Tại sao campuchia nghèo

Người Việt Nam hạnh phúc chẳng qua chỉ là cái tồn dư rơi rớt của văn hóa làng xã ngàn năm ngay trong sóng gió cuồn cuộn của thế kỷ XXI. Nếu không tự khai phóng, e rằng trăm năm nữa Việt Nam chưa thoát khỏi cảnh một nước thu nhập trung bình thấp.

Cầu học bằng khát vọng chinh phục là nền tảng để thịnh vượng. Ta còn chờ đến lúc nào?

Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên không chắc đã làm nên một quốc gia, một dân tộc hùng mạnh, giầu có. Một nền quản trị công tốt, chính sách vĩ mô tốt, một quốc gia hùng cường không thể bắt đầu từ những tồn đọng trong quá khứ.

Tại sao chúng ta nghèo?

Khi xưa ở Trung Quốc, ông Mạnh tử nói rằng: “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên”; sau, cũng lại người Trung Quốc khẳng định rằng “Dân dĩ thực vi thiên”. Oái oăm thay, những câu đó lại đúng với người Việt Nam.

Chúng ta là một dân tộc nông nghiệp là chính, bị dằn vặt và lo âu bởi hạt lúa, củ khoai. Rất chua xót, nhưng khó có thể phủ nhận được rằng chúng ta ưu tiên trước nhất và gần như dành cả cuộc đời công dân của mình để lo miếng ăn cho mình và gia đình.

Tại sao chúng ta nghèo? Ảnh minh họa: vneconomy

Như thế tự bản thân đã "gông cùm" chính tư duy, lòng khám phá và khát vọng chinh phục của mình. Mắt chỉ nhìn dạ dày của mình thì làm sao có tư duy mới, làm sao nghĩ tới triết học, hay “bay những chân trời chưa có người bay” – như ý thơ của nhà thơ Trần Dần?

Vì cái ăn có thể làm được tất thẩy, còn cái ăn thì còn sinh tồn, điều này làm tôi bất giác nghĩ đến lời nhân vật Hamlet “tồn tại hay không tồn tại” - William Shakespeare. Có thật chúng ta tồn tại như một dân tộc giầu khát vọng và một tư duy cởi mở, ham khám phá?

Ồ không! Nền văn minh lúa nước, những đồng bằng, dòng sông, thung lũng nuôi lớn bản làng, nuôi lớn dân tộc này, bảo vệ dân tộc này. Nhưng mặt trái là trói buộc người Việt Nam trong cái khuôn chung- văn hóa làng xã.

Đó là một không gian văn hóa đặc quánh và cô tịch và cái ăn “đo” vị trí con người “một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”. Tư duy sở hữu “tấc đất cắm dùi”, sống với đất đai tổ tiên, bà con chòm xóm khiến ngàn năm người Việt ở ngay ngã ba đường của thế giới [tức là biển Đông] mà không thể trở thành một quốc gia hàng hải, không thể có một đội thương thuyền mạnh.

Với người Việt Nam, biển cả không khác gì một con sông, cho cá cho tôm, nhưng giương buồm ra khơi buôn bán lại là cái gì đó mênh mông, choáng ngợp, bất trắc và đầy nguy hiểm. Đến cả nhà buôn rồi cũng quay về mua đất để cải thiện giai tầng của mình.

“Phi thương bất phú”, không có thương mại biển nghĩa là không có đô thị đúng nghĩa. Không có đô thị, nghĩa là không có được những sinh lực mạnh mẽ cho kinh tế bản địa, trói buộc nó trong tự cung tự cấp. Không có đô thị đúng nghĩa cũng dẫn tới việc chậm thích ứng với cái mới bao gồm cả tri thức, tư tưởng, và những giá trị văn minh.

Đất đai của Việt Nam chỉ vừa đủ cho người dân sống, đại khái chăm cấy chăm cày thì không phải lo đến cái ăn, nhưng ngược lại cũng khó giầu. Kinh tế, tư duy làng xã cũng không cho phép, không mong muốn anh trở thành một cá nhân giầu “xuất chúng”.

Theo dòng lịch sử ta thấy sự thịnh vượng của vương triều Đại Việt đều phải trông đợi vào sự cân bằng trong chính sách ruộng đất.  Khi chính sách không thể giữ sự cân bằng, xã hội phát sinh biến động đỉnh cao là các cuộc khởi nghĩa nông dân. Và trong các cuộc khởi nghĩa nông dân, kinh tế nông nghiệp lại bị tàn phá, những người làm kinh tế giỏi nhất ở nông thôn sớm trở thành những "nạn nhân" đầu tiên.

Tất cả tạo nên cái vòng luẩn quẩn khiến nông thôn Việt Nam không thể bứt ra được cái nghèo truyền thống và khá thơ mộng với mái nhà tranh và đồng lúa chín vàng.

Các nước phương Tây, nền văn minh của họ là sự Phục hưng văn minh Hi – La. Nhận ra được những chân giá trị, cốt lõi của văn hóa – văn minh, người phương Tây mới buôn bán chinh phục khắp thế giới, riêng ở Á Châu các công ty Đông Ấn từng mọc lên như nấm. Tại Châu Á, thời cận – hiện đại, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã khai phóng chính mình, rũ bỏ đi những thủ cựu, lạc hậu của văn hóa Á Đông “bơi nổi hưởng lạc cùng văn minh phương Tây” – lời Fukuzawa Yukichi.

Còn ta, ta hài lòng với chính ta. Người Việt Nam hạnh phúc chẳng qua chỉ là cái tồn dư rơi rớt của văn hóa làng xã ngàn năm ngay trong sóng gió cuồn cuộn của thế kỷ XXI. Nếu không tự khai phóng, e rằng trăm năm nữa Việt Nam chưa thoát khỏi cảnh một nước thu nhập trung bình thấp.

Cầu học bằng khát vọng chinh phục là nền tảng để thịnh vượng. Ta còn chờ đến lúc nào?

Quỳnh Mai, Kim Duyên

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Việt Nam ông Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại buổi họp Thường vụ Quốc hội hôm 11/1 rằng trong khu vực Việt Nam chỉ còn hơn Lào và Campuchia.

Mặc dù phát biểu của ông Dũng không nói chính xác đến lĩnh vực nào nhưng bộ phận đông dư luận bày tỏ sự không bằng lòng với nhận định trên.

Nguyên văn câu nói của ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng như sau:

“Năm 2017, chúng ta mới đạt thu nhập bình quân là 2.385 USD, trong khi Trung Quốc đã là 8.000 USD và mục tiêu đến năm 2020 sẽ là 10.000 USD.

Đó là Trung Quốc chứ chưa kể đến Singapore, Malaysia... Trong khu vực, chúng ta chỉ còn hơn Lào, Campuchia. Nếu thu nhập bình quân mỗi năm chỉ tăng có 170 USD như năm 2017, không biết bao giờ VN mới đuổi kịp các nước."

Nhận định về sự so sánh này, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng mặc dù không rõ ông Dũng muốn so sánh lĩnh vực gì để thấy Việt Nam hơn Lào và Campuchia, nhưng ông cho rằng đây là một sư so sánh không thực tế:

"Câu đó nó vô thưởng vô phạt và ở Việt Nam 3 năm nay người ta bắt đầu có xu thế vác Việt Nam ra so sánh với Lào và Campuchia vì cảm thấy mình đuối sức hay tụt hậu gì đó.

Vấn đề là không phải chuyện đi so sánh với Lào hay Campuchia bởi vì điều đó rất vô duyên. Ngay cả so sánh Việt Nam với Singapore cũng là vô duyên. Bởi vì mỗi một nền kinh tế đều có các yếu tố rất khác nhau kể cả về nguồn lực, các yếu tố về năng lực cạnh tranh, các yêu tố năng suất.  Tóm lại, những ngôn ngữ đó nếu nói cho vui thì được còn nếu với tư cách là một chuyên gia hay một người am hiểu về kinh tế khi đưa ra so sánh đó người ta phải có bằng chứng thiết thực."

"Nếu nước bạn Lào và Campuchia mà có hơn 2.000km bờ biển như nước ta thì sẽ hơn những gì nước ta đang có nhiều. Vậy thực ra ta còn kém 2 nước bạn."
- Trương Khắc Tình - người dân

Một số ý kiến trên mạng suy đoán có thể ông Dũng đang so sánh thu nhập bình quân của Việt Nam với Lào và Campuchia. Tuy nhiên chuyên gia Vũ Đình Ánh cho rằng giả sử đây là so sánh về thu nhập bình quân thì vẫn khập khiễng bởi vì một nền kinh tế cần được nhìn nhận từ nhiều mặt chứ không chỉ là một con số tương đối:

"Nếu bây giờ chỉ căn cứ vào một con số ví dụ như quy mô GDP trên đầu người thì nó cũng chỉ là một con số tương đối thôi. Chưa kể bây giờ GDP đó lại tính trên danh nghĩa chứ không phải tính trên so sánh sức mua chẳng hạn."

Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức trong bộ máy Nhà nước mang Việt Nam ra để so với hai nước Lào và Campuchia. Cách đây 3 năm về trước, cũng chính ông Nguyễn Chí Dũng lúc đó còn là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, đã nói rằng chỉ 3 đến 5 năm tới thu nhập người Việt sẽ bị Lào, Campuchia, Myanmar vượt qua.

Ông Vũ Đình Ánh cho rằng nếu Việt Nam muốn so sánh cũng không nên so với Lào và Campuchia:

"Ở một vài khía cạnh nào đó thì có thể họ có điểm sáng nào đó, nhưng nếu xét về mặt sức mạnh kinh tế, kể cả sức mạnh hiện tại cũng như tiềm năng phát triển thì Việt Nam nếu có so sánh trong khu vực thì phải so với Thái Lan hay Malaysia hay Indonesia. Chứ chẳng ai đi so sánh với Lào, Campuchia hay kể cả với Myanmar."

Còn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên Hiệp Quốc, lại cho rằng người đứng đầu ngành Kế hoạch Đầu tư muốn nhắm đến năng suất lao động giữa Việt Nam, Lào và Campuchia:

"Đó là nhận định về năng suất lao động của Việt Nam mà Tổng Cục Thống kê đưa ra. Tuy nhiên nhiều chuyên gia không đồng ý với cách tính năng suất lao động là lấy GDP chia cho dân số như vậy tức là thiếu căn cứ khoa học rõ ràng. Người ta chỉ có thể nói về năng suất lao động ở tầm doanh nghiệp hoặc ở tầm từng ngành một. Chứ bây giờ nói về năng suất lao động Việt Nam với tỷ lệ nông nghiệp như vậy thì tôi nghĩ điều đó sẽ còn gây tranh cãi."

Ngân hàng Thế giới World Bank vừa rồi cho biết là năng suất lao động của Việt Nam trong giai đoạn từ 2007-2016 tăng bình quân 4,2%/ năm. Con số này cao hơn Campuchia là 4,1% nhưng thấp hơn Lào với 5,3%/năm.

Trong một vài lần nói chuyện với RFA trước đây, một số chuyên gia cũng nói rằng Việt Nam đang có dấu hiệu thua Lào và Campuchia, đặc biệt trong hai lĩnh vực kinh tế và giáo dục.  Lúc bấy giờ Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với chúng tôi:

“Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Campuchia và của Lào cao hơn Việt Nam những năm gần đây. Campuchia tăng trưởng khoảng 7 – 8%. Trong khi đó Việt Nam năm ngoái chỉ tăng 6,21%, quí 1 năm nay tăng 5%.

Cái thứ hai, số doanh nghiệp tư nhân của Campuchia thì cũng cao hơn Việt Nam.

Campuchia cũng ít, hay hầu như không có những doanh nghiệp nhà nước lớn như Việt Nam kinh doanh vào những lĩnh vực có tính chất thương mại.

Lào có nhiều tài nguyên, nhất là tài nguyên thuỷ điện. và Lào đang cố gắng hướng đến sự phát triển mạnh mẽ.”

"Việt Nam 3 năm nay người ta bắt đầu có xu thế vác Việt Nam ra so sánh với Lào và Campuchia vì cảm thấy mình đuối sức hay tụt hậu gì đó."- Chuyên gia Kinh tế VŨ Đình Ánh

Trên trang web của RFA, nhiều người dân tỏ ý không bằng lòng với phát ngôn của ông Nguyễn Chí Dũng vì họ cho rằng Việt Nam thực chất đã thua Lào và Campuchia. Một người có nick John Doe gửi từ Hà Nội, nói như sau:

"Bây giờ mà nói hơn Campuchia là thiếu thông tin rồi đó. Campuchia đã bỏ thu phí đường bộ rồi. Campuchia đã đa đảng rồi. Lúa gạo Campuchia ngon hơn lúa gạo Việt Nam. Không tin về An giang coi dân ở đó mua gạo của nước nào để ăn. Tội nghiệp quá dân tộc Việt Nam!"

Một người khác có tên Đỗ Bù phản đối nhận định của ông Dũng:

"Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nói rằng Việt Nam chỉ còn hơn Lào và Campuchia ,mà hơn về cái gì? Việt Nam chắc chắn là không làm nổi con ốc vít mà nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu. Ở xứ Lào để xe đi vào chợ đi ra không mất còn ở Việt Nam dựng xe vào nhà trong tích tắc trở ra mất tiêu.Dân Việt Nam du lịch qua Campuchia mua đồ cắt móng tay chân đem về xài vì Việt Nam toàn đồ dởm .Vậy nói hơn là hơn về cái gì? Chắc nói hơn ở chỗ Việt Nam ăn cắp, giựt dọc nhiều hơn Lào và Campuchia chắc?"

Một bạn có tên Trần Hoàng khẳng định nếu muốn so sánh thì Campuchia đã vượt mặt Việt Nam:

"Bên họ không còn BOT, dân đi đường không còn đóng phí như vậy là hàng hóa của họ sẽ rẻ hơn.

Còn chúng ta xây cả đống BOT, thậm chí luật quy định BOT cách nhau 70km thì vẫn có những BOT cách nhau 50km, hàng hóa chúng ta sẽ đắt hơn không thể cạnh tranh với họ được!"

Một người khác có tên Trương Khắc Tình đưa ra một bình luận được hàng trăm người “thích”:

"Nếu nước bạn Lào và Campuchia mà có hơn 2.000km bờ biển như nước ta thì sẽ hơn những gì nước ta đang có nhiều. Vậy thực ra ta còn kém 2 nước bạn."

Cũng giống với ý kiến của một bộ phận dư luận mà chúng tôi vừa trích dân, rất  nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra những bài phân tích lý do vì sao Việt nam đang thua Lào và Campuchia. Thậm chí, trong một bài đăng tải trên báo Một Thế giới viết rằng: “Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo, không còn là nguy cơ nữa mà đã thành hiện thực và cái danh sách thua kém ngày càng dài ra.”

Tuy nhiên hai nhân vật chúng tôi có dịp tiếp xúc nói rằng không nên có sự so sánh khập khiễng giữa các nước với nhau vì mỗi quốc gia đều có thế mạnh và điểm yếu riêng mà không thể đánh giá qua một phép toán.

Video liên quan

Chủ Đề