Tại sao chưa đến tháng lại ra máu

Với nữ giới, chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt có thể là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là một hiện tượng bất thường. Điều đáng nói là nguyên nhân gây ra hiện tượng này ở mỗi người không giống nhau. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì nữ giới cũng tuyệt đối không nên chủ quan vì đây vẫn là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe sinh sản.

1. Như thế nào gọi là chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt

Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng bất thường ở nữ giới

Chu kỳ kinh bình thường của nữ giới thường khoảng 28 - 32 ngày, trong đó ngày hành kinh kéo dài khoảng 5 - 7 ngày. Chảy máu giữa kỳ kinh tức là vào khoảng ngày thứ 14 - 16 của chu kỳ bỗng nhiên âm đạo ra máu bất thường. Khi ấy, máu ở âm đạo có thể là những đốm nhỏ rải rác hoặc cũng có thể chảy như khi hành kinh nhưng số ngày xuất huyết ít hơn.

Nếu hiện tượng chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh chỉ là các đốm máu thì thường nó không cảnh báo vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, khi máu ra nhiều, số ngày dài gần như ngày hành kinh thì cần phải xem xét vì đó có thể là nguyên nhân của các bệnh lý bên trong cơ thể.

2. Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt là bị làm sao

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, trong đó điển hình là:

2.1. Nội tiết tố mất cân bằng

FSH, LH, Prolactin là những nội tiết tố giữ vai trò điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Nếu xảy ra sự mất cân bằng của hai yếu tố này thì rất dễ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh dưới dạng là các đốm máu nhỏ. Điều làm nên sự mất cân bằng nội tiết tố thường xuất phát bởi:

- Rối loạn chức năng của buồng trứng.

- Tuyến giáp gặp vấn đề.

- Mới bắt đầu dùng hoặc dừng sử dụng thuốc ngừa thai hay phương pháp tránh thai nội tiết.

Mang thai ngoài tử cung được xem là một biến chứng thai kỳ có thể gây xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh

2.2. Bị viêm nhiễm phụ khoa

Các loại vi khuẩn lậu hay chlamydia có thể lây nhiễm vào đường sinh sản khi quan hệ tình dục không an toàn và gây ra các triệu chứng đau, kích thích, viêm và chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh. Nhiễm nấm có thể làm cho ống âm đạo bị ảnh hưởng và dẫn đến chảy máu, viêm nhiễm vùng kín. Ngoài ra, nữ giới bị viêm vùng chậu cũng có thể bị xuất huyết âm đạo bất thường và đau bụng dưới.

2.3. Âm đạo bị tổn thương

Dù bị tổn thương ở da hay mô âm đạo thì vẫn có thể gây ra hiện tượng chảy máu giữa kỳ kinh. Những nguyên nhân khiến âm đạo bị tổn thương thường là: đưa dụng cụ không phù hợp vào âm đạo, quan hệ tình dục thô bạo, trước khi “yêu” âm đạo không được bôi trơn hoặc bị khô,...

2.4. Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

Phụ nữ ngoài 45 sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Lúc này, nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi theo chiều hướng không ổn định. Chính vì thế mà nhiều người phụ nữ bị chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt hoặc mất kinh.

2.5. Bị rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu có thể gây ra hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các rối loạn chảy máu có thể như sau:

Bị chảy máu giữa kỳ kinh tốt nhất nên khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và chữa trị hiệu quả

- Rối loạn đông máu liên quan đến các bệnh lý: tình trạng này khiến cho các thành phần khác nhau của chức năng máu bị ảnh hưởng từ đó gây ra xuất huyết âm đạo.

2.7. Một số loại bệnh ung thư

Một số ít trường hợp chảy máu giữa kỳ kinh có thể xuất phát từ bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung. Bệnh lý này dễ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 - 50 và triệu chứng đầu tiên của bệnh thường là xuất huyết âm đạo giữa các chu kỳ kinh hoặc khi quan hệ tình dục. Ngoài ra người bệnh cũng có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau khi quan hệ tình dục, ra dịch âm đạo nhiều kèm theo mùi hôi,...

Bệnh ung thư tử cung cũng có thể khiến phụ nữ bị ra máu giữa chu kỳ, nhất là ở những người sau độ tuổi mãn kinh. Với trường hợp phụ nữ trong độ tuổi chưa mãn kinh, nếu bị ung thư cổ tử cung thì ngoài hiện tượng này còn xuất hiện tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng hoặc đau khi “yêu”.

2.8. Bị u xơ tử cung

U xơ tử cung là sự tăng trưởng lành tính của khối u trong thành tử cung. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh không tiến triển ung thư. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể khiến cho vùng xương chậu bị đau nghiêm trọng và chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt kèm theo một số triệu chứng khác như: khó thụ thai, sảy thai, sinh non, đau bụng dưới mãn tính,...

Về cơ bản, hầu hết các trường hợp xuất huyết âm đạo giữa chu kỳ kinh đều xuất phát từ những bệnh lý phụ khoa nguy hại. Vì thế, nữ giới tuyệt đối không được chủ quan khi hiện tượng này xuất hiện.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì hầu hết các trường hợp phụ nữ bị chảy máu bất thường giữa kỳ kinh đều là dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Do đó, khi hiện tượng này xuất hiện, chị em phụ nữ nên chủ động đến gặp bác sĩ phụ khoa thăm khám càng sớm càng tốt.

Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ có các biện pháp kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây chảy máu âm đạo từ đó đưa ra chẩn đoán và có biện pháp điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Tùy từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ can thiệp nội hoặc ngoại khoa sao cho đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế tư nhân được đánh giá cao trong lĩnh vực thăm khám, điều trị các bệnh lý phụ khoa. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp tham gia khám, điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có hệ thống trung tâm xét nghiệm, máy móc kiểm tra hiện đại giúp cho việc khám chữa đạt kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn.

Khi có các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa, chị em phụ nữ có thể đến trực tiếp chuyên khoa sản của bệnh viện để biết chính xác về tình trạng sức khỏe của mình. Ngoài ra, nếu còn vướng mắc nào khác về hiện tượng chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, bạn đọc nữ cũng có thể gọi điện trực tiếp đến Tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng chia sẻ đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết để bạn đọc được rõ.

Chảy máu bất thường giữa hai chu kỳ kinh nguyệt hay chảy máu ngoài kỳ kinh rõ ràng là một hiện tượng không bình thường với chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?

Tình trạng bất thường

Nếu đã là phụ nữ qua tuổi dậy thì và đang trong độ tuổi sinh sản, chắc chắn chúng ta không còn lạ với hiện tượng chảy máu âm đạo trong kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này là bình thường và tháng xuất hiện một lần. Tuy nhiên, sẽ thực sự lo lắng nếu chưa đến ngày chu kỳ thì máu lại chảy ra. Nó có thể không đau rát, số lượng không nhiều, chỉ chút xíu hoặc thấm băng, nhưng để lại một tâm lý rất bất an.

Cần đến bác sĩ khi có bất thường về kinh nguyệt.

Về thực chất, sự chảy máu bất thường này có hai nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra. Nhóm nguyên nhân liên quan đến hormon sinh dục nữ khiến cho sự phát triển của niêm mạc tử cung không bình thường và chảy máu cũng xuất hiện không bình thường. Nhóm nguyên nhân thứ hai liên quan đến các chấn thương cơ học, các tổn thương bệnh lý xuất hiện tại âm đạo làm mất đi sự liền mạch của âm đạo. Sự chảy máu cũng sẽ xuất hiện y hệt như các nguyên nhân liên quan đến hormon.

Tuy nhiên, sự chảy máu âm đạo là bất thường song không phải sự bất thường nào cũng đáng lo lắng. Có sự chảy máu lành tính và có thể bỏ qua, nhưng có sự chảy máu là nghiêm trọng vì những bệnh lý tiềm ẩn bên trong. Vì thế, chúng ta cần biết những điều mà chúng ta phải đối mặt.

Những nguy cơ

Nhóm đối tượng thứ nhất có sự chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt đó là các đối tượng dùng thuốc tránh thai. Có hai loại thuốc tránh thai được bán trên thị trường đó là thuốc tránh thai dài ngày uống cả tháng và thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ uống sau khi quan hệ tình dục. Khi dùng thuốc tránh thai có thể sẽ gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, được thể hiện bằng sự chảy máu giữa hai chu kỳ kinh.

Một đặc điểm của sự chảy máu ở nhóm đối tượng này đó là sự rối loạn kinh nguyệt xảy ra trong 3 tháng đầu tiên khi dùng thuốc. Vì các thuốc tránh thai có bản chất là hormon sinh dục nữ nên các thuốc này dễ dàng tác động làm thay đổi nồng độ các hormone trong cơ thể. Sự thay đổi này là gốc rễ gây ra hiện tượng chảy máu bất thường giữa hai kỳ kinh.

Tuy nhiên, sự chảy máu bất thường do thuốc tránh thai chỉ tác động với chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên hoặc những tháng liền kề ngay sau thời điểm dùng thuốc. Nó sẽ bình ổn trở lại vào những thời điểm xa hơn. Nếu như sau khi dừng thuốc tránh thai 3 tháng trở ra hoặc sau khi đã dùng thuốc được 3 tháng mà chảy máu vẫn xuất hiện thì bạn cần tạm thời dừng thuốc lại và đi khám phụ khoa để đánh giá lại sự thích hợp của thuốc với cơ thể. Dù có thế nào, sự chảy máu ngoài kỳ kinh do thuốc tránh thai cũng được coi là sự chảy máu an toàn và lành tính nhất.

Nhóm đối tượng thứ hai liên quan đến hiện tượng chảy máu này đó là phụ nữ nằm trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh hoặc những phụ nữ bị mới sảy thai. Chúng tôi xếp nhóm này vào chung trong một nhóm là vì những người này đều có chung một cơ chế gây ra chảy máu đó là sự biến động hormon và sự biến động hormon rất lành tính. Có thể nói đây là sự chảy máu cũng không đáng lo.

Sở dĩ ở nhóm phụ nữ tiền mãn kinh có hiện tượng chảy máu âm đạo là vì lúc đó buồng trứng không còn hoạt động đồng nhất. Chúng bắt đầu đi vào giai đoạn thoái hóa. Có trứng thì hoạt động theo chu kỳ nhưng có trứng không còn hoạt động theo chu kỳ. Chúng là nguyên nhân gây ra sự dao động thất thường của các hormon sinh dục nữ và gây ra chảy máu. Song sự chảy máu này không là hiện tượng bệnh lý. Nó sẽ tự hết đi khi chúng ta qua độ tuổi này và bình ổn trở lại. Bạn sẽ giảm chảy máu dần và tiến tới sạch kinh.

Còn phụ nữ mới bị sảy thai cũng có thể chảy máu đó là do cơ thể chưa trở về trạng thái thăng bằng như bình thường. Vẫn còn tàn dư của hormon trong giai đoạn mang thai và chúng ta tiếp tục bị rối loạn kinh nguyệt. Song nó cũng không kéo dài, chỉ chừng 1-2 tháng sau khi xảy thai mà thôi. Bạn cũng không có gì quá lo lắng khi mình nằm trong nhóm đối tượng này.

Nhóm phụ nữ thứ ba là những người bị hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lạc nội mạc tử cung. Hội chứng buồng trứng đa nang là hiện tượng buồng trứng có rất nhiều nang trứng phát triển nhưng không thể to lên và phóng noãn được. Các nang trứng cứ tuần tự gối nhau phát triển nhưng không nang trứng nào chín và giải phóng noãn, hay còn gọi là rụng trứng. Lý do là vỏ buồng trứng quá dày và trứng không thể lớn lên thêm.

Chính sự phát triển nhiều và đồng loạt của các nang trứng mà ở người bị bệnh buồng trứng đa nang, nồng độ hormon sinh dục không đều, không thành chu kỳ và cao thấp thất thường. Có khi lại có quá nhiều hormon sinh dục nữ nhưng có khi lại chẳng có đủ hormon như kỳ vọng. Kết quả là người phụ nữ bị nhóm bệnh này luôn bị rối loạn kinh nguyệt. Khi thì chảy máu giữa chu kỳ kinh khi thì vô kinh. Đây là một dạng chảy máu bất thường giữa hai chu kỳ kinh rất đáng lo, vì nó có thể gây ra vô sinh.

Nhóm đối tượng thứ tư có sự chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh đó là phụ nữ bị viêm loét âm đạo do các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các bệnh này làm nhiễm khuẩn âm đạo, gây viêm loét bề mặt và làm tổn thương mạch máu. Vì thế sự chảy máu hoàn toàn không liên quan gì đến chu kỳ kinh. Bất cứ khi nào có sự tác động hoặc bất cứ khi nào có viêm loét rộng và sâu thì chảy máu xảy ra. Có thể bạn vừa mới sạch kinh nhưng bạn đã lại bị chảy máu ngay đó là các bệnh lý nhiễm mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Hiện tượng chảy máu ngoài kỳ kinh do bệnh lây truyền qua đường tình dục có đặc điểm: bạn phải có quan hệ tình dục không an toàn trước đó, bạn quan hệ với nhiều bạn tình hoặc bạn tình của bạn bị nhiễm bệnh, máu chảy ra thường không rõ ràng và thường kèm theo lẫn khí hư, dịch nhầy của âm đạo. Sự chảy máu bao giờ cũng kèm theo sự ngứa, rát âm hộ, âm đạo. Với sự chảy máu này, chúng ta chỉ cần đi khám phụ khoa và được điều trị là có thể bình ổn lại.

Nhóm người thứ năm có thể bị chảy máu đó là các phụ nữ bị bệnh lý ác tính như ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung. Những bệnh lý này cũng có thể gây ra sự chảy máu thất thường. Những người bị ung thư âm đạo và ung thư cổ tử cung có hiện tượng rối loạn cấu trúc và chức năng tại các bộ phận này. Các khối u phá vỡ cấu trúc bình thường của các cơ quan sinh dục. Chúng làm cho lớp niêm mạc dễ bị tổn thương và dễ bị chảy máu, gây ra viêm loét bề mặt và khiến cho sự chảy máu bất thường diễn ra y hệt như viêm loét âm đạo do các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời, dưới sự tác động của khối u, buồng trứng bị kích thích và bị rối loạn chức năng. Hoạt động chế tiết hormon sinh dục của buồng trứng bị rối loạn gây ra sự chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh. Đây là bệnh lý đáng ngại nhất trong các nhóm bệnh lý gây ra chảy máu ngoài kinh nguyệt. Vì chúng có thể di căn và tác động lên toàn cơ thể, mở màn cho một sự rối loạn toàn cơ thể mà sự chảy máu bất thường mới chỉ là dấu hiệu ban đầu. Chúng cũng có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn ngoài mong muốn.

Nhóm người thứ sáu có hiện tượng chảy máu ngoài kỳ kinh đó là các rối loạn liên quan đến chấn thương âm đạo tử cung như dụng cụ tử cung không thích hợp, giao hợp quá thô bạo. Những tác động này khiến cho chấn thương lớp niêm mạc âm đạo tử cung và gây ra chảy máu. Tuy nhiên, những dạng chảy máu này là không đáng ngại và không tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe hệ trọng. Chỉ cần bạn giải quyết vấn đề dụng cụ tử cung bằng cách đặt lại hoặc tháo bỏ thì chảy máu sẽ hết. Hoặc bạn chịu khó chăm sóc vài ngày và không quan hệ tình dục trong trường hợp chấn thương cũng sẽ lành bệnh.

Xử lý thế nào?

Với các chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh, tùy theo hiện tượng chảy máu, số lượng máu chảy và các dấu hiệu kèm theo, chúng ta có các giải pháp khác nhau.

Nếu lượng máu chảy ra không nhiều và chỉ thấm băng, máu chảy ra màu đỏ tươi, bạn có thể yên tâm đó chỉ là những chấn thương bên trong có thể do quan hệ tình dục gần đây gây ra. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, đôi ba ngày hiện tượng này sẽ hết. Cần vệ sinh cơ quan sinh sản sạch sẽ để tránh nhiễm trùng thứ phát.

Nếu máu chảy ra lại có khí hư, mùi hôi, dịch nhờn nhiều và thậm chí có mủ… là chảy máu do viêm nhiễm đường sinh dục. Có thể do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. Cần vệ sinh sạch sẽ và dùng thuốc kháng sinh điều trị. Hiện tượng chảy máu sẽ hết sau khi bệnh chính được điều trị triệt để. Lúc này viên thuốc đặt phụ khoa rất có tác dụng.

Nếu bạn chảy máu có kèm theo các hiện tượng như mót dặn, mót tiểu thì nguy cơ bạn bị khối u rất lớn. Lúc này bạn cần đi khám tại các cơ sở sản phụ khoa để có hướng xử lý kịp thời.

Nếu bạn chảy máu có liên quan đến các thuốc tránh thai thì bạn có thể yên tâm. Vì một thời gian ngắn sau bạn có thể tự bình ổn trở lại. Nhưng nhớ là không được lạm dụng thuốc tránh thai, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp.

Mọi trường hợp có chảy máu nhiều, chảy máu kéo dài bạn cần đi khám ngay. Lúc này bạn cần được xác định chính xác để xử trí sớm trước khi quá muộn.

BS. Yên Lâm Phúc


Video liên quan

Chủ Đề