

- Kiểm tra mùi vị sữa trước khi để vào tủ đông. Để từ 1 – 2 túi sữa đông lạnh khoảng 5 ngày. Sau đó, bạn hãy kiểm tra mùi vị và xem bé có uống được hay không.

- Nếu trước khi rã đông mà sữa đã có mùi, bạn hãy bỏ đi.

- Nếu sữa chỉ có mùi nhẹ song bé vẫn không chịu uống, bạn hãy khử mùi sữa trước khi trữ đông.

- Sau khi hút sữa ra, bạn hãy sữa với ngọn lửa nhỏ, khi sữa hơi sôi lăn tăn thì tắt bếp để nguội rồi đem cấp đông.

- Cách này giúp giảm mùi rõ rệt, nhưng sẽ khiến sữa mất đi một số kháng thể.

Hy vọng qua bài viết về cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, bạn có thể bảo quản sữa lâu và đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho bé. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Siêu thị điện máy HC

Video liên quan

Chủ Đề