Tại Đà Lạt những loại cây trong nào sau đây được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Phóng to
Anh Lê Văn Hải tại phòng nuôi cấy mô với công suất 100.000 cây giống/năm -Ảnh: MAI VINH

Không ít nông dân đã bỏ hàng tỉ đồng để lập phòng lab nuôi cấy mô và thuê các kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên cao cấp về làm việc, tạo ra những dòng cây giống sạch bệnh có chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Trong 58 phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Đà Lạt có tới 90% là do nông dân, tư nhân bỏ tiền ra đầu tư.

“Giám đốc nông dân”

Trước cổng trại giống cây PH của “giám đốc nông dân” Trương Đức Phú tại P.11, TP Đà Lạt có một tấm biển với nét mực còn mới: “Cần tuyển 2 kỹ sư sinh học và 6 kỹ thuật viên nuôi cấy mô”. Phía trong, trên khu đất rộng 0,5ha là những vườn ươm cây giống, khu dưỡng cây bố mẹ, nhà xưởng, gara xe hơi cùng dãy phòng nuôi cấy mô được anh Phú đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ. “Tính đến nay, riêng phòng nuôi cấy mô với 12 tủ cấy nhân giống tôi đã phải đầu tư trên 2 tỉ đồng” - anh Phú ước tính.

Anh Phú là nông dân thứ thiệt và đã gắn với nghề trồng hoa từ những năm 1980. Nghe mọi người kháo nhau nhiều về việc tạo giống bằng phương pháp cấy mô sẽ cho ra những cây con mới đạt chuẩn, không sâu bệnh, anh Phú bàn với vợ - chị Hương, cử nhân ngành sinh học - quyết tâm đầu tư mở phòng cấy mô sản xuất giống tại nhà, xây dựng phòng nuôi cấy mô cho mình với chỉ hai buồng cấy. Đó là thời điểm của sáu năm trước đây, khi đó “nhìn lứa cây giống nuôi cấy mô đầu tiên bán cho bà con trồng trên ruộng phát triển tốt, cho hoa đẹp, tôi nhủ thầm: thắng rồi!” - anh Phú nhớ lại.

Đến nay anh Phú đã có thể cung cấp mỗi năm khoảng 2 triệu cây giống hoa các loại như hồng môn, cúc, salem, đồng tiền, cẩm chướng, layơn, sao tím, bibi, tuylip... và cả dâu tây cho thị trường giống cả nước. Với giá giống hiện thời từ 700-5.000 đồng/cây [tùy loại hoa] và chỉ tính lượng giống bán ra thì doanh thu một năm của anh Phú có thể đạt 3-4 tỉ đồng. Để có đủ cây giống giao cho bạn hàng, hiện phòng nuôi cấy mô của nông dân Phú phải thuê đến 4 kỹ sư, 20 kỹ thuật viên với mức lương 3,5-5 triệu đồng/tháng.

Cũng giống như anh Phú, nông dân Lê Văn Hải giờ đây còn là ông chủ phòng nuôi cấy mô với ba kỹ sư và một kỹ thuật viên đang ngày ngày miệt mài sản xuất giống các loại hoa cúc. Trong căn nhà hai tầng rộng chừng 40m2, anh Hải dành nguyên một tầng lầu để làm phòng cấy mô phục vụ việc nhân giống cây trồng. Căn phòng vô trùng ấy là một thế giới khác hẳn với vùng đất nông nghiệp Thái Phiên [P.13, TP Đà Lạt] hăng hắc bụi đất đỏ và ngai ngái mùi phân bón.

Phòng cấy mô của anh Hải hằng năm cho ra khoảng 100.000 cây giống của 25 chủng loại cúc khác nhau. Anh Hải chỉ vào hai tủ cấy mô, tủ hấp tiệt trùng và vài thiết bị hay gặp ở các phòng thí nghiệm hóa sinh cười vui: “Thiết bị nhà nông của tôi đây. Nhờ có nó mà tôi cũng như bà con dần “lên đời” làm nông dân mới, cuộc sống ngày càng khỏe hơn”.

Vui khi là “lính” nông dân

Vị sư “nuôi cấy mô”

Đó là sư thầy Thích Huệ Đăng, giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu hoa lan Thanh Quang [P.3, TP Đà Lạt], đã có nhiều năm cùng với 40 kỹ sư nghiên cứu, sản xuất khoảng 20 giống lan quý hiếm cung cấp cho bà con nông dân và xuất khẩu đi các nước.

Mới đây, để làm phúc cho bá tánh - bà con nông dân hơn nữa, sư thầy cùng với các kỹ sư đã nuôi cấy mô và sản xuất thành công giống sâm ngọc linh.

Hiện tại trong phòng nuôi cấy mô của sư thầy đang có khoảng 1,5 triệu phôi giống sâm ngọc linh.

Ngoài ra, còn hơn 1 triệu cây sâm ngọc linh sản xuất theo công nghệ cấy mô đã được đem trồng thực nghiệm tại các tỉnh Quảng Trị, Kon Tum, Lào Cai, Vĩnh Phúc và TP Đà Lạt.

Nguyễn Thị Mỹ Thắm, tốt nghiệp khoa sinh học Đại học Đà Lạt và đã có thâm niên làm “lính” cho các ông chủ nông dân hơn năm năm, cho rằng rất thoải mái khi làm việc tại các phòng nuôi cấy mô của bà con nông dân. “Ngành sinh học không nhất thiết phải gắn với các cơ quan, viện, trường. Môi trường làm việc thoải mái và có đãi ngộ thỏa đáng như tại phòng nuôi cấy mô của anh Hải này làm chúng tôi rất yên tâm” - Thắm bộc bạch.

Cử nhân sinh học Phan Thị Ngọc Hiền, đang làm cho nông dân Trương Đức Phú, cụ thể hơn trong suy nghĩ: “Làm việc với ông chủ là nông dân tôi càng thêm yêu và gắn bó với ngành nông nghiệp Đà Lạt hơn”. Hiền cũng cho biết làm “lính” cho nông dân thì học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tế từ ruộng đồng mà điều này chẳng sách vở nào có được. Hiền đang đi học thêm văn bằng hai và dự định: “Tích lũy kinh nghiệm, gom vốn, một thời gian sau tôi mong ước cũng sẽ mở được một phòng nuôi cấy mô cho riêng mình”.

Bà Nguyễn Thị Tường Vi - cán bộ Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, chủ nhiệm chương trình Quản lý giống cây trồng sản xuất bằng phương pháp cấy mô - cho rằng hầu hết các cơ sở đều có cán bộ kỹ thuật là cử nhân, kỹ thuật viên có kinh nghiệm lâu năm với trình độ chuyên môn cao. Những cơ sở này một năm sản xuất ra trung bình khoảng 500.000 cây giống/cơ sở với chất lượng tương đối tốt, kháng bệnh, tỉ lệ sống cao.

Bà Vi cũng kiến nghị thêm: “Nhà nước nên lập các trung tâm phân tích, test để đánh giá chất lượng cây giống nhằm hỗ trợ thêm cho bà con nông dân đang sản xuất giống theo mô hình phòng nuôi cấy mô đạt hiệu quả hơn nữa”.

ĐỨC TUYÊN - MAI VINH

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi và sự nhạy bén sớm tận dụng lợi thế này, Đà Lạt [thuộc tỉnh Tây Nguyên Lâm Đồng] đang là thành phố dẫn đầu cả nước về sản xuất giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô.

Hoạt động này hiện đang diễn ra rất sôi nổi ở Thành phố cao nguyên miền Trung này, chủ yếu trong lĩnh vực trồng và nhân giống hoa, với trên 50 phòng thí nghiệm của Nhà nước, tư nhân trong nước và của cả những doanh nghiệp sản xuất hoa hàng đầu châu Á.

Những năm qua, bằng công nghệ cấy mô, tế bào, những giống hoa và rau mới được tạo ghép thành công ở Đà Lạt đã nhanh chóng trở thành giống hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và được xuất khẩu ra một số nước.

Mới đây nhất, cuối năm 2006, tại Đà Lạt, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa hoa học Công nghệ Việt Nam và trường Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã thêm một thành công nữa trong việc nhân giống cây hoa lily bằng công nghệ nuôi cấy mô kết hợp với việc nuôi cấy trong bình dung dịch bioreactor. Công nghệ này cho phép sản xuất cây giống hoa lily trong thời gian ngắn, chất lượng đồng đều và giá thành hạ. Kỹ thuật này hiện cũng đang được nhóm nghiên cứu sử dụng để nhân giống hoa hải đường.

Không chỉ thành công trong việc nuôi cấy nhân nhanh các giống hoa với giá thành hạ, các nhà khoa học ở Đà Lạt cũng đã ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ mô để tạo ra các giống hoa mới có khả năng kháng virus và nhiều nguồn bệnh khác.

Hiện nay, công nghệ nuôi cấy mô tạo giống đang được phổ biến rộng rãi ở Đà Lạt. Nhiều người nông dân ở vùng đất này đã kết hợp thành thạo kinh nghiệm trồng lúa, trồng hoa với các kỹ thuật mới. Đơn cử như trường hợp anh nông dân Phạm Anh Tuấn, người đã tạo ra trên 3.000 loại hoa đồng tiền mới từ các nguồn gien trong nước và nhập khẩu, chỉ trong năm 2006 đã cung cấp cho thị trường trên 10.000 cây giống đồng tiền mớI vớI giá bằng ¼ giá loại cây này do 1 công ty nước ngoài độc quyền cung ứng từ trước đến nay.

Bằng các công nghệ nói trên, các nhà khoa học và những người nông dân Đà Lạt đã tạo cho vùng đất này những thung lũng hoa không chỉ quý hiếm và còn mới lạ với những cây hoa quỳnh nở ban ngày thay vì nở ban đêm như thông thường, hay những bộ sưu tập hoa phong lan đa dạng và quyến rũ.

Nhằm tận dụng tiềm năng này, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện những chính sách, biện pháp thu hút các nhà khoa học tham gia nghiên cứu ứng dụng để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm rau, hoa, chè, cà phê.., tiến tới xây dựng và phát triển các khu công nghiệp cao, các trung tâm nghiên cứu hoa.

Năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã đồng ý hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng phát triển ngành công nghiệp hoa để hội nhập với ngành sản xuất hoa trên thế giới . Bộ đã yêu cầu tỉnh xây dựng đề án phát triển ngành công nghiệp hoa theo hướng bền vững, tiến tới thành lập trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về hoa Đà Lạt, phối hợp các ngành liên quan để đào tạo kỹ sư chuyên ngành về trồng hoa. Một số đơn vị trồng hoa ở Đà Lạt cũng đang ở trong số các doanh nghiệp Việt Nam được Đan Mạch hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

TTXVN

Phòng CNSH đã nghiên cứu và ứng dụng thành công các quy trình nuôi cấy mô để sản xuất các giống cây sau đây:

1. Giống chuối Dole

Giống như các dòng Cavendish của Việt Nam, giống chuối Philipines thuộc Genotype AAA. Nên có các đặc điểm hình thái giống như chuối tiêu Việt Nam. Đặc điểm nổi trội là trái chuối Philipines thẳng, thon, các trái chuối có vẻ đồng dạng trên cùng một quầy. Số nải trên quầy vào khoảng 8 - 10. Số trái trên nải chuối 20 - 28 trái. Nếu được chăm sóc tốt có thể cho năng suất 35 - 40 kg/quầy. Chuối Philipines có hàm lượng đường trong trái thấp nên ăn có vị thanh chua, không được ngọt như các giống chuối tiêu Việt Nam. Nhưng do vỏ trái dày cộng với cuống trái to và cứng nên khi trồng qui mô giống chuối Philipine tỏ ra ưu thế hơn để đóng gói, bảo quản và vận chuyển đi xuất khẩu ở những thị trường xa.

Các ưu điểm khi sử dụng giống chuối nuôi cấy mô:

- Chuối Cavendish spp. rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cũng khá cao so với nhiều loại cây trồng khác. Trồng chuối chỉ một năm là đã được thu hoạch và có thể thu hoạch quanh năm. Thu nhập khoảng 200 triệu/năm/ha. Hơn thế nữa, tiềm năng xuất khẩu chuối rất lớn.

- Phương pháp hữu hiệu để loại trừ virus, nấm khuẩn khỏi các cây giống đã nhiễm bệnh. Cây giống sạch bệnh tạo ra bằng cấy mô thường tăng năng suất 15 - 30% so với giống gốc.

- Lợi thế về vận chuyển: Các cây con kích thước nhỏ có thể vận chuyển đi xa dễ dàng và thuận lợi, đồng thời cây con tạo ra trong điều kiện vô trùng được xác nhận là sạch bệnh. Do vậy, bảo đảm an toàn, đáp ứng các qui định về vệ sinh thực vật quốc tế.

[Vui lòng liên hệ để có giá tốt]

2. Giống chuối đỏ.

Chuối đỏ còn được gọi là chuối Dacca có xuất xứ từ Australia. Chuối đỏ có quả nhỏ hơn chuối thường, có vỏ màu đỏ đậm, dày, thịt mềm và ngọt, có mùi thơm nhẹ. Chuối có vỏ màu đỏ đậm hoặc hơi tím. Thịt chuối có màu trắng kem cho đến màu hồng với hương vị chuối nhẹ nhàng quyện lẫn vị của quả mâm xôi đầy hấp dẫn. Do vẫn chưa được phổ biến rộng rãi nên mua giống cây chuối đỏ trên thị trường khá đắt vào khoảng gần 100.000/gốc. Để mua được giống chuối này cũng không phải khó hãy đến các cửa hàng cây cảnh tự mua hạt về trồng hoặc nếu không muốn chờ đợi lâu nên mua bầu cây về trồng. Do đó, việc áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô đã làm giảm giá thành cây giống đáng kể, đồng thời, cây con phát triển đồng đều, sức phát triển mạnh hơn so với phương pháp nhân giống truyền thống [vui lòng liên hệ để có giá tốt].

3. Cây khoai nưa

Từ lâu, khoai Nưa đã xuất hiện ở Việt Nam, tại các vùng núi phia Tây Bắc và tập trung ở Thừa thiên Huế ngoài ra khoai Nưa còn tập trung một số ít ở các tỉnh miên Tây Nam bộ. Được xem như một loại thực phẩm có chứa nhiều glucoman có hàm lượng dinh dưỡng cao, Nưa còn trị được các bệnh về đường tiêu hóa hay u nhọt và cả ung bướu. Không những vậy, Khoai Nưa còn mang lại một giá trị kinh tế cao cho các ngành sản xuất thạch rau câu và bột nưa. Tuy nhiên, sản lượng Nưa để cung ứng cho thị trường chưa cao.

Ngoài chức năng làm thực phẩm thì củ nưa còn có các tác dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: y học, làm đẹp,… Lượng glucomannan trong củ nưa được sử dụng làm thực phẩm chức năng có thể điều chỉnh nồng độ đường, giảm tỷ lệ mỡ trong máu, làm giảm sự thèm ăn ở người bị béo phì… Chữa các bệnh sốt rét có bang, đau dạ dày, ăn không tiêu… Củ Nưa Konjac còn có tác dụng làm đẹp da. Do nhiều tác dụng như vậy, nưa đã và đang dược trồng ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả Việt nam, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội.

4. Cây gáo vàng

Cây gáo vàng còn gọi là cây thiên ngân hay  giống cây tỷ phú là cây thân gỗ thẳng có đường kính trên 100cm. Cây gáo vàng có mặt ở các nước như :Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…cây sinh trưởng rất nhanh sau 5-10 năm đã thành cây gỗ lớn vì có sức mọc nhanh kỳ lạ nên cây gáo vàng có triển vọng rất lớn nếu thâm canh cao thỳ chỉ sau 5-8 năm đã thu hoạch được cây gỗ lớn có khả năng tái sinh cao.

Ngày nay, kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật ngày càng hoàn thiện giúp cho việc nhân giống và phục hồi giống tốt hơn do đó ứng dụng kỹ thuật này vào trong sản xuất giống cây gáo vàng sẽ tạo ra nhiều triển vọng mới trong việc tang năng suất cũng như diện tích trồng cây gáo vàng hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ gỗ rất lớn và ngày càng cao của nước ta hiện nay.

[Vui lòng liên hệ để có giá tốt]

5. Cây tiêu

6. Cây khoai lang

Ngoài các giống cây trên, Phòng CNSH sẵn sàng hợp tác với các đơn vị có nhu cầu sản xuất cây giống bằng PP nuôi cấy mô, để nghiên cứu - hoàn thiện quy trình sản xuất.

Điện thoại liên lạc: 08.38220523 - 08.39103316

Video liên quan

Chủ Đề