Tại sao cần phải tiết kiệm

Bạn chưa từng có một khoản tiền tiết kiệm hoặc luôn phải tất toán khoản tiền tiết kiệm của mình sớm hơn thời hạn vì… thiếu tiền trang trải? Cùng Prudential tìm hiểu 4 lý do khiến chúng ta mãi tiết kiệm nhưng không thành công nhé!

Những màn rủ nhau đi ăn uống, mua sắm tẹt ga sau giờ làm, đặt trà sữa từ các ứng dụng công nghệ là “kịch bản” thường thấy ở nhiều người trẻ chưa có gia đình. Vì “tôi đã vất vả cả tháng, tôi cần hưởng thụ thành quả lao động mình làm ra” nên đôi ba trăm ngàn hoặc cả triệu đồng bay đi trong tích tắc ngay sau khi lương vừa “về với ví”.

Chưa kể, trả nợ cho thẻ tín dụng hay những khoản đã vay mượn trong tháng cũng khiến bạn không còn dư đồng nào để mà tiết kiệm. Mọi lý do được đưa ra để tự bào chữa cho việc không thể quản lý tài chính đều nghe có vẻ rất chính đáng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, bạn cần xác định rõ vị trí xã hội của bản thân cũng như mức chi tiêu phù hợp với vị trí thay vì “vung tay quá trán” và rơi vào tình trạng “rỗng túi”, phải đi vay mượn. Chẳng hạn, nếu bạn là một nhân viên văn phòng với thu nhập khoảng 10 triệu/tháng, bạn không nên mua những món đồ đắt tiền, ăn chơi ở những hàng quán sang trọng như một trưởng bộ phận có mức lương 30-40 triệu/tháng. Một điều nữa mà mọi người cần nhớ khi tiết kiệm đó chính là đừng nhầm lẫn về thứ tự của việc tiết kiệm và chi tiêu. Nguyên tắc đúng chính là "tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm" chứ không phải "tiết kiệm những khoản còn lại sau khi tiêu".

Đối với những bạn yêu thích mua sắm, việc quản lý “cảm hứng” sắm sửa đồ đạc theo nguyên tắc “30 ngày yêu” sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi tiêu. Theo như nguyên tắc này, khi bạn yêu thích một món đồ gì đó, hãy khoan sở hữu nó một cách vội vàng và chờ đợi xem sau 30 ngày nữa liệu bạn có còn thích món hàng này hay không. Thêm vào đó, việc chờ đợi 30 ngày biết đâu sẽ khiến bạn tìm được những chỗ bán món hàng này với mức giá “hời” hơn hay săn được một chương trình khuyến mãi nào đó bất ngờ.

Thực ra, thu nhập thấp không phải “thủ phạm”, mà chính thói quen “làm đồng nào xào đồng nấy” và suy nghĩ “mình không thể tiết kiệm được” mới khiến bạn không thể tiết kiệm.

Để bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, bạn cần nắm rõ số tiền bạn kiếm được và số tiền cần chi tiêu hàng tháng. Sau khi viết ra tổng thu nhập mỗi tháng, hãy ước tính tất cả các khoản cố định bắt buộc phải chi cho nhà ở, điện nước, thực phẩm, phương tiện đi lại… Sau đó, lấy số tiền mình có trừ đi số tiền phải chi để thấy khoản tiền tối đa mà bạn có thể để tiết kiệm được.

Bạn cũng có thể áp dụng công thức quản lý tài chính “6 cái lọ” [JARS system] của  Harv Eker - người sáng tác 2 quyển sách bán chạy trên toàn thế giới là "Bí mật tư duy triệu phú" và "Làm giàu nhanh".* Phương pháp JARS chia thu nhập hằng tháng của bạn vào 6 chiếc lọ. Mỗi lọ sẽ có tên và chức năng nhất định gồm nhu cầu thiết yếu [55%], giáo dục [10%], hưởng thụ [10%], tự do tài chính [10%], tiết kiệm dài hạn [10%] và giúp đỡ người khác [5%]. Mỗi khi có tiền [lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào…], bạn hãy chia khoản tiền này vào 6 cái lọ. Việc này cần được thực hiện đều đặn hằng ngày, hằng tháng như một thói quen.

Nếu các khoản bắt buộc phải chi của bạn quá lớn, chiếm bằng hoặc thậm chí nhiều hơn mức thu nhập của bạn khiến tháng nào bạn cũng chật vật vay mượn, bạn nên nghĩ đến phương án gia tăng thu nhập. Đây là con đường duy nhất để bạn có thể tiết kiệm sau khi đã chi các khoản tối thiểu cho nhu cầu thiết yếu. Bạn có thể yêu cầu tăng lương, tìm kiếm một công việc lương cao hơn hoặc tìm việc làm bán thời gian và cân nhắc bán hàng trực tuyến. Thêm vào đó, chúng ta thường có suy nghĩ sẽ bắt đầu tiết kiệm sau này hoặc khi tài chính đủ dư dả. Song khái niệm “sau này” hoặc “đủ dư dả” lại là những khái niệm mang tính chất định tính, nếu chờ đến khi sẵn sàng mới bắt đầu, bạn sẽ không bao giờ bắt đầu cả. Hãy tập bắt đầu tiết kiệm từ những con số nhỏ nhất và nhân nó lên theo thời gian bởi lẽ “tích tiểu” sẽ luôn “thành đại”. Chưa kể, việc hình thành và nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm sẽ giúp bạn xây dựng được một tính cách tốt cho việc quản lý tài chính cho mai sau. Đừng bao giờ xem thường những sự khởi đầu nhỏ lẻ, bạn nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết giúp bạn tiết kiệm mỗi tháng một cách hiệu quả

Thay vì lo nghĩ “lạm phát sẽ khiến đồng tiền của bạn mất giá”, hãy tiết kiệm theo cách thông minh hơn. 

Các chuyên gia tài chính cá nhân đều khuyên: “Cách giữ tiền tốt nhất chính là để tiền làm việc cho bạn”. Do đó, nếu có một khoản tiền “rảnh rỗi”, thay vì cất tiền trong tủ sẽ khiến đồng tiền trượt giá, bạn có thể lập một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao tại ngân hàng uy tín hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán để “tiền đẻ ra tiền”.

Bạn nên chọn các kỳ hạn gửi tiết kiệm có lãi suất tối ưu, gửi trực tuyến để giảm chi phí đi lại. Còn khi đầu tư chứng khoán, hãy theo dõi diễn tiến của thị trường thật sát sao để có quyết định rút về hoặc đầu tư tiếp kịp thời.

Ngoài ra, tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng là một kênh đầu tư sinh lời cho khoản tiền “rảnh rỗi”. Tất nhiên, bạn nên chọn các đối tác, công ty bảo hiểm lớn, có uy tín để yên tâm trao gửi tài sản của mình. Bạn sẽ không chỉ nhận về được tiền lãi, mà còn được bảo hiểm nhiều hạng mục khác, tương ứng với từng loại bảo hiểm mà bạn đang mua.

Các giải pháp tài chính bảo vệ và hỗ trợ toàn diện trước rủi ro

> Tìm hiểu: Bảo hiểm nhân thọ là gì cho người mới tham gia

“Mỗi người chỉ có một cuộc đời, một tuổi trẻ, không ăn không hưởng còn chờ đến bao giờ”, đây là một trong những suy nghĩ sai lầm khiến bạn không bao giờ có được khoản dành dụm nào. Sẽ rất khó để vững lòng tiết kiệm, nhất là khi xung quanh bạn không ngừng có những cám dỗ, những ham muốn kích thích bạn tiêu tiền: một món đồ công nghệ mới ra, đồ thời trang “đu trend” hay những lời mời gọi ăn chơi của hội bạn bè… Hãy giữ cho mình một “cái đầu lạnh”, tỉnh táo trước những cám dỗ và tránh xa hết mức có thể nhé

Có rất nhiều lý do để tiêu tiền, nhưng chỉ có một lý do để bạn có động lực tiết kiệm: tương lai. Bạn có nhu cầu mua nhà, mua xe, đầu tư cho con cái, hay chỉ đơn giản là sẽ chủ động tài chính trong trường hợp rủi ro, đau ốm hoặc những biến động của cuộc sống. Những điều đó sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiết kiệm. Hãy thay đổi thói quen chi tiêu, suy nghĩ về tiết kiệm đồng thời thực hiện ngay bây giờ. “Góp gió thành bão”, đến một thời gian nhìn lại, bạn sẽ có một số tiền không nhỏ trong tài khoản để dành cho những hoạch định tương lai đấy!

Vì sao phải tiết kiệm tiền làm gì, tiền làm ra là để tiêu xài. Lúc mới đi làm kiếm tiền, Thảo làm đồng nào xào đồng đó. Làm được bao nhiêu, tiêu hết mấy nhiêu.

Lúc này, Thảo còn thấy ác cảm với những ai có tính tiết kiệm vì cho rằng tiết kiệm đồng nghĩa với khó tính.

Có lẽ rất nhiều bạn trẻ cũng đã từng trải qua tình huống giống như Thảo. Vì còn trẻ, còn khỏe dù sao đi làm là kiếm được tiền nên nghĩ việc tiết kiệm không cần thiết.

Đến khi biết quản lý tiền thì Thảo mới thấy tiết kiệm rất quan trọng. Rốt cuộc, tiết kiệm quan trọng đến mức nào, vì sao phải tiết kiệm tiền?

Tiết kiệm tiền có quan trọng không?

Vì sao phải tiết kiệm tiền và lợi ích của việc tiết kiệm nằm ở rất nhiều lý do khác nhau, trong đó bao gồm cả việc giảm stress.

Trong bài viết này, Thảo bật mí cho bạn 15 lý do tại sao phải tiết kiệm tiền. Hãy chắc chắn rằng bạn đọc hết bài này vì tất cả đều là những lý do quan trọng để tiết kiệm tiền.

Bạn có thể tự hỏi rằng vì sao phải tiết kiệm tiền và liệu bạn có nên tiết kiệm tiền hay không. Câu trả lời là: bạn chắc chắn nên tiết kiệm!

“Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”

Cho dù bạn đang tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp, để mua nhà hay để tự do tài chính, đều là những cái cớ để bắt đầu tiêu tiền một cách hợp lý. Có vô số lý do để tiết kiệm tiền và bạn chỉ cần tìm những lý do tạo động lực cho chính bạn.

Người nghèo mới cần tiết kiệm?

Nếu bạn cho rằng chỉ những người nghèo mới nên tiết kiệm tiền thì bạn nhầm rồi nhé.

Warren Buffett là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới với khối tài sản trị giá 83 tỷ đô la.

Buffett lại có lối sống rất tiết kiệm. Ông không bao giờ tiêu quá 3,17 đô la cho bữa sáng. Vì sao tỷ phú lại phải tiết kiệm tiền trong khi ông có rất nhiều tiền?

Buffett rất coi trọng tiền bạc. Những người giàu có như Warren Buffett có thói quen tiết kiệm tiền ăn sâu vào máu. Họ kiểm soát chi tiêu của mình để gia tăng sự giàu có ngay cả khi “của ăn ba đời cũng không hết”.

Những niềm vui của Buffett thường không liên quan đến tiền. Chẳng hạn đọc 500 trang sách mỗi ngày, tập thể dục, chơi bài với bạn bè, âm nhạc…

Vì sao phải tiết kiệm tiền -Thoát khỏi nợ

Nợ nần là do chúng ta đã tiêu số tiền mà mình không có.

“Mỗi lần bạn vay tiền, bạn đang cướp đi tương lai của chính mình.” – Nathan W. Morris

Nếu muốn thoát khỏi nợ nần, bạn phải biết tiết kiệm tiền. Càng tiết kiệm được nhiều tiền thì càng nhanh chóng trả nợ sớm.

Nếu bạn phải tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng cho mọi trường hợp khẩn cấp thì bạn sẽ không bao giờ trả hết nợ.

Tiết kiệm tiền cho tương lai

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền.

Nếu chúng ta học được bất cứ điều gì từ đại dịch covid thì  đó là tương lai là không thể đoán trước.

Bạn không bao giờ có thể biết được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai, trong một tháng hoặc trong một giờ tới. Có một số biến cố khi nói về tương lai: trường hợp khẩn cấp, nghỉ hưu, mất việc làm.

Lập kế hoạch cho tương lai và đặc biệt là những trường hợp khẩn cấp là lý do tại sao phải tiết kiệm tiền.

Vì sao phải tiết kiệm tiền -Chi phí hàng năm

Để có cuộc sống tài chính tốt, không bị căng thẳng, bạn cần phải tiết kiệm cho các khoản chi tiêu hàng năm. Các khoản chi tiêu có thể bao gồm tiền cho quà tặng, kỳ nghỉ, bảo dưỡng xe, sửa chữa nhà, sửa chữa thiết bị,…

Nghiên cứu xã hội ở Anh cho thấy:

84% người  lo lắng về những thay đổi trong chi phí sinh hoạt trong 6 tháng tới. Trong đó 39% người được hỏi tỏ thái độ rất lo lắng.

Cách tốt nhất để quản lý các loại chi phí này là tiết kiệm, dành dụm tiền từ trước. Có sẵn tiền mang đến sự an tâm cho bạn.

Vì sao phải tiết kiệm tiền -Chi phí không lường trước

Nhiều bạn trẻ mới ra trường, lương mỗi tháng chỉ 5-7 triệu. Mỗi chuyện trả tiền thuê nhà, ăn uống sinh hoạt thôi là đã hết tiền rồi. Đôi tháng nhiều đám tiệc có khi còn bị âm, phải xin bố mẹ thì làm sao mà tiết kiệm.

Trong tương lai, nhiều tình huống xui xẻo, không mong muốn nhưng có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Một thành viên trong gia đình có thể gặp vấn đề về sức khỏe, đi cấp cứu, tai nạn giao thông, xe bị hỏng hóc hay thời tiết khắc nghiệt có thể làm vỡ đường ống nước trong nhà, hoặc phải bay đến đám tang của một người thân…

Bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào trong số này đều cần đến tiền ngay lập tức. Tất cả chúng ta đều biết rằng thỉnh thoảng mình sẽ gặp phải một số tình huống như vậy.

Bạn sẽ làm gì nếu chiếc xe của bạn cần sửa chữa tốn kém? Bạn có sẵn vài chục triệu đến vài trăm triệu trong tay không?

Điều gì sẽ xảy ra nếu ngôi nhà cần sửa chữa?

Bạn không thể lúc nào cũng trông chờ vào vay ngân hàng cho những việc linh tinh như vậy. Tốt hơn hết là bạn nên lường trước tình huống xấu nhất và tiết kiệm một khoản tiền dự phòng.

Tiết kiệm phòng khi bị mất việc

Trong thời điểm tốt, mọi người đều nghĩ rằng công việc của họ rất ổn định và được đảm bảo. Tuy nhiên, trong thời điểm khủng hoảng, dịch bệnh, bất kỳ ai cũng có thể bị sa thải.

Bạn có thể đột ngột bị mất việc hoặc công việc kinh doanh của bạn gặp khó khăn. Bạn sẽ cần có tiền tiết kiệm để sống sót qua giai đoạn khó khăn đó.

Sống bằng vay mượn có thể nhanh chóng làm cho tình hình tồi tệ hơn. Khi không có thu nhập còn phải vay mượn thì áp lực trả nợ về sau càng lớn.

Ngay từ khi kiếm được tiền, Bạn nên tiết kiệm từ 3 đến 6 tháng thu nhập của mình để dự phòng cho những tình huống bất ngờ này. Bao gồm đau ốm, tai nạn, mất việc, thiên tai…

Tiết kiệm tiền để nghỉ hưu

Nghỉ hưu là một giai đoạn mà ai cũng trải qua trong tương lai nếu chúng ta sống đủ thọ.

Nghỉ hưu là một sự kiện có thể đoán trước được, nhưng bạn không biết mình sẽ ở trong hoàn cảnh nào và cuộc sống lúc đó sẽ như thế nào.

Mặc dù một số người có lương hưu của nhà nước, nhưng lương hưu hầu thường không đủ sống. Tiền ăn uống, thực phẩm ngày càng đắt, tiền điện, tiền nước, tiền xăng, tiền đám tiệc, ma chay cũng không hề nhỏ. Nhiều chi phí y tế, tiền thuốc men khi tuổi già.

Trong khi, tiền lương hưu có thể vài trăm ngàn cho đến vài triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này không nhiều, thậm chí là quá thấp. Nhiều người già phải sống phụ thuộc tài chính vào con cái, người thân hoặc phải đi làm để kiếm tiền.

Vì vậy, dù có lương hưu hay không thì vẫn nên tiết kiệm cho tuổi già ngay từ những ngày còn trẻ. Nghỉ hưu chắc chắn là một trong những lý do chính đáng để tiết kiệm tiền.

Vì sao phải tiết kiệm tiền-mua nhà

Trở thành chủ sở hữu của một ngôi nhà luôn là mục tiêu của rất nhiều người. Sở hữu nhà và những tài sản khác là dấu hiệu tích cực về tài chính.

Tuy nhiên, ngân hàng sẽ chỉ cho vay tiền khi vay trong khả năng trả nợ. Mọi người chỉ được phép vay tối đa 70% giá trị căn nhà.

Số tiền mặt có sẵn phải tương đương tối thiểu 30% giá trị căn nhà đã bao gồm chi phí sửa sang và mua sắm thiết bị.

Do đó, cần phải tiết kiệm được số tiền khoảng 30% giá trị căn nhà mới có thể mua nhà. Chưa kể là sau khi vay mua nhà, còn cần trả góp hàng tháng. Tất cả đều cần tiết kiệm để có tiền.

Vì sao phải tiết kiệm tiền- mua xe

Khi muốn mua một chiếc ô tô mới, bạn sẽ cần có một khoản trả trước để được vay mua ô tô với lãi suất hợp lý. Để nhận được lãi suất ưu đãi, bạn cần tiết kiệm một khoản trả trước lớn nhất có thể.

Chi phí nuôi xe phổ thông dưới 1 tỉ đồng ở thành phố lớn vào khoảng 6-7 triệu/tháng. Bao gồm tiền xăng, tiền bảo dưỡng, tiền gửi xe và các chi phí phát sinh khác.

Đây có thể là gánh nặng với người mua xe chưa có tài chính đủ mạnh, còn mua xe trả góp. Do đó ngay từ khi có ý định mua xe, bản thân mỗi người phải chuẩn bị về tài chính, tiết kiệm tiền không chỉ mua xe mà còn để nuôi xe.

Vì sao phải tiết kiệm tiền -tài trợ cho việc học lên cao

Học lên cao hơn là một lý do chính để tiết kiệm tiền. Nói chung, luôn có những trường hợp ngoại lệ về những người thành công mà không qua trường lớp nào. nhưng đó chỉ là số hiếm khác biệt.

Với số đông những người bình thường, học lên cao sẽ mở ra những cánh cửa cơ hội.

Học lên cao sẽ giúp mọi người thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, học phí để học lên cao ngày càng đắt đỏ.

Có một số chương trình học cấp học bổng, miễn phí học phí cho người học. Nhưng còn những khoản chi phí khác như ăn uống, chổ ở, sách vở, đi lại.

Do đó, ngay cả khi được học miễn phí, bạn có thể không đủ khả năng để học cao hơn nếu bạn không có tiết kiệm. Đây là một lý do khác vì sao phải tiết kiệm tiền

Các khoản tiền tiết kiệm sẽ giúp mọi người tiếp tục học cao hơn mà không cần phải kiếm tiền từ nguồn khác.

Vì sao phải tiết kiệm tiền– cải thiện mối quan hệ

Tiết kiệm tiền lo đám cưới

Đầu tiên, có tiền tiết kiệm giúp trang trải chi phí cho đám cưới.

Đám cưới luôn là một khoản chi lớn. Nhiều cặp đôi phải hoãn đám cưới vì tài chính eo hẹp.

Có người nói rằng đám cưới thì lời chứ không lỗ được. Tất nhiên, khoản tiền mừng cưới có thể dùng để trả các khoản đã chi như bàn tiệc, sân khấu, trang trí…

Tuy nhiên cũng có không ít những khoản chi phí tốn kém khác như váy cưới, nhẫn cưới, ảnh cưới, hoa cưới, xe cưới.

Không lẽ phải chờ đến lúc bóc phong bì mừng cưới mới có tiền để trả cho các dịch vụ trên. Mà cái gì cũng nợ thì e rằng tiền mừng cưới cũng không đủ.

Có được khoản tiết kiệm tích lũy giúp hai vợ chồng tự tin lên kế hoạch cho ngày cưới của mình. Sử dụng tiền tiết kiệm để lo liệu đám cưới thì tốt hơn nhiều so với vay tiền lo đám cưới.

Tiền tiết kiệm giúp cải thiện mối quan hệ

Có tiền tiết kiệm, cặp đôi sẽ bắt đầu cuộc sống hôn nhân mà không phải vướng bận nợ nần.

Theo thống kê ở Canada:

Cứ 9 trong 10 các cuộc tranh cãi giữa vợ chồng là vấn đề tiền bạc. Các cuộc cãi vã này là do không có đủ tiền.

Người chồng hoặc vợ cảm thấy gánh nặng nợ nần và túng thiếu lâu dần sẽ trở nên căng thẳng, tức giận, mất lòng tin. Cuối cùng dẫn đến tan rã mối quan hệ.

Một cuộc khảo sát khác ở Canada cho thấy 57% các cuộc ly hôn là do những căng thẳng về tiền bạc.

Có tiền tiết kiệm là một yếu tố giúp cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền vững hơn.

Các mối quan hệ khác như con cái, anh chị em, cha mẹ và những người thân đều có thể trở nên căng thẳng dưới áp lực của tiền bạc. Nhiều gia đình, anh chị em hoặc cha mẹ với con cái xích mích chuyện tiền nong đến mức không nhìn mặt nhau.

Giảm căng thẳng tài chính

Luôn có những chấn thương rất lớn về mặt tinh thần, tâm lý và thể chất khi sống căng thẳng tài chính, nợ nần liên miên.

Theo các nghiên cứu, căng thẳng tài chính có liên quan đến trầm cảm, lo lắng và các cơn đau tim. Thậm chí là tự sát, nhảy cầu vì không có tiền trả nợ. Do vậy, rất nhiều câu cầy có tên là cầu XÓA NỢ.

Những người không lập kế hoạch tài chính, không biết tiết kiệm sẽ gặp hết chuyện rắc rối này đến rắc rối khác.

Để dự phòng tất cả mọi biến cố, tốt nhất là phải có những khoản tiền dự phòng. Có tiền tiết kiệm giúp bạn có nhiều lựa chọn khi mua nhà, thay đổi nghề nghiệp…

Thêm nữa, bạn không có gì để mất khi tiết kiệm. Tiêu tiền hợp lý giúp mang lại an toàn, tự tin cho tương lai mà thôi.

Vì sao phải tiết kiệm tiền- sống với đam mê

Làm việc 12 tiếng/ngày, không có cuối tuần… để kiếm tiền chắc không còn xa lạ gì với nhiều người.

Thành thật mà nói, không ai thích bị mắc kẹt trong công việc mà mình không thích cả ngày. Ngay cả khi bạn được trả tiền cho việc đó.

Cuộc sống ngắn ngủi và không nên lãng phí khi dành toàn bộ thời gian để làm việc gì đó mà bạn không hứng thú. Đây là lúc tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền phát huy tác dụng.

Tiết kiệm tiền rất quan trọng.

Tài chính vững vàng cho phép bạn rời bỏ công việc nhàm chán, áp lực và bắt đầu một sự nghiệp mà bạn thực sự yêu thích. Được hoàn toàn là chính mình 24 giờ một ngày.

Không còn phải lo lắng về những cuộc điện thoại lúc nửa đêm hay những bình luận tiêu cực của đồng nghiệp.

Tiết kiệm tiền= Hạnh phúc

Theo một cuộc khảo sát 1025 người trưởng thành do Ngân hàng Ally thực hiện, những người càng có nhiều tiền tiết kiệm, họ càng hạnh phúc!

Những người có tài khoản tiết kiệm tự đánh giá mình là “cực kỳ hạnh phúc” hoặc “rất hạnh phúc” so với những người không có tài khoản tiết kiệm.

Đáng chú ý là 57% trong số những người có khoản tiết kiệm từ 100.000 đô la trở lên mô tả bản thân là “rất hạnh phúc” hoặc “cực kỳ hạnh phúc”, so với chỉ 34% những người có số tiền tiết kiệm dưới 20.000 đô la.

Những người được khảo sát đánh giá những lợi ích của việc tiết kiệm tiền mang lại:

  • có khả năng đối mặt với điều chưa biết [92%]
  • cảm thấy tự hào [84%]
  • cảm thấy độc lập [84%]
  • thực hiện được mục tiêu cuộc sống [78%].

Phần lớn những người tham gia [84%] cho rằng việc tiết kiệm tiền mang lại cảm giác hạnh phúc hơn so với việc ăn những thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và có một công việc thú vị.

Tiết kiệm tiền để đi du lịch

Đi du lịch là niềm đam mê của rất nhiều người, trong đó có Thảo. Và đó là lý do vì sao Thảo phải tiết kiệm tiền.

Mặc dù có rất nhiều mẹo du lịch tiết kiệm, thậm chí là đi du lịch miễn phí, nhưng vẫn luôn cần tiết kiệm tiền trước mỗi chuyến đi.

Tiết kiệm tiền để đi du lịch sẽ cho phép bạn tận hưởng trọn vẹn chuyến đi của mình. Bạn sẽ không phải lo lắng liệu mình có đủ khả năng chi trả cho hoạt động này hay ăn uống thứ này thứ kia hay không.

Tiết kiệm tiền để giúp đỡ người khác

Giúp đỡ người khác là một trong những lý do tuyệt vời nhất để tiết kiệm tiền.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính hay chật vật cuộc sống, thì không chắc bạn sẽ có thể giúp đỡ người khác về mặt tài chính.

Tuy nhiên, tài chính của bạn ổn định, có đủ tiền cho từng mục tiêu tài chính, bạn sẽ có nhiều cơ hội để giúp đỡ người khác hơn.

Vì sao phải tiết kiệm tiền- độc lập về tài chính

Tiết kiệm là thói quen của những người độc lập tài chính

Thước đo của sự giàu có là khác nhau, tùy thuộc quan điểm mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, khái niệm giàu có đối với hầu hết mọi người là độc lập về tài chính. Nghĩa là mọi người có quyền tự do lựa chọn hướng đi của cuộc đời mà không quá đắn đo đến tiền nong.

Độc lập về tài chính không giống như trở nên giàu có. Việc không phải phụ thuộc vào việc nhận lương tháng để tồn tại sẽ giúp người độc lập tài chính nhiều lựa chọn.

Khi đạt được tự do tài chính, mọi người có thể nghỉ ngơi bất cứ khi nào họ muốn, nghỉ việc và học lên cao, đổi nghề, bắt đầu kinh doanh của riêng bạn hay đầu tư vào công ty khởi nghiệp.

Tiết kiệm là điều cần thiết để có thể độc lập tài chính hoặc giàu có theo cách nghĩ của bạn.

Bất kỳ ai muốn xây dựng sự giàu có đều phải học cách tiết kiệm tiền. Tiết kiệm tiền đồng nghĩa với chống lãng phí và tăng khoản tiền dư dả.

Có tiền nhàn rỗi cũng giúp bạn đầu tư

Đầu tư giúp tận dụng được sức mạnh vô biên của lãi kép. Nói như ông bà ta là lãi mẹ đẻ lãi con. Bạn sẽ có thêm tiền mà không cần phải làm gì.

Ví dụ: bạn có 100 triệu tiền tiết kiệm đem đi đầu tư chứng khoán. Giả sử lợi nhuận trung bình mỗi năm là 10%/ năm.

Sau một năm số tiền của bạn là 100*[1+10%]∧1=110 triệu

Năm thứ 2 số tiền của bạn là 100*[1+10%]∧2=121 triệu

Năm thứ 3 số tiền của bạn là 100*[1+10%]∧3=133,1 triệu

Năm thứ 10 số tiền của bạn là 100*[1+10%]∧10=259,34 triệu

Năm thứ 20 số tiền của bạn là 100*[1+10%]∧20= 672,75 triệu

Năm thứ 30 số tiền của bạn là 100*[1+10%]∧30= 1744,94 triệu

Giữ tiền mặt có thể bị mất giá do lạm phát, mua đồ đạc sẽ thành tiêu sản, bị khấu hao. Đầu tư là cách duy nhất để giữ gìn sự giàu có thực sự lâu dài.

Đọc thêm: Làm chủ tài chính cá nhân: Đầu tư kiếm lời 20%/ năm với vốn

Chủ Đề