Tại sao bạn muốn làm nhân viên kinh doanh

Đâu là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp hay được các nhà tuyển dụng thông thái sử dụng phỏng vấn ứng viên của mình? Với 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh dưới đây, bạn sẽ học hỏi được thêm những kỹ năng và kinh nghiệm phỏng vấn cần có để nhận diện được các ứng viên tài năng và sáng giá nhất.

Có rất nhiều ứng cử viên tham gia phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh nhưng không phải ai cũng có thể thành công vì một trong những lý do nào đó như không có chuyên môn, không nhanh nhạy, vô tổ chức, quá hung hăng hay không đủ mạnh mẽ, lập trường…

Nếu bạn không muốn sở hữu những nhân viên không phù hợp như vậy thì nên chắc chắn hơn trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng. Những câu trả lời sẽ tiết lộ “bản chất” của ứng viên sáng giá, bạn sẽ có căn cứ tốt hơn để lựa chọn một cách dễ dàng và đúng đắn.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng

20 câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi tuyển dụng nhân viên bán hàng

1. Ý kiến của bạn về tầm quan trọng của việc học hỏi trong kinh doanh là gì?

Câu hỏi này sẽ cho thấy ứng cử viên của bạn có cầu tiến và mong muốn học hỏi ít nhất là trong lĩnh vực bán hàng hay không.

2. Hãy giải thích một điều gì đó…?

Đây thực ra không phải là một câu hỏi nhưng nó sẽ giúp bạn đánh giá xem ứng cử viên có thái độ tích cực hay không.

3. Bạn sẽ làm gì khi không hoàn thành doanh số tháng hoặc không có khách hàng hài lòng?

Cách các ứng cử viên giải quyết việc này sẽ cho thấy sự quyết tâm cũng như phong cách làm việc của họ. Sẽ không ngạc nhiên nếu như một “nhân tài” trả lời rằng họ cần kiểm điểm lại bản thân và đặt mục tiêu SMART cho tháng tới để bù lại tháng “thất bát” vừa rồi?

4. Bạn sẽ tiếp cận chu kỳ bán hàng ngắn hạn và chu kỳ bán hàng lâu dài như thế nào?

Chu kì ngắn nghĩa là chốt đơn hàng nhanh chóng, chu kỳ dài lại đòi hỏi cách tiếp cận cẩn thận hơn. Chúng hoàn toàn khác nhau và các ứng cử viên của bạn nên nhận ra và có cách tiếp cận phù hợp.

5. Khi nào bạn ngừng theo đuổi một khách hàng?

Câu trả lời hay ở đây sẽ phụ thuộc vào chiến lược của công ty bạn nhưng nói chung kiên trì và nỗ lực hơn sẽ là một nhân viên kinh doanh tốt.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng

6. Bạn thoải mái nhất khi bán cho ai và vì sao?

Bạn hãy lắng nghe xem họ trả lời với một mô tả người mua lý tưởng hoặc cá nhân đặc biệt trong quá trình mua hàng như thế nào. Sau đó đánh giá về cách nhìn nhận của các ứng cử viên về đối tượng khách hàng đặc thù trong lĩnh vực của bạn.

7. Điều bạn yêu thích nhất trong quá trình bán hàng là gì?

Nếu điều họ yêu thích nhất là một phần quan trọng trong công ty của bạn thì đó sẽ là một phiếu bầu cho ứng cử viên đó. Câu hỏi cũng có thể cảnh báo bạn về các khía cạnh hạn chế của bên mình để xem xét.

8. Điều gì sẽ là động lực cho bạn?

Tiền bạc, thành tích, lợi ích cho khách hàng… trong số những điều đó sẽ là những câu trả lời tiềm năng cho câu hỏi này. Và câu trả lời hay sẽ xoay quanh văn hóa công ty của bạn. Ví dụ nếu làm việc theo nhóm là quan trọng nhất trong đội ngũ bán hàng của bạn thì một ứng viên được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh nội bộ có thể sẽ không phù hợp.

9. Đích đến cuối cùng trong sự nghiệp của bạn là gì?

Thiếu cơ hội phát triển sẽ là một trong những lý do hàng đầu khiến nhân viên bán hàng của bạn tìm một công việc mới khác. Nếu ứng viên thể hiện một mong muốn theo đuổi sự nghiệp mà công ty của bạn không thể cung cấp, bạn có thể xem xét về việc nhận ứng viên đó.

10. Bạn hãy nêu ra 3 tính từ mà một cựu khách hàng đã sử dụng để mô tả về bạn?

Lắng nghe sẽ là đức tính tốt đối với hầu hết tất cả các công việc và nhân viên kinh doanh không ngoại lệ. Một nhân viên bán hàng cần biết được mình như thế nào và khách hàng đánh giá mình ra sao. Đây cũng là cách để bạn biết được những điểm mạnh, yếu của ứng cử viên.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng

11. Làm thế nào để bạn giữ nụ cười trên khuôn mặt của bạn trong một ngày?

Thẩm định thái độ của ứng viên trong việc tiếp xúc với khách hàng. Câu hỏi này giúp bạn biết được sự lạc quan của ứng viên đến đâu, họ sẽ dễ dàng thoát khỏi sự khó chịu, làm việc một cách tích cực hay không…

12. Điều gì khiến bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng?

Hỏi để hiểu rõ hơn về mục tiêu cũng như động lực của ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng.

13. Đã bao giờ bạn thất bại và làm thế nào để bạn giải quyết nó?

Ai cũng sẽ từng thất bại, dù lớn hay nhỏ vì vậy hãy cẩn thận với những người tuyên bố họ chưa bao giờ thất bại. Không có gì sai hay ngạc nhiên với sự thất bại tạm thời, quan trọng là họ đã vực dậy như thế nào và học hỏi, rút kinh nghiệm ra sao.

14. Bạn nghĩ công ty/đội ngũ bán hàng của chúng tôi có thể làm gì để cải thiện tốt hơn?

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này có 2 mục đích: có bao nhiêu các ứng cử viên có nghiên cứu về công ty của bạn trước khi tham gia phỏng vấn và nó thể hiện tư duy sáng tạo và khả năng kinh doanh của họ.

15. Bạn dành bao nhiêu thời gian nuôi dưỡng khách hàng so với “săn” khách hàng mới, tại sao?

Một số công ty mong muốn và đề cao việc giữ chân khách hàng hơn là tìm kiếm khách hàng mới hoặc ngược lại hoặc song song 50-50. Và chiến lược đó cần được thông suốt trong tư tưởng của nhân viên ngay từ đầu.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng

16. Bạn đã bao giờ hỏi một khách hàng tiềm năng nhưng không mua hàng từ bạn để nghe giải thích vì sao bạn thất bại trong hợp đồng đó? Họ nói gì và bạn học được kinh nghiệm gì từ đó?

Theo dõi những thỏa thuận để học hỏi làm thế nào để làm tốt hơn những lần sau sẽ tăng tỷ lệ chiến thắng trong tương lại. Một nhân viên bán hàng cần có thời gian để học hỏi từ cả những thành công và thất bại của họ có thể sẽ là một sự bổ sung giá trị lớn cho nhóm của bạn.

17. Bạn nghĩ phương tiện truyền thông xã hội có vai trò gì trong quá trình bán hàng của bạn?

Truyền thông xã hội đang trở thành tâm điểm trong tất cả các ngành công nghiệp. Nếu ứng viên không sử dụng các kênh xã hội để nghiên cứu triển vọng hoặc tìm kiếm cơ hội tức là họ đã đi chậm hơn cho với những yêu cầu của bạn ở hiện tại.

18. Bạn nghĩ sao về sự hợp tác trong một đội ngũ bán hàng?

Hợp tác có thể ít quan trọng tại một số tổ chức nhưng các ứng viên không sẵn sàng hợp tác với các thành viên khác sẽ làm cho công việc trở nên khó chịu và khó làm cho nhóm của bạn đi lên toàn diện được.

19. Bạn sẽ ấp ủ mục tiêu của bạn cho đến khi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như thế nào?

20. Nếu bạn được tuyển vào vị trí này, bạn sẽ làm gì trong tháng làm việc đầu tiên?

Các ứng viên cần có một số kế hoạch để hành động ngay khi tham gia vào công ty của bạn. Đây là một câu hỏi đánh giá sự chuẩn bị cũng như sự sẵn sàng cống hiến cho công ty ngay khi bước vào trở thành một thành tố của công ty.

TOP 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khi tuyển dụng

Trên đây là 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp bạn cần cho vào trong những buổi phỏng vấn để tìm những ứng viên thích hợp. Mong rằng với những kinh nghiệm và kỹ năng phỏng vấn này sẽ có ích cho bạn trong công tác tuyển dụng. Nếu bạn có thêm những câu hỏi thú vị nào khác, có thể chia sẻ ngay dưới phần bình luận này.

Công việc làm nhân viên kinh doanh có mức thu nhập rất hấp dẫn và môi trường làm việc tại văn phòng thu hút rất nhiều ứng viên. Nhưng không phải ai cũng có thể thành công trên thương trường. Để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu mà TopCV đã tổng hợp được trong bài viết dưới đây.

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh [Account Executive] hoặc còn được gọi là nhân viên sale là những người đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ là những người nắm rõ thông tin về sản phẩm, tiếp thị, gợi ý những sản phẩm phù hợp, tương thích với các khách hàng và thuyết phục khách mua hàng nhằm đạt mục đích của doanh nghiệp là cung cấp sản phẩm ra thị trường. 

Nhân viên kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bán các sản phẩm đều cần tới nhân viên kinh doanh vì vậy nhu cầu tuyển dụng việc làm nhân viên kinh doanh rất lớn. Nếu bạn muốn tìm hiểu và theo nghề này thì hãy cùng tìm hiểu các công việc cụ thể của một nhân viên kinh doanh ở phần tiếp theo của bài viết. 

Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh làm gì?

Từ tên gọi “nhân viên kinh doanh” nhiều người đã liên tưởng công việc này chỉ các hoạt động bán hàng, đem lại doanh thu, lợi nhuận.. Cách hiểu này tuy không sai nhưng lại chưa phải câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “nhân viên kinh doanh làm những gì”. Trên thực tế, một nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận nhiều đầu việc hơn bên cạnh chuyện bán hàng. cụ thể như sau: 

Nắm bắt mọi thông tin về sản phẩm mình kinh doanh: Nhân viên kinh doanh bắt buộc phải biết tường tận thông tin về sản phẩm mình bán, về đặc điểm, tính chất, công năng, chính sách khách hàng… để có thể thực hiện nghiệp vụ.

  • Tìm hiểu nhu cầu, xu thế thị trường, phân tích đối thủ
  • Tìm kiếm khách hàng mới, hỗ trợ mở rộng tập khách hàng, chăm sóc và duy trì lòng trung thành của khách hàng cũ.
  • Giới thiệu sản phẩm, tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thuyết phục họ mua hàng
  • Tham gia giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ mình kinh doanh.

Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, các đầu công việc của nhân viên kinh doanh có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung, các công việc nêu trên là nghiệp vụ cơ bản của họ.

Nhân viên kinh doanh làm những gì?

Trách nhiệm của nhân viên kinh doanh

Tất cả các ngành nghề đều có thước đo để đánh giá hiệu quả công việc mà hiện nay thường được biết đến là KPI [Key Performance Indicator] tức chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Đối với nghề nhân viên kinh doanh, KPI được quy định rất rõ ràng, cụ thể và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Thông thường, một nhân viên kinh doanh sẽ có trách nhiệm hoàn thành các KPI như sau:

  • Đảm bảo doanh số được đề ra của phòng ban
  • Đảm bảo số lượng khách hàng, số lượng cuộc gọi, số lượng đơn hàng bán thành công hàng tháng, hàng quý, hàng năm
  • Nhân viên kinh doanh sẽ được đánh giá cao nếu họ đem về những hợp đồng có giá trị lớn

Nhân viên kinh doanh cần đảm bảo KPI để chứng minh họ có năng lực làm việc. Ở một số công ty nếu nhân viên kinh doanh không đảm bảo KPI trong vòng 3 tháng liên tục thì họ có thể bị đuổi việc. Ngược lại, nếu họ vượt KPI thì sẽ có những chế độ thưởng tương xứng.

Công việc làm nhân viên kinh doanh khá áp lực vì KPI

Lương nhân viên kinh doanh là bao nhiêu?

Nghề nhân viên kinh doanh tuy chịu đựng áp lực lớn về doanh số nhưng vẫn rất hấp dẫn và thu hút nhiều ứng viên nhờ vào mức lương thưởng tương xứng. Nhân viên kinh doanh thường có 2 loại lương là lương cứng hoặc lương cơ bản cố định được nhận hàng tháng và lương mềm hay còn gọi là hoa hồng nhận được từ các hợp đồng ký kết thành công.

Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, mức lương của nhân viên kinh doanh rất khác nhau tuy nhiên, mức trung bình thu nhập của một nhân viên sẽ rơi vào khoảng 7-9 triệu đồng/tháng + tiền hoa hồng. Đây được xem là một mức lương khá cao so với mặt bằng chung của thị trường việc làm. 

Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh thuộc top cao trên thị trường việc làm

Kinh nghiệm tìm việc làm nhân viên kinh doanh

Để tìm việc làm nhân viên kinh doanh bạn có thể truy cập các trang web tuyển dụng. Lưu ý là bạn nên tìm việc tại những trang web tuyển dụng uy tín, tiêu biểu là TopCV. Tại đây bạn có thể tìm thấy rất nhiều vị trí tuyển dụng với mức lương mơ ước. TopCV đã và đang liên kết với các doanh nghiệp hàng đầu đảm bảo giúp bạn tìm được công việc trong mơ. 

Bên cạnh đó, để tìm được việc làm như ý với mức thu nhập cao nhất bạn cần phải liên tục trau dồi các kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Để trở thành một nhân viên kinh doanh, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu về mặt kỹ năng, bằng cấp cũng như thái độ như sau. 

Về mặt kỹ năng, người muốn theo đuổi nghề nhân viên kinh doanh cần trau dồi các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng liên cá nhân bao gồm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý vấn đề để tiếp xúc, giải quyết các vấn đề liên quan tới khách hàng cũng như truyền đạt thông tin hiệu quả tới khách.
  • Kỹ năng thuyết phục để thuyết phục khách hàng mua hàng thành công
  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực, nhân viên kinh doanh chịu áp lực rất lớn về doanh số vì thế bạn cần có khả năng chịu đựng áp lực nếu muốn theo nghề này
Bạn cần đáp ứng khá nhiều yêu cầu về kỹ năng và kiến thức để trở thành nhân viên kinh doanh

Về mặt bằng cấp, kiến thức, ứng viên tốt nghiệp đại học/ cao đẳng trong các trường kinh tế, ngành quản trị kinh doanh, tài chính… sẽ được ưu tiên khi ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh.Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn cho các bạn học trái ngành cơ hội ứng tuyển, bạn có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh để theo đuổi nghề này nếu học trái chuyên ngành. 

Về mặt thái độ, tính cách, nhân viên kinh doanh phải là người có thái độ cầu tiến, tính cách hòa nhã, thân thiện, kiên nhẫn. 

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh tại hà nội

Cách tạo CV nhân viên kinh doanh

Việc tạo CV hiện nay rất dễ dàng với các công cụ tạo  CV trực tuyến, miễn phí. Tùy vào từng ngành nghề, bạn có thể có những mẫu CV phù hợp. Bạn cũng có thể tạo CV bằng các phần mềm như Word, Power Point, Photoshop… Tuy nhiên hãy đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Đầy đủ các phần: Thông tin cá nhân, Mục tiêu nghề nghiệp, Học vấn, Kinh nghiệm, Chứng chỉ, Hoạt động, Kỹ năng
  • Ngắn gọn, rõ ràng: CV không nên dài quá 2 trang
  • Phần mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên kinh doanh cần thể hiện rõ thái độ cầu tiến, tinh thần đam mê với nghề nghiệp. Vì đây được xem là đặc trưng của một nhân viên kinh doanh giàu tiềm năng.
Mẫu CV chuẩn của TopCV phù hợp với nhiều ngành nghề

Tìm việc làm Nhân viên kinh doanh tại TopCV:

Công việc làm nhân viên kinh doanh khá thu hút lao động vì nhu cầu tuyển dụng liên tục và lương thưởng hấp dẫn kéo theo đó là tỉnh lệ cạnh tranh và đào thải cũng khá gay gắt. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề này không chỉ giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp mà còn giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển nhờ những hiểu biết về ngành nghề. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc và có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn!

Video liên quan

Chủ Đề